Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng có nghĩa là gì

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIAMôn: Ngữ văn 12PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Cả đời ra bể vào ngòiMẹ như cây lá giữa trời gió rungCả đời buộc bụng thắt lưngMẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàngĐường đời còn rộng thênh thangMà tóc mẹ đã bạc sang trắng trờiMẹ đau vẫn giữ tiếng cườiMẹ vui vẫn để một đời nhớ thươngBát cơm và nắng chan sươngĐói no con mẹ xẻ nhường cho nhauMẹ ra bới gió chân cầuTìm câu hát đã từ lâu dập vùi. […]Trở về với mẹ ta thôiGiữa bao la một khoảng trời đắng cayMẹ không còn nữa để gầyGió không còn nữa để say tóc buồnNgười không còn dại để khônNhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềmTôi còn nhớ hay đã quênÁo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờNhuộm tôi hồng những câu thơTháng năm tạc giữa vết nhơ của trờiTrở về với mẹ ta thôiLỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.(Đồng Đức Bốn, – Trở về với mẹ ta thôi)Câu 1: Sự vất vả tảo tần của mẹ đựoc miêu tả bằng những từ ngữ nào?Câu 2: Chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa được sửdụng trong đoạn thơ trên?Câu 3: Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì đối với người mẹ củamình?Câu 4: Cảm nhận của anh(chị) về hai câu thơ sau: Cả đời buộc bụng thắt lưng/Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàngPHẦN II: LÀM VĂNCâu 1: (2.0 điểm)Hãy viết 01 đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh(chị) về câu nói sau: “Aicũng muốn làm điều gì đó lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sốngđược tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Frank A.Clark)Câu 2: (5.0 điểm)Nhận xét về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân có ý kiến cho rằng “Vợnhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trongnạn đói khủng khiếp năm 1945”. Lại có ý kiến khẳng định “Vợ nhặt đã thểhiện cảm động vẻ đẹp tìnhngười và khát vọng sống mãnh liệt của người nôngdân ngay trên bờ vực của cái chết”.Qua nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, anh (chị)hãy bình luận những ý kiến trên?------------------Hết----------------HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIAMôn: Ngữ văn 12 (Kỳ 2)PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự vất vả, tần tảo của người mẹ thông qua một số từngữ sau: Buộc bụng thắt lưng, tóc mẹ đã bạc, đau, đắng cay, gầy, tóc buồn(0.5 điểm).Câu 2: Đoạn trích sử dụng các cặp từ trái nghĩa sau: ra – vào, dại – khôn,đói – no. (0.5 điểm)-Ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa: Thể hiện những khó khăn, tần tảo vềmọi mặt mà mẹ phải trải qua, từ đó khắc sâu sự biết ơn của người con đối vớimẹ. (0.5 điểm)Câu 3: Đoạn trích miêu tả hình ảnh ngưòi mẹ là chủ yếu nhưng người đọc lại cócảm nhận rất rõ về tấm lòng người con muốn dành cho người mẹ của mình. Đólà tấm lòng luôn hướng về mẹ với lòng biết ơn sâu sắc nhất, thấu hiểu những nốikhổ mà cả đời tần tảo của mẹ đã phải trải qua để dành cho con những điều tốtđẹp nhất. Tháng năm có trôi qua nhưng những gì thuộc về mẹ thì mãi là nhữngđiều đẹp nhất mà mỗi người con luôn khắc ghi trong lòng. Đó cũng chính là lẽsống mà ngưòi con trong đoạn trích muốn bộc lộ. (0.75 điểm)Câu 4: Câu thơ:Cả đời buộc bụng thắt lưng/ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơvàngthể hiện vẻ đẹp của người mẹ, đó là vẻ đẹp của sự chắt chiu, làm lụng để dànhcho con những điều tốt đẹp nhất. Cả đời người mẹ tiết kiệm cho con cái, cuộcđời mẹ chỉ có một mong muốn duy nhất là mình sẽ tạo nên những giá trị tốt đẹpnhất cho con, cách so sánh tằm nhả tơ vàng thể hiện tấm lòng cao cả của ngườimẹ. Đó là điều mà mỗi con người trong xã hội này phải ghi nhớ. (0.75 điểm)PHẦN II: LÀM VĂNCâu 1: (2.0điểm)Yêu cầu về hình thức:-Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 từ.-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…Yêu cầu về mặt nội dung:1-Giải thích: (0.5 điểm)-Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng vươn tới những đích lớn,làm thay đổi cuộc sống theo hướng phát triển đi lên, tốt đẹp hơn là khát vọngchính đáng của mỗi người.-Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rấtnhỏ:Song nhiều người không ý thức được những việc lớn lao bao giờ cũng phảibắt đầu từ những việc nhỏ như dòng sông được tạo bởi nhiều con suối, như đạidương là nơi tìm về của nhiều dòng sông.-Ý cả câu: Con người luôn có những khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ màlại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường.2-Bàn luận: (0.75 điểm)-Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi conngười, cần được hoan ngênh khuyến khích.-Nhưng luôn phải ý thức được rằng: cuộc sống con người là tổng hoà các mốiquan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo nên bởi mối quan hệ mọibình diện từ nhỏ đến lớn những hành vi đạo đức, lối sống… Ý nghĩa, hạnh phúccủa cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều giản dị, đơn sơ.3-Mở rộng: (0.25 điểm)-Phê phán lối nghĩ cách nói nguỵ biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trởthành vĩ nhân mà quên mất mình là một con người đời thường.4-Bài học và liên hệ bản: (0.5 điểm)-Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức rằng việc gìnhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm.-Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ đểcó thể hướng tới những điều lớn lao cao cả.Câu 2: (5.0điểm)I.Yêu cầu về kĩ năng:-Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.-Khuyến khích những bài viết sáng tạo.II.Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:1-Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (0.5 điểm)-Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn suôi Việt Nam hiệnđại.-Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân là truyện ngắn Vợ nhặt.-Trích hai ý kiến và giới thiệu nhân vật Tràng.2-Giải thích ý kiến: (0.5 điểm)-Ý kiến 1: Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nướcta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.=>đề cập đến giá trị hiện thực của tác phẩm, đó là số phận, tình cảnh thê thảmcủa người dân lao động trong nạn đói.-Ý kiến 2: Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sốngmãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết.=>đề cập đến giá trị nhân đạo của tác phẩm, đó là vẻ đẹp tâm hồn là sự yêuthương trân trọng, đùm bọc lẫn nhau, là niềm tin, niềm hy vọng sống mãnh liệt.3-Bình luận ý kiến qua nhân vật Tràng: (2.5 điểm)a.Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói năm 1945.-Tràng xuất hiện trong tác phẩm là một gã trai nghèo, làm nghề đẩy xe bò mướn,phải nuôi một mẹ già ở cái tuổi gần đất xa trời, lại là dân ngụ cư sống trong nạnđói…-Tràng lấy vợ trong bối cảnh đói khát chết chóc ấy nhưng không phải lấy vợ nhưcác trai làng khác: có người phụ nữ theo Tràng.-Tình cảnh của Tràng thật thê thảm:+Cưói vợ chỉ bằng 4 bát bánh đúc, cái thúng con và vài thứ lặt vặt.+Lễ đưa dâu: chỉ có anh nhặt vợ và chị vợ nhặt…+Đêm tân hôn: là âm thanh của tiếng quạ gào từng hồi thê thiết; tiếng khóchờ của những gia đình có người chết.+Bữa cơm đầu tiên có vợ cũng thật thảm hại…=>khẳng định tình cảnh thê thảm của người nông dân.b.Vẻ đẹp của tình người và khát vọng sống:-Tình người: yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau – Tràng đến với thị trướctiên là sự sẻ chia với hành động tốt bụng hào hiệplà mời thị ăn…-Khát vọng sống mãnh liệt:+Khát vọng cháy bỏng về mái ấm gia đình (phân tích diễn biến tâm trạngTràng).+Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng.4.Bình luận 2 ý kiến: (1.5điểm)-2 ý kiến đề cập đến những giá trị nội dung khác nhau của truyện ngắn Vợnhặt…-2 ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp cảmnhận một cách toàn diện và thống nhất về nhân vật Tràng. Từ đó người đọc cócảm nhận sâu sắc hơn nội dung của tác phẩm và ý tưởng nghệ thuật của nhà văn.

                                            (Trích Trở về với mẹ ta thôi Câu 1 xác định phương thức biểu đạt chính câu 2 gọi tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu cả đời chấm chấm chấm tổ vàng câu 3 tìm và nêu tác dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc trong câu mẹ đau vẫn giữ tiếng cười ...... nhỏ thương câu 4 người con trong đoạn thơ bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.