Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì

  • 23/09/2021
  • Tác giả:

Kinh doanh trực tuyến đang là mô hình rất HOT trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau ảnh hưởng của đại dịnh Covid-19 thì nó thực sự đã bùng nổ một cách mạnh mẽ. Đã rất nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến để bắt kịp xu hướng của thị trường và đáp ứng thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang dần thay đổi.

Tuy nhiên, việc lựa chọn hay chuyển đổi mô hình kinh doanh vốn là vấn đề quan trọng cần phải cân nhắc và tính toán một cách kỹ lưỡng. Nên đứng trước một mô hình dù đang thu hút được sự quan vẫn có rất nhiều câu hỏi, sự đắn đo giữa việc nên hay không nên lúc này.

1/ Mô hình kinh doanh trực tuyến là gì?

Phần lớn khi nhắc đến mô hình kinh doanh trực tuyến mọi người sẽ cảm thấy xa lạ và khó hiểu hơn. Nhưng nếu nhắc đến mô hình kinh doanh online thì có lẽ sẽ nhiều bạn hiểu ngay lập tức. Đây cũng chính là tên gọi khác của mô hình đang rất HOT này, đây là hình thức kinh doanh hoàn toàn đối lập với mô hình truyền thống. Mọi hoạt động trao đổi, mua bán sẽ được tiến hành thông qua Internet. Cả người bán lẫn người mua, không phải gặp nhau trực tiếp tại các địa điểm bán hàng như trước kia nữa mà vẫn tiến hành các giao dịch một cách thuận tiện.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


Nếu như trước kia, chúng ta muốn mua sắm một mặt hàng nó thì phải đến các địa điểm bán hàng như cửa hàng, showroom, chợ, trung tâm thương mại,… Gặp trực tiếp người cung ứng hoặc nhân viên bán hàng của họ để tiến hành hoạt động mua bán. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của mạng lưới Internet cùng công nghệ - thông tin ngày nay việc mua sắm cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn không cần phải ra khỏi nhà hay đúng hơn là ở bất kì đâu, chỉ cần có các thiết bị kết nối với Internet là hoàn toàn có thể đặt cho mình những sản phẩm theo nhu cầu.

Chỉ với một vài thao tác click chuột, chạm tay và đợi thời gian vận chuyển là bạn đã có thể nhận được những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của mình. Hơn thế, mô hình kinh doanh trực tuyến hiện nay được phát triển trên rất nhiều nền tảng khác nhau. Các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành mô hình này với những sự lựa chọn (kênh bán hàng) tối ưu và phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, đây cũng là một trong những ý tưởng lập nghiệp được rất nhiều bạn trẻ hướng đến trong thời đại ngày nay.

Tham khảo:  Chiến lược kinh doanh: Bí quyết giúp bạn chạm đến thành công

2/ Các yếu tố có trong mô hình kinh doanh trực tuyến

Đã có không ít những cá nhân, doanh nghiệp bước tới được sự thành công khi kinh doanh trực tuyến. Trở thành những tấm gương và hình mẫu điển hình đối với rất nhiều người. Thực tế, ở thời điểm hiện tại chúng ta cũng có thể thấy rất rõ ràng độ HOT của mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, nhiều người đã vội vã bắt tay vào thực hiện, chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến mà chưa thực sự hiểu rõ về nó. Điều này có thể khiến bạn gặp thất bại ngay từ lúc đầu khi chỉ vừa mới triển khai. Vì vậy, trước hết ngoài khái niệm ra thì bạn còn cần phải nắm vững những yếu tố cơ bản trong mô hình này là gì. Trong mô hình kinh doanh trực tuyến sẽ có những yếu tố như sau xuất hiện.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


Yếu tố thị trường tiêu thụ: Cũng giống như bao mô hình khác, kinh doanh online sẽ có thị trường nhất định. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu bạn sẽ xác định đâu là thị trường dành cho mình, đâu là nơi là mình nên hướng đến, đâu là khách hàng tiêm năng. Ngoài ra, thông qua đây bạn còn hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh của mình.

Yếu tố sản phẩm kinh doanh: Đã là kinh doanh thì chắc chắn bạn phải cần một sản phẩm thực tế để tiến hành giao dịch. Dù bạn bán theo hình thức order đi chăng nữa thì cũng phải có định hướng về sản phẩm một cách rõ ràng.

Yếu tố công cụ bán hàng: Không cần đến cửa hàng trực tiếp, tuy nhiên bạn cần phải có công cụ nhất định để triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Đó có thể là cửa hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử hoặc chỉ đơn giản là bạn sử dụng ngay chính tài khoản cá nhân trên mạng xã hội của mình. Ngoài ra, còn có các loại công cụ hỗ trợ để đảm bảo về hiệu quả.

Yếu tố phương tiện truyền thống: Truyền thông, marketing là những yếu tố then chốt trong kinh doanh và ở mô hình này cũng vậy. Để tối ưu về hiệu quả, phủ sóng thông tin sản phẩm, thương hiệu thì bạn cần phải sử dụng đến những phương tiện hỗ trợ nhất định.

Yếu tố chiến lược kinh doanh: Kinh doanh trực tuyến cũng giống như bất kì một mô hình khác nào mà bạn vẫn thường bắt gặp. Để phát triển đúng hướng và hiệu quả bạn không thể làm theo cách “cưỡi ngựa xem hoa” đươc. Lúc này cần phải có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn.

3/ Những thuận lợi khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến

Một sự đối lập rõ nét trong suốt gần hai năm vừa qua giữa kinh doanh offline và online một bên thì gặp khó khăn, một bên thì phát triển không ngừng nghỉ. Thực tế, mô hình kinh doanh trực tuyến vốn đã phát triển trong nhiều năm trước nhưng dưới tác động của đại dịnh thì nó đã bùng nổ một cách đầy ấn tượng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, về bản chất mô hình kinh doanh trực tuyến luôn mang đến rất nhiều điểm thuận lợi khi chúng ta chuyển đổi sang như sau:

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


+ Phủ sóng hình ảnh thương hiệu: Đây là điều có thể nhìn thấy rất rõ, nếu kinh doanh theo mô hình truyền thống hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều. Đơn giản chỉ là những ai đã từng đến, từng ghé qua hoặc họ giới thiệu cho mọi người mới có thể biết. Nhưng trên Internet thì lượng người biết đến bạn có thể gia tăng rất nhanh chóng.

+ Kinh doanh 24/24 giờ: Nếu như bán hàng offline sẽ có sự giới hạn về thời gian thì bán hàng online sẽ ngược lại. Khách hàng của bạn có thể tìm hiểu và đặt mua hàng vào bất kì thời điểm nào trong ngày.

+ Không bị giới hạn về khoảng cách địa lý: Rất nhiều khách hàng dù rất thích sản phẩm của bạn nhưng vì quá xa nên không thể đến mua. Nhưng với mô hình này thì mọi khoảng cách về địa lý đều được xóa bỏ một cách dễ dàng.

+ Tối ưu chi phí đầu tư: Nhiều người thường không biết rằng chi phí đầu tư cho mô hình này thấp hơn rất nhiều so với kinh doanh offline. Nên với những ai có số vốn ít thì họ vẫn thường lựa chọn kinh doanh trực tuyến nhiều hơn là vì vậy.

+ Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng tự động: Người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn, họ sẽ tự mình tìm hiểu về sản phẩm, thương hiệu mà không chịu quá nhiều tác động từ người bán. Với các kênh bán hàng online bạn hoàn toàn có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng tự động khi họ tìm đến.

+ Giảm chi phí hoạt động: Không chỉ chi phí đầu tư thấp mà chi phí hoạt động của mô hình kinh doanh trực tuyến cũng rất “mềm”. Ngay cả khi mở rộng hệ thống bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về điều này.

Bên cạnh đó, mô hình này còn tạo ra rất nhiều điểm thuận lợi khác như khả năng hỗ trợ được khách hàng tốt hơn, dễ dàng trong việc mở rộng thị trường, kinh doanh tại bất kể đâu,…

4/ Những khó khăn khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến

Dù có rất nhiều điểm thuận lợi và đủ sức hấp dẫn để nhiều người có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến ngay khi vừa tìm hiểu phần trên xong. Nhưng trước khi đưa ra quyết định của mình, các bạn còn cần phải tìm hiểu cả những thông tin sau đây. Bởi không có một mô hình kinh doanh nào được coi là hoàn hảo tuyệt đôi có thuật lợi thì cũng sẽ có những khó khăn luôn song hành theo.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


+ Khó xây dựng lòng tin với người tiêu dùng: Thông thường khi kinh doanh offline việc xây dựng lòng tin với người tiêu dùng cũng đã không đơn giản, thì ở mô hình này nó còn khó hơn gấp 3, 4 lần. Bởi người mua không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua, thêm vào đó đã có không ít những trường hợp hình một đằng – bán một nẻo khi mua online trước đó.

+ Môi trường cạnh tranh khốc liệt: Với xu hướng đang dần thay đổi, kinh doanh trực tuyến đã trở thành một thương trường khốc liệt thực sự. Không chỉ có cá nhân nhỏ lẻ mà còn có sự cạnh tranh đến từ chính những doanh nghiệp lớn, rồi mô hình O2O.

+ Trình độ sử dụng công nghệ thông tin: Không phải ai cũng có khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt. Nhất là khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng bạn còn cần phải sử dụng đến các loại công cụ, phần mềm hỗ trợ là điều rất cần thiết.

+ Quá trình chuẩn hóa trong quản trị: Nếu như bạn đang kinh doanh offline muốn chuyển đổi sang mô hình này hoặc muốn hoạt động song hành cả offline và online thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản trị thời gian ban đầu. Nếu quá trình chuẩn hóa trong quản trị không được tiến hành sớm sẽ tạo ra rất nhiều bất cập.

5/ Vậy có nên chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến hay không?

Chúng ta có rất nhiều những lý do nên chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến, nhưng đồng thời cũng có các vấn đề cần phải cân nhắc kỹ hơn khi đã tìm hiểu những phần trên. Nếu như trước kia, mua sắm online chỉ là sự lựa chọn của một bộ phần người tiêu dùng mà thôi. Nhưng trước xu hướng và chính xác hơn là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong gần 2 năm gần đây thì đã khiến thói quen mua sắm của số đông bị thay đổi.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


Mua sắm trực tuyến không chỉ mang đến sự tiện nghi mà còn là phương án đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hạn chế lây lan dịch bệnh. Dựa trên báo cáo của Nielsen, chỉ trong năm 2020 số người chuyển sang mua sắm trực tuyến đã tăng 25%, tỷ lệ dùng ví điện tử cũng đồng thời tăng 28%. Mặc khác, mô hình kinh doanh trực tuyến còn được ví như “chiếc phao cứu sinh” giúp cho nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp có thể “vượt sóng” đại dịch lúc này. Đồng thời, theo dự đoán của Google sẽ có đến 98% tỷ lệ người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm hậu đại dịch.

Như vậy, có thấy thấy rằng mô hình kinh doanh trực tuyến không chỉ là sự lựa chọn hàng đầu ở thời điểm hiện tại, mà nó còn là xu hướng phát triển trong tương lai. Bởi xu hướng thị trường, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang dần thay đổi. Buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp cũng ứng phải có sự thay đổi cần thiết nếu không bạn sẽ tự khiến mình tụt lùi lại trên thị trường. Hơn thế ngoài việc chuyển đổi bạn còn có thể hoạt động với mô hình O2O (online to offline) hoàn toàn rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.

6/ Các mô hình kinh doanh trực tuyến nổi bật

Kinh doanh trực tuyến trong thời buổi công nghệ - thông tin ngày một phát triển hiện nay, đã mang đến cho chúng ta rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về mô hình triển khai. Số đông chỉ biết đến một số mô hình quen thuộc và mặc định mình chỉ có thể làm theo những cách đó. Nhưng thực tế, kinh doanh trực tuyến ngày càng mở rộng với nhiều mô hình khác nhau và sau đây là những cái tên nổi bật nhất.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


•    Mô hình kinh doanh trực tuyến truyền thống: Dù ra đời đầu tiên nhưng cho đến nay vẫn được rất nhiều người lựa chọn, mô hình này được sử dụng đơn giản như một đầu ra của bán hàng offline. Thông thường chỉ có các doanh nghiệp lớn và vừa mới có thể áp dụng được mô hình này, vì nó tiêu tốn khá nhiều chi phí.

•    Mô hình kinh doanh trực tuyến trên sàn thương mại điện tử: Nếu nhắc đến mô hình nổi bật thì bán hàng trên sàn thương mại điện tử chắc chắn không thể “vắng mặt” ở đội hình này. Nhất là khi ở thời điểm hiện tại các sàn thương mại điện tử còn đang miễn phí đăng ký, duy trì cửa hàng cho người bán.

