Một trong những nội dung nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh TRẮC nghiệm

Câu 6. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh?

A. Phân biệt mục đích chính trị của chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược

B. Chiến tranh là bạn đường thường xuyên của xã hội loài người

C. Kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính

D. Tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Câu 7. Chức năng của quân đội?

A. Là công cụ bạo lực chủ yếu của giai cấp thống trị và Nhà nước

B. Là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội

C. Là lao động sản xuất

D. Là phượng tiện quân sự để đạt mục tiêu chính trị đối ngoại

Câu 8. Nội dung học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN?

A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan

B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân

C. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN

D. Là công việc riêng của lực lượng vũ trang

Câu 9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN?

A. Bảo vệ Tổ quốc là tất yếu khách quan

B. Mục tiêu là bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH

C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của quân đội và công an

D. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại

Câu 18. Phương châm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện nay?

A. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

B. Phát triển mạnh mặt trận Tổ quốc Việt Nam

C. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu được huấn luyện và quản lý tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh chóng theo kế hoạch.

D. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lấy chất lượng là chính

Câu 22. Vai trò của bộ, ngành, địa phương đối với công tác quốc phòng?

A. Là nơi trực tiếp tổ chức, xây dựng thế trận quốc phòng kết hợp với thế trận an ninh.

B. Là nơi chỉ đạo trực tiếp công tác quốc phòng ở cơ quan, địa phương.

C. Là nơi triển khai các kế hoạch sản xuất.

D. Là nơi trực tiếp giáo dục, động viên, tổ chức toàn dân làm công tác quốc phòng

Câu 25. Nhiệm vụ của Bộ, ngành về công tác quốc phòng?

A. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác quốc phòng toàn dân.

B. Chủ trì trong việc đấu thầu các công trình xây dựng.

C. Ra sức phát triển khoa học và công nghệ.

D. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 29. Vị trí của việc xây dựng lực lượng dự bị động viên?

A. Là nhiệm vụ cơ bản nhất, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân.

B. Là xây dựng lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

C. Là quán triệt quan điểm kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.

Câu 31. Dân quân, tự vệ là gì?

A. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác.

B. Là lực lượng phòng thủ dân sự.

C. Là một bộ phận của quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Là một bộ phận của lực lượng vũ trang không thoát ly sản xuất, công tác.

Câu 33. Những người nào có thể và phải tham gia dân quân, tự vệ?

A. Nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.

B. Nam đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ đủ 18 đến hết 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.

C. Nam đủ 18 đến 45 tuổi, nữ đủ 18 đến 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.

D. Mọi công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 34. Việc đăng ký dân quân, tự vệ được tiến hành như thế nào?

A. Ngày 01 tháng 01 hằng năm, tại UBND xã [phường], cơ quan, doanh nghiệp.

B. Ngày 15 tháng 04 hằng năm, tại Ban chỉ huy quân sự xã [phường].

C. Ngày 01 tháng 12 hằng năm, tại UBND xã [phường], cơ quan, doanh nghiệp.

D. Ngày 15 tháng 04 hằng năm, tại UBND xã [phường], cơ quan, doanh nghiệp.

Câu 48. Nhiệm vụ của dân quân, tự vệ?

A. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

B. Hăng hái tham gia lao động sản xuất

C. Là nòng cốt trong phong trào an ninh ở địa phương

D. Là trụ cột của đấu tranh vũ trang ở địa phương

Câu 50. Đặc điểm của dân quân, tự vệ?

A. Là một bộ phân của quân đội

B. Là lực lượng phòng thủ dân sự

C. Là lực lượng vũ trang quần chúng ở địa phương

D. Là lực lượng vũ trang chuyên nghiệp

Câu 53. Chế độ chính sách đối với dân quân, tự vệ?

A. Được khen thưởng, đãi ngộ theo chính sách

B. Được miễn lao động công ích trong thời gian tham gia dân quân, tự vệ

C. Được miễn vĩnh viễn các lao động công ích

D. Bị kỷ luật, xử phạt theo theo luật định

Câu 60. Khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố] là gì?

A. Là tổ chức quốc phòng – an ninh địa phương, theo địa bàn hành chính.

B. Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân.

C. Là tổ chức quân sự theo địa bàn hành chính.

D. Là nơi phát huy sức mạnh của các lực lượng tại chỗ.

Câu 78. Đặc trưng chủ yếu của bạo loạn lật đổ?

A. Là hành động phá hoại của các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước.

B. Là hoạt động thuần túy quân sự.

C. Nhằm lật đổ chính quyền để thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc trung ưông.

D. Là hoạt động vừa vũ trang, vừa phi vũ trang của các lực lượng phản động trong nước

Câu 79. Đặc điểm của hoạt động gây rối?

A. Diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội kích động.

B. Có khi lôi kéo được một bộ phận quần chúng tham gia.

C. Là hoạt động biểu tình có tổ chức.

D. Dễ bị địch lợi dụng để tập dượt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ.

Câu 81. Nội dung chống phá về chính trị tư tưởng của diễn biến hòa bình?

A. Xóa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng.

B. Phá vỡ hệ thống kinh tế nhà nước.

C. Phá vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân, của các tổ chức chính trị xã hội.

D. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 83. Nội dung chống phá về tôn giáo, dân tộc của diễn biến hòa bình?

A. Triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các dân tộc để kích động, mua chuộc, xúi dục.

B. Triệt để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng để truyền bá tư tưởng phản động.

C. Tạo dựng lực lượng đối trọng với Nhà nước; tạo cơ hội nhen nhóm, cài cắm lực lượng và xây dựng tổ chức phản động.

D. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Câu 90. Bản chất của quân đội?

A. Là công cụ bạo lực của giai cấp cầm quyền

B. Là lực lượng duy nhất có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

C. Là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

D. Là lực lượng phòng thủ dân sự

CâuĐáp ánCâuĐáp án

Câu 1ACâu 46B
Câu 2ACâu 47A
Câu 3BCâu 48D
Câu 4CCâu 49B
Câu 5DCâu 50C
Câu 6BCâu 51A
Câu 7CCâu 52B
Câu 8DCâu 53C
Câu 9CCâu 54B
Câu 10BCâu 55A
Câu 11ACâu 56A
Câu 12ACâu 57B
Câu 13BCâu 58D
Câu 14DCâu 59B
Câu 15CCâu 60C
Câu 16BCâu 61A
Câu 17DCâu 62D
Câu 18BCâu 63A
Câu 19DCâu 64D
Câu 20CCâu 65A
Câu 21CCâu 66A
Câu 22CCâu 67D
Câu 23DCâu 68C
Câu 24BCâu 69A
Câu 25ACâu 70B
Câu 26BCâu 71A
Câu 27DCâu 72C
Câu 28BCâu 73C
Câu 29DCâu 74C
Câu 30BCâu 75B
Câu 31ACâu 76D
Câu 32BCâu 77B
Câu 33ACâu 78B
Câu 34ACâu 79C
Câu 35BCâu 80A
Câu 36CCâu 81A
Câu 37DCâu 82C
Câu 38ACâu 83D
Câu 39BCâu 84C
Câu 40CCâu 85B
Câu 41ACâu 86B
Câu 42ACâu 87A
Câu 43BCâu 88A
Câu 44ACâu 89A
Câu 45ACâu 90A

Chu Huyền [Tổng hợp]

Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng 

Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm : những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc ; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân ; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thi kì.

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng 

Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trờị, vùng biển,, hải đảo mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc "cả nước một lòng chung sức đánh giặc", "lấy ít địch nhiều", "lấy nhỏ chống lớn". Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam đã chiến thắng các kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm : xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam ; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam ; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia ; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng 

Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như : những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu ; tính năng, tác dụng, Gấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41 ; tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí lửa ; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lí; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Đối tượng nghiên cứu của môn giáo dục quốc phòng

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh ; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật.

Quý khách có yêu cầu mua lẻ - sỉ số lượng lớn trang phục giáo dục quốc phòng giáo viên và học sinh vui lòng liên hệ qua các cách sau:



Địa chỉ: số 2 ngõ 121 đường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Để tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của môn giáo dục quốc phòng bấm vào ĐÂY


- Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.

1. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng

Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân; về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì.

Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ chống lớn”. Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam đã chiến thắng các kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.

2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quấn sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

3. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết

Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết như: những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lí; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của pháp luật.

Việc nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này.

1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của giáo dục quốc phòng - an ninh. Việc xác định học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây: - Quan điểm hệ thống: Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của giáo dục quốc phòng - an ninh một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học, giữa môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh và môn học khác. - Quan điểm lịch sử, logic: Trong nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh trong sự phát triển của đất nước. - Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc phòng - an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

2. Các phương pháp nghiên cứu

Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của giáo dục quốc phòng - an ninh rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy giáo dục quốc phòng - an ninh được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể. Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, mô hình hoá, giả thuyết... nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh. Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm, diễn tập ... nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh; bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh. Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.

Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cần chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo; tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

1. Đặc điểm môn học
Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông [1961], Giáo dục quốc phòng [1991], trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh, môn học Giáo dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh.

Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung; chương trình, giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.

2. Chương trình

Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, ban hành theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12-9-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ của các cấp học, bảo đảm liên thông, logic; thống nhất Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ cao đẳng, đại học trong một chương trình, với khối lượng kiến thức 8 tín chỉ. Mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm ba phần chính:

Phần 1: Quy định chung

Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy; nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chương trình bao gồm 3 học phần, thời lượng 8 tín chỉ.

Phần 2: Nội dung chương trình

Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng, 3 tín chỉ; Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh, 2 tín chỉ; Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK [CKC], 3 tín chi;

Phần 3: Hướng dan thực hiện chương trình

Căn cứ vào quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện hành, các trường xây dựng chương trình chi tiết môn học phù hợp với quy trình, tiến trình đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo theo học chế, tín chỉ hay niên chế, học phần. Thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian kiểm tra, thi và tham quan. Các trường bố trí thời gian kiểm tra, thi, tham quan ngoài thời gian quy định trong chương trình, theo quy chế đào tạo hiện hành.

3. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Các cơ sở giáo dục phải bảo đảm đủ thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải có sân tập, bãi tập, thao trường. Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.

4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy chế giáo dục đào tạo hiện hành. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần theo quy định; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt nghe giảng lí thuyết trên lớp và thực hành tại thao trường sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình. Đối với hình thức đào tạo theo niên chế: - Điểm tổng hợp đánh giá học phần tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó, điểm thi kết thúc học phần phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần. Điểm học phần phải đạt từ 5 trở lên và làm tròn đến một chữ số thập phân. - Kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là điểm trung bình cộng của điểm các học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ: - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần sau khi nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. - Kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh là điểm trung bình chung tổng các điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; không tính kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh theo điểm chữ.

Sinh viên được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trỏ lên và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh là một trong những điều kiện dể xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học.