Mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn

Mua bán hàng hóa không hóa đơn hành vi bất hợp pháp, trừ những trường hợp được cho phép bởi pháp luật hiện hành. Do đó, việc bị xử phạt mua hàng không có hóa đơn là điều tất cả các bên mua bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với sai phạm mình gây ra.

Mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn

Mua bán hàng không hóa đơn đúng hay sai?

1. Mua bán hàng không hóa đơn có bất hợp pháp không?

Hóa đơn được hiểu là chứng từ do bên bán lập ra, ghi nhận đầy đủ thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, chứng từ này còn là một trong những căn cứ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dùng để lưu trữ thông tin, phục vụ trong quá trình hoạt động của các DN sau này. Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, việc không xuất trình được hóa đơn trong một số hoạt động mua bán hàng hóa có thể khiến các bên bán và mua phải chịu xử phạt hành chính. Tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Điều này đồng nghĩa rằng: các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua. Như vậy, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động mua bán hàng hóa không hóa đơn sẽ bị quy vào hành vi bất hợp pháp và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. \>> Tham khảo: Hóa đơn đỏ là gì?

2. Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn

Mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn

Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn.

Căn cứ vào Điểm 4, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, một số trường hợp mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới đây sẽ được phép không cần có hóa đơn: - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của những người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát hay sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua tài sản, dịch vụ của các hộ hay cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm). \>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Quy định xử phạt khi mua hàng hóa không có hóa đơn

Trừ những trường hợp ngoại lệ, các DN khi mua hàng hóa có trị giá trên 200.00 đồng nếu không có hóa đơn, không thể chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì đều phải chịu xử phạt mua hàng không có hóa đơn. - Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế.

- Nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Theo Công văn 244/TCT-CS ngày 18/01/2013 của Bộ tài chính:

- Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ:

+/ Trong thời hạn 12 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 200.000 đến 2.000.000 đồng

+/ Trong thời hạn 12 – 24 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng .

hcvienktth1

  1. Nếu mua của hộ gia đình, cá nhân có mức doanh thu < 100 triệu /năm

1. Cách xử lý mua hàng không có hóa đơn đầu vào:

Kể từ ngày 02/08/2014 khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. (Mới nhất từ ngày 6/8/2015: Theo Thông tư 96/2015/TT¬BTC ngày 22/06/2015):

VD 1: DN bạn đi thuê nhà của hộ gia đình, cá nhân làm văn phòng:

- Nếu tổng số tiền thuê nhà < 100.000.000/năm hoặc < 8,4 triệu/tháng: Thì bạn phải làm bộ hồ sơ như trên : Hợp đồng thuê nhà, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN.

Cách xử lý khi mua hàng không có hóa đơn đầu vào

- Những hộ gia đình, cá nhân cho thuê tài sản mà tổng số tiền thuê nhà < 100.000.000/năm hoặc < 8,4 triệu/tháng thì: Không phải khai, nộp thuế GTGT, TNCN (chỉ cần nộp thuế môn bài) và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ (Như vậy là không có hóa đơn).

- Nếu tổng số tiền nhà mà > 100.000.000/năm: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê phải khai, nộp thuế. Sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân. Dựa vào hóa đơn đó DN được hạch toán vào chi phí.

VD2: DN bạn đi mua xe ô tô đã sử dụng của cá nhân, hộ gia đình:

- Vì cá nhân bán tài sản đã qua sử dụng (không kinh doanh) thì không phải khai, nộp thuế, nên cơ quan thuế không cấp hóa đơn (Không có hóa đơn).

Như vậy: DN cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như trên: Hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN.

Quan trọng nhất: Là DN phải làm thủ tục sang tên đổi chủ.

- Sau khi đã nộp thuế trước bạ và Ô tô mang tên DN thì DN được trích khấu hao bình thường.

2. Cách hạch toán mua hàng không có hóa đơn đầu vào:

- Sau khi đã xử lý xong việc đưa các khoản chi phí đó vào chi phí hợp lý, thì các bạn căn cứ vào chứng từ thanh toán để hạch toán như chi phí bình thường thôi.

Chú ý: Theo khoản 2.5 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015.

Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân:

- Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

II. Nếu mua của hộ gia đình, cá nhân có mức doanh thu từ 100 triệu /năm trở lên:

- Trường hợp này thì hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải lên cơ quan thuế để nộp thuế, sau đó cơ quan thuế sẽ bán cho 1 hóa đơn bán hàng để đưa cho DN đi thuê.

-> Dựa vào hóa đơn bán hàng đó, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng, phiếu chi thì DN được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Ngoài ra các bạn cần chú ý lại một số điều như sauP:

Nếu DN các bạn mua hàng trong các trường hợp sau:

- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh < 100 triệu đồng/năm.

Tất cả các trường hợp mua hàng không có hóa đơn đầu vào nêu trên. DN muốn được ghi nhận vào chi phí thì phải làm bộ hồ sơ như sau:

- Hợp đồng mua bán.

- Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn).

- Biên bản bàn giao hàng hóa.

- Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Lưu ý:Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật của DN (hoặc người được ủy quyền) ký và chịu trách nhiệm.