•    Mô hình kinh doanh trực tuyến công tác viên bán lẻ: Để giảm thiểu rủi ro, chi phí ở mô hình thứ nhất thì nhiều người sẽ lựa chọn mô hình này. Các “cộng tác viên” ở đây sẽ là những người triển khai kinh doanh trực tuyến để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

•    Mô hình kinh doanh trực tuyến Affiliate: Gần tương tự như mô hình cộng tác viên bán lẻ trên, ở mô hình này người bán sẽ giúp quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho các nhà cung ứng. Điểm khác biệt là mô hình Affiliate chỉ đơn thuần là đưa thông tin mà thôi.

•    Mô hình kinh doanh trực tuyến Dropshipping: Đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không nhất thiết phải sở hữu sản phẩm thực tế. Bạn chỉ cần có một cửa hàng ảo và bày bán sản phẩm của bên khác, thậm chí vấn đề vận chuyển tự bên cung ứng cũng sẽ giải quyết.

7/ Tư vấn cách chọn mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp

Ngoài những mô hình kinh doanh trực tuyến nổi bật mà chúng tôi vừa đề cập đến ở phần trên thì còn rất nhiều mô hình khác mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, với sự đa dạng này cũng khiến nhiều người “hoàng mang” không biết nên chọn mô hình nào mới thực sự tốt với mình. Cùng là kinh doanh trực tuyến nhưng mỗi một mô hình lại có những đặc điểm khác nhau và đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Hơn thế, sẽ không có một công thức cố định nào để bạn có thể đưa ra lựa chọn chính xác của mình.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


Trong khi đó lựa chọn được một mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp, hiệu quả là bước rất quan trọng để bạn có thể định hình được công việc của mình. Nhất là khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày một tăng cao. Để có thể lựa chọn được chính xác, bạn cần phải căn cứ vào những yếu tố như sau:

1.    Mục tiêu, mục đích kinh doanh của bạn là gì?2.    Hướng phát triển của bạn là gì?3.    Khả năng thực tế về nguồn vốn của bạn là bao nhiêu?4.    Bạn có khả năng làm nhiều công việc không?5.    Sự am hiểu về thị trường, khách hàng của bạn6.    Tính cách, sở thích của bạn là gì?

7.    Bạn có thực sự am hiểu về các mô hình không?

Trả lời được những câu hỏi trên, mặc định các bạn sẽ tìm ra đâu là mô hình phù hợp nhất đối với mình và phát triển theo một cách tốt nhất.

8/ Cách xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến thành công

Mô hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển qua từng giờ, từng này và sức hút của nó là điều mà chúng ta rất khó phủ nhận. Ngày càng có nhiều người tham gia, nhưng không phải ai cũng thành công và con số thất bại cũng tăng không ít. Vậy để xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến thành công bạn cần phải làm những gì? Sau đây là những sự gợi ý hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.

Mô hình bán lẻ trực tuyến là gì


+ Lựa chọn đúng mô hình phù hợp: Đây là yếu tố rất quan trọng để xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến thành công. Bởi nếu chọn sai bạn sẽ khó để phát triển sản phẩm, thương hiệu cũng như tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng và thậm chí là lãng phí các nguồn lực.

+ Nghiên cứu thị trường, khách hàng: Nếu không hiểu thị trường, khách hàng bạn rất khó kinh doanh thành công được. Hơn thế, trước mắt các kế hoạch, chiến lược kinh doanh đưa ra đều không có tính khả thi cao.

+ Lựa chọn nền tảng kinh doanh tối ưu: Có rất nhiều nền tảng để các bạn có thể lựa chọn, những hãy đánh giá xem nó có phù hợp với mô hình, sản phẩm và nhóm khách hàng tiềm năng bạn hướng đến không. Ngoài ra, nhất định phải có một website của riêng mình để chuyên nghiệp hóa trong việc định vị thương hiệu cũng như quả trị.

+ Tạo sự thu hút và nổi bật: Muốn thành công trong kinh doanh trực tuyến thì bạn cần phải làm tốt điều này. Hãy tạo cho mình những yếu tố đủ thu hút và nổi bật để mọi người biết đến nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn.

Tham khảo:   Hé lộ phần mềm quản lý bán hàng online cho cửa hàng nhỏ được tin dùng số 1

Có thể nói rằng mô hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển qua từng này, nó là sự lựa chọn hàng đầu ngay lúc này cho nhiều cá nhân cũng như tập thể. Không bởi vì ảnh hưởng của đại dịch mà đây chính là xu hướng kinh doanh, mua sắm trong tương lại. Một sự lựa chọn chuyển đổi hoàn toàn có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển về mặt lâu dài!.