Mot năm lam cong ty dư dươc bao nhiêu tiền năm 2024

Tôi còn 4 ngày phép năm 2023 và không có kế hoạch nghỉ tiếp, vậy hết năm mà tôi vẫn còn dư phép năm thì công ty có trả tiền cho tôi trong những ngày đi làm này?

Luật sư tư vấn

Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm (thực tế thường gọi là ngày nghỉ phép năm) thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, thực tế xảy ra các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Người lao động thôi việc, bị mất việc mà còn dư ngày phép năm

Với trường hợp này, công ty phải thanh toán tiền cho những ngày phép năm mà người lao động chưa nghỉ.

Căn cứ khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ phép năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Ví dụ: Lao động A nghỉ việc trong tháng 12/2023; tháng 11/2023 có 22 ngày làm việc, tiền lương tháng 11/2023 của lao động A là 11.000.000 đồng (làm đủ tháng) thì số tiền mà công ty phải trả đối với 4 ngày phép năm còn dư cho lao động A là: (11.000.000/22) x 4 = 2.000.000 đồng.

- Trường hợp 2: Người lao động dư ngày phép năm và vẫn còn làm việc cho công ty

(1) Nếu người lao động xin nghỉ phép năm; tuy nhiên, công ty không duyệt phép năm (vì lý do chính đáng, như đơn hàng nhiều, không có người làm thay...) và người lao động đồng ý làm việc trong những ngày đó thì công ty phải thanh toán tiền lương những ngày phép năm chưa nghỉ.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ phép năm sẽ được công ty trả tiền lương ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày nghỉ hàng năm đối với người lao động hưởng lương ngày).

(2) Trường hợp người lao động không chịu nghỉ phép năm thì công ty không có nghĩa vụ thanh toán cho những ngày phép năm còn dư; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc công ty có chính sách phúc lợi riêng dành cho người lao động thì áp dụng chính sách có lợi đó.

Lưu ý: Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng ví dụ trên đây đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 4 năm. Nếu bạn có thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ với EBH hoặc tổng đài hỗ trợ BHXH Việt Nam 1900 9068 (1000 đồng/phút) để được hỗ trợ tốt nhất. Ví dụ: Chị H nghỉ việc tại Công ty N từ ngày 01/9/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/8/2021, chị H có 08 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 03 ngày. Mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 8/2021 của chị H là 9.600.000 đồng/tháng. Trong tháng 8/2021, số ngày làm việc bình thường là 24 ngày. Theo đó, chị H còn 05 ngày nghỉ phép. Khi nghỉ việc tại Công ty N, chị H sẽ được thanh toán tiền lương chưa nghỉ phép như sau: (9.600.000 đồng/tháng : 24 ngày làm việc) x 05 ngày chưa nghỉ = 2.000.000 đồng.

Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Sửa quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động

Nghị định số 21/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Cụ thể, căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định.

Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.

Loại trừ yếu tố khách quan khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch

Đồng thời, Nghị định số 21/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Đối với trường hợp Ban kiểm soát của công ty chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.

“Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?” Đây là thắc mắc của không ít người lao động bởi việc tính tiền bảo hiểm 1 lần tương đối phức tạp. Sau đây là hướng dẫn cách tính để bạn đọc có thể tự mình tìm được đáp án cho câu hỏi trên.

1. Đóng bảo hiểm xã hội một năm muốn rút 1 lần cần điều kiện gì?

Nếu đóng bảo hiểm xã hội một năm mà muốn rút tiền 1 lần thì người lao động phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

(1) Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.

(2) Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

(3) Ra nước ngoài để định cư.

(4) Mắc một trong các bệnh:

- Bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác do Bộ Y tế quy định

- Các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

(5) Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Người lao động sẽ được được rút BHXH 1 lần ngay khi có nhu cầu nếu đã thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên.

Lưu ý: Người lao động rút BHXH một lần phải hoàn tất thủ tục chốt sổ, gộp sổ BHXH (nếu có nhiều sổ bảo hiểm do làm việc tại nhiều công ty khác nhau) thì mới được giải quyết hưởng tiền BHXH 1 lần.

Mot năm lam cong ty dư dươc bao nhiêu tiền năm 2024
Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?

Số tiền BHXH 1 lần được tính dựa trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm.

Do người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội một năm nên theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của người này sẽ được tính theo công thức chung sau đây:

Tiền BHXH 1 lần

\=

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014)

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm và làm tròn như sau:

  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng làm tròn là ½ năm, lẻ từ 07 - 11 tháng làm tròn là 01 năm.
  • Trường hợp trước ngày 01/01/2014 có thời gian đóng BHXH lẻ tháng thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hằng tháng đóng BHXH của người lao động sau khi đã được nhân với hệ số trượt giá.

Mot năm lam cong ty dư dươc bao nhiêu tiền năm 2024
Cách để biết đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Ví dụ 1: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 02/2019 đến hết tháng 01/2020 với mức lương hằng tháng đóng BHXH là 07 triệu đồng/tháng. Năm 2023, chị A làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (07 triệu đồng x 11 tháng x 1,08 + 07 triệu đồng x 01 tháng x 1,05) : 12 tháng = 7.542.500 đồng

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7.542.500 đồng x 01 năm = 15.085.000 đồng

Ví dụ 2: Anh B đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2012 đến hết tháng 05/2012 với mức lương 04 triệu đồng/tháng. Sau đó lại tiếp tục đi làm và đóng bảo hiểm từ tháng 6/2021 đến hết tháng 12/2021 với mức lương 08 triệu đồng/tháng thì nghỉ việc.

Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (04 triệu đồng x 5 tháng x 1,37 + 08 triệu đồng x 07 tháng x 1,03) : 12 tháng = 7,09 triệu đồng.

Thời gian đóng bảo hiểm trước năm 2014 được cộng dồn sang giai đoạn đóng bảo hiểm từ năm 2014 trở đi.

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7,09 triệu đồng x 01 năm = 14,18 triệu đồng

3. Hướng dẫn tự tính tiền BHXH 1 lần online, trả ngay kết quả

Hiện nay LuatVietnam đã ra mắt Công cụ tính BHXH 1 lần online có thể truy cập được bằng cả máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet giúp người lao động tính toán chính xác số tiền bảo hiểm 1 lần mà mình được nhận chỉ trong vài phút.

Bảo hiểm thất nghiệp 1 năm được bao nhiêu tháng lương?

- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 1 năm thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Ai là người chi trả trợ cấp thôi việc?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định. Theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định.

Lương thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động do một số lý do như hết hạn hợp đồng, hoàn thành công việc, thỏa thuận chấm dứt, người lao động bị kết án tù, người lao động chết, người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động...