Mở 3 phân bao lâu thì sinh

Tôi còn nhớ tôi từng tự hỏi không biết mình sẽ chuyển dạ trong bao lâu. Tôi thậm chí còn hỏi mẹ tôi và dì tôi đoán xem tôi sẽ đau trong bao lâu. Dựa theo kinh nghiệm gia đình thì có vẻ tôi sẽ chuyển dạ trong khoảng 10-15 tiếng đồng hồ. Và đó là con số sai lầm!!!

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Em bé đã quá ngày dự sinh 8 ngày và tôi được lên lịch để giục sinh. Thế là chồng tôi xin nghỉ việc ngày đó. Tôi nhớ tôi đã cố gắng ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều ngày trước đó. Đêm đó tôi thậm chí còn thức và coi chương trình tivi.

Tham khảo: Tính ngày dự sinh

Khoảng 2 giờ sáng tôi thức dậy với cơn gò đầu tiên, chủ yếu là ở lưng và không bao giờ cách nhau ít hơn 12 phút. Tôi đã tự nhủ nếu cứ đà này thì tôi sẽ sinh con nhanh thôi. Tôi gọi chồng tôi dậy và anh ở bên tôi từng cơn gò. Khoảng 7 giờ sáng chúng tôi gọi đến bệnh viện và họ khuyên chúng tôi cứ chờ thêm chút nữa. Tôi cho là vì tôi còn nói chuyện điện thoại được nghĩa là chưa có gì gấp gáp cả.

Tôi nhớ tôi đã xả nước xối xả vào lưng để giảm đau. Chúng tôi đi bộ ra công viên sáng hôm ấy và tôi cứ đòi quay về nhà thôi. Vì tôi không muốn em bé có thể ra đời trong công viên. Chúng tôi cuối cùng cũng về đến nhà và mệt rã rời. Cả hai hầu như ngủ thiếp đi mặc cho những cơn gò vẫn cách nhau khoảng 12 phút mỗi cơn.

Những cơn gò vẫn tiếp tục và chúng tôi quyết định đến bệnh viện. Đã 10 tiếng đồng hồ trôi qua và chúng tôi không chắc được điều gì sẽ xảy ra. Những cuốn sách tôi đã đọc đều nói là những cơn gò sẽ mạnh lên dần và gần nhau hơn. Nhưng có vẻ cơn gò của tôi vẫn thế, vẫn cách nhau 12 phút mỗi cơn.

Chúng tôi đến bệnh viện và vào thẳng khoa sản. Có vẻ như tôi đã gọi điện thoại lên nhiều lần rồi nên bệnh viện đã chờ sẵn tôi nhập viện.

Vậy mà tử cung tôi chỉ mới mở có 1cm thôi sau 15 tiếng. Thế là tôi quay về nhà với toa thuốc giảm đau. Nhà ba mẹ tôi cách bệnh viện có 2 phút thôi nên chúng tôi về ở tạm. Tôi tắm rồi đi bộ, mong chờ cơn gò sẽ mạnh hơn nhưng chúng hầu như vẫn thế. Tôi cứ đi qua đi lại trong nhà và hết sức sốt ruột. Sau đó khoảng 12 giờ đêm, tôi có những cơn gò đau đến phát khóc. Chúng tôi biết ngay là chúng tôi phải vào bệnh viện nữa rồi.

Bác sĩ khám và cho biết cổ tử cung mở được 3-4cm. Tôi rất vui vì dù sao cũng có tiến triển. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc giảm đau nhưng không dễ chịu tí nào vì tôi lại buồn nôn và thậm chí nôn hết vài lần. Nên tôi quyết định không dùng thêm nữa vì nó quá sức khó chịu. Tôi càng lúc càng kiệt sức. Tôi không thể đi lại vì đang bị cắm dịch truyền. Gần cuối giai đoạn chuyển dạ, chồng tôi đã phải năn nỉ tôi chấp nhận gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Nhưng tôi hoàn toàn không chấp nhận gây tê. Vài giờ sau đó thì bé cũng chào đời. Tôi đã mở mắt to thế nào sau một cơn co khủng khiếp và phát hiện ra có 5 bác sĩ và trong phòng thì quá nhiều người vây quanh tôi. Họ nghi dây rốn quấn quanh cổ em bé và nhịp tim bé bị giảm. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là cầu nguyện. Cuối cùng mọi chuyện cũng êm xuôi, dù bị dây rốn quấn quanh cổ bé nhưng không đe dọa tính mạng bé.

Sau 2 tiếng rặn sinh thì Tyron ra đời nặng 3.5 kg và dài 57cm.

Tham khảo: Cách rặn đẻ dễ dàng

Tôi không thể nào tả xiết niềm vui khi mọi người đặt Tyron lên ngực tôi. Đau đớn bao nhiêu cũng xứng đáng.

Chồng tôi đã ở bên tôi, động viên tôi suốt 33 tiếng dài đằng đẵng ấy. Tôi thấy mình hơi cuống cho lần đầu làm mẹ.

Tôi thấy ngưỡng chịu đau của mình cũng khá cao. Tôi chỉ dùng giảm đau một lần duy nhất trong suốt 33 tiếng.

Giờ đây Tyron đã 2 tuổi và chúng tôi đang mong chờ bé thứ hai trong 2 tháng nữa. Đó sẽ là một bé gái nên chúng tôi hết sức hào hứng.

Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hầu hết các trường hợp máu báo sắp sinh không ra quá nhiều. Chỉ 1-2 giọt máu ra cùng với chất nhầy cổ tử cung. Tùy cơ địa từng người, máu báo sẽ có màu đỏ tươi, màu hồng nhẹ hoặc có trường hợp máu báo sắp sinh màu nâu.

Ra máu báo bao lâu thì sinh? Máu báo thường xuất hiện 1 tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp máu báo xuất hiện trước khi sinh 1 ngày, hoặc xuất hiện trong lúc sinh con. Những trường hợp ra máu báo nhưng không đau bụng, mẹ bầu vẫn có thể bình tĩnh, chưa cần đến bệnh viện ngay.

>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày chính xác đến 99% mẹ bầu cần nắm rõ

Ra máu báo bao lâu thì sinh? Máu báo chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn nở, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Chuyển dạ chỉ thực sự xảy ra khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên, theo nhịp điệu nhất định hoặc trường hợp vỡ nước ối.

Nếu lượng máu ra nhiều hơn, thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1-3 giờ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay. Những trường hợp ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Ra máu báo bao lâu thì đẻ, nếu ra máu cá nhưng không thấy đau bụng?

Nhiều thai phụ cũng tức tốc vào viện khi thấy ra máu báo sinh – vệt dịch màu hồng. Điều này là không cần thiết nếu dấu hiệu này không đi kèm theo cơn đau đặc trưng của chuyển dạ. Nhiều người có máu báo vẫn phải đợi đến mấy ngày.

Mở 3 phân bao lâu thì sinh
Ra dịch nhầy màu hồng bao lâu thì sinh? Ra máu báo sinh đi kèm với cơn gò tử cung chắc chắn là đẻ tới nơi rồi

Thời điểm hợp lý để thai phụ nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần (giới chuyên môn gọi là cơn co tần số 3, tức là 3 cơn trong 10 phút). Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.

Chắc chắn mẹ bầu sẽ không sợ bị đẻ rơi nếu đợi đến lúc này mới đến bệnh viện, bởi thời gian từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ đến lúc em bé ra đời thường khá dài, trung bình 8-16 tiếng. Những người sinh con so thường chuyển dạ lâu hơn con rạ.

Làm sao để biết tử cung mở là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ mang thai, nhất là khi đang ở trong những tháng cuối thai kỳ. Cổ tử cung mở báo hiệu cho mẹ biết thời điểm chuyển dạ đã đến. Để biết được tử cung của mình đã mở hay chưa mẹ có thể theo dõi thông qua một số dấu hiệu như là dịch nhầy của âm đạo và các cơn gò tử cung của mình.

Mở 3 phân bao lâu thì sinh

Làm sao để biết tử cung mở mà đến viện kịp thời là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ

Cổ tử cung mở chính là một dấu mốc quan trọng để báo cho mẹ biết rằng mình đã chuẩn bị kết thúc quá trình “mang nặng” và sẵn sàng cho việc sinh con. Việc cổ tử cung mở nhanh hay chậm, lâu hay mau sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác ở mỗi mẹ bầu.

2. Làm sao để biết cổ tử cung mở

Hành trình mang thai của một người mẹ sẽ trải qua trung bình là 40 tuần, có người sẽ sinh con trước hoặc sau thời gian đó. Ngay từ những lần mẹ thực hiện khám thai đầu tiên thì bác sĩ đã có thể dự đoán được ngày sinh của mẹ. Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ là khi ấy cơ thể sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết rằng tử cung của mình đã mở, sẵn sàng cho việc sinh con.

2.1 Bung nút nhầy (bong nút nhầy)

Khi phụ nữ mang thai thì ở vị trí nối giữa cổ tử cung với âm đạo là một nút nhầy rất vững chắc. Nút nhầy này được coi là một hàng rào để thực hiện việc bảo vệ cho thai nhi, ngăn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay những lực tác động cơ học đến buồng ối. Chính vì lý do trên mà khi cổ tử cung bắt đầu mở thì nút nhầy sẽ bị bong ra, sau đó chất nhầy này sẽ thoát ra ngoài cửa âm đạo. Có thể nói đây là dấu hiệu để cảnh báo thời khắc chuyển dạ của mẹ chuẩn bị bắt đầu.

2.2 Xuất hiện cơn gò tử cung

Khi bắt đầu bước vào những tháng giữa của thai kỳ thì mẹ sẽ cảm thấy các cơn gò bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên đây là một hiện tượng diễn ra không thường xuyên, không gây cảm giác đau đớn với sản phụ. Nhưng khi mẹ bắt đầu bước vào tuần thứ 36 đến 40 của thai kỳ thì các cơn gò sẽ nhận thấy rõ rệt hơn. Càng những ngày gần sinh chu kỳ sẽ tăng dần, cả về mức độ xuất hiện và cảm giác đau cũng nhiều hơn.

Ở những mẹ mới sinh lần đầu thì thường sẽ có cảm giác đau hơn khi chuyển dạ, bởi lúc này tầng sinh môn của mẹ và cổ tử cung thường rất vững chắc.

2.3 Chảy nước ối

Khi chuẩn bị sinh con thì đi kèm với những cơn gò tử cung là những áp lực trong buồng tử cung nhằm đẩy nhi di chuyển xuống. Trong quá trình chuyển dạ, khi mà màng ối vỡ, sẽ có một lượng nước ối trong buồng tử cung chảy ra ngoài. Lúc này, vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn nữa. Nếu thai phụ sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa  xuất hiện những cơn gò nhiều, thì có thể bác sĩ sẽ dùng một thủ thuật là bấm ối, việc này sẽ chủ động làm màng ối vỡ ra.

3. Các giai đoạn mở của cổ tử cung

Mở 3 phân bao lâu thì sinh

Tử cung mở là một trong những dấu hiệu mẹ chuẩn bị sinh

Việc biết được chính xác cổ tử cung mở được bao nhiêu thì sẽ sinh không giống nhau ở các thai phụ, mỗi người sẽ có một khoảng thời gian khác nhau, có người nhanh cũng có người chậm. Ban đầu cổ tử cung sẽ mở chỉ khoảng 1 cm báo hiệu sắp đến lúc lâm bồn và kể từ đó độ mở cổ tử cung sẽ ngày một tăng dần, thường thì độ rộng sẽ là thêm 1 cm sau mỗi tiếng, tuy nhiên cũng tùy ở mỗi mẹ mà độ mở có thể không chính xác theo thời gian như vậy.

Cổ tử cung mở được khoảng 1 – 4 cm

Đây vẫn là giai đoạn đầu còn gọi là giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ, trong quá trình chuyển dạ. Mẹ cần phải có độ mở rộng hơn mới có thể đón bé chào đời.

Cổ tử cung mở được khoảng 4 – 7 cm

Cổ tử cung mở đạt đến kích thước này thì còn được gọi là giai đoạn chuyển dạ tích cực. Lúc này những cơn gò chuyển dạ sẽ được diễn ra một cách dồn dập hơn và cũng có thể kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ trước đó khoảng từ 5 – 10 phút.

Cổ tử cung mở từ khoảng 7 – 9 cm

Lúc này mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Khi ấy thai nhi di chuyển đến một vị trí rất thấp ở gần xuống dưới tử cung, khiến mẹ đau dữ dội, tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ hay nữ hộ sinh đã có thể hỗ trợ hướng dẫn mẹ rặn sinh được rồi.

Cổ tử cung mở được 10 cm

Khi đạt đến kích thước này thì cũng là lúc mẹ đã rất sẵn sàng để sinh bé. Mẹ lúc này hãy thật chú ý đến cách rặn và thở theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp bé ra ngoài nhanh chóng mà không bị mất sức.

4. Cách nhận biết dấu hiệu tử cung mở sớm nguy hiểm

Mở 3 phân bao lâu thì sinh

Trong một số trường hợp, cổ tử cung mở sớm là hiện tượng nguy hiểm

Hiện tượng khi mà cổ tử cung mở trước khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ được gọi là gọi là cổ tử cung mở sớm. Đây là một hiện tượng tương đối hiếm gặp và chỉ xảy ra ở khoảng 2% thai phụ. Tử cung lúc này yếu sẽ không thể duy trì được trạng thái đóng kín cổ tử cung trong quá trình mang thai còn lại và mở rộng trước khoảng thời gian được cho phép.

Đây là một hiện tượng nguy hiểm nhưng lại khó có thể phát hiện ra bởi chúng khá giống với những biểu hiện trong thai kỳ thông thường. Mẹ chỉ có thể biết khi đi thăm khám thai định kỳ và được bác sĩ thông qua sau khi kiểm tra. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể “tinh ý” nhận ra tình trạng này thông qua các dấu hiệu:

  • Cảm giác đau lưng xuất hiện nhiều
  • Cảm thấy nặng nề ở khu vực khung chậu
  • Đôi khi xuất hiện những cơn gò nhẹ nhẹ, chỉ hơi đau chứ không rõ ràng
  • Âm đạo thường xuyên tiết dịch, mỗi ngày một nhiều và loãng
  • Có hiện tượng chảy máu nhẹ

Tình trạng này hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả, tuy nhiên có 2 biện pháp hỗ trợ mẹ giảm thiểu là: Nằm nghỉ ngơi nhẹ nhàng, thực hiện khâu eo tử cung.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu hơn về cách “Làm sao để biết tử cung mở” rồi, hãy theo dõi thường xuyên thai kỳ không quên những mốc khám thai quan trọng cũng như lịch khám thai định kỳ của mình, để có thể biết được tình trạng của mẹ và con nhé!