Mẹ bầu nên khám thai bao nhiêu lần

Để đảm bảo sức khỏe của bé con lớn lên mỗi ngày một cách khỏe mạnh, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và có lối sống khoa học thì tất cả mẹ bầu cần nhớ lịch khám thai theo từng tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe của con sát sao nhất có thể.

Trong suốt quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Biết được lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ dễ dàng theo dõi và chăm sóc cho sức khỏe cho cả mình và bé.

Đối với mỗi giai đoạn thai kỳ, việc thăm khám thai giúp bác sĩ nắm được bé yêu trong bụng mẹ có phát triển bình thường không, có dấu hiệu dị tật gì không.

Bé con có đang nhẹ cân hay tình trạng nước ối có vấn đề, dựa vào những kết quả đó mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung khoáng chất qua thực phẩm chức năng… Nhờ đó, cả mẹ bầu và bé con đều được khỏe mạnh.

Các mẹ bầu cần ít nhất 14 lần khám thai trong suốt thai kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bé con. Tại mỗi lịch khám thai này mẹ bầu sẽ biết được tình trạng sức khỏe của con với những thông tin khác nhau phù hợp với tuần tuổi thai.

STT Tuần thai Các hình thức khám thai
Lần 1 Tuần thứ 5 – Siêu âm thai 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2 Tuần thứ 8 – Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

– Lên lịch sàng lọc trước sinh cho con ở tuần thai thứ 10

Lần 3 Tuần thứ 12 – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

– Nếu chưa sàng lọc cho con thì đây là tuần thai thích hợp

Lần 4 Tuần thứ 16 – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Xét nghiệm máu (Tripple test)– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng– Uống canxi, sắt và magie B6

– Uống (tiêm) nội tiết

Lần 5 Tuần thứ 20 – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6 Tuần thứ 22 – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 7 Tuần thứ 26 – Siêu âm 2D– Khám thai, kiểm tra nội tiết– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8 Tuần thứ 30 – Xét nghiệm máu, thử nước tiểu– Làm thủ tục đăng ký đẻ– Tiêm phòng uốn ván (AT1)– Khám thai, siêu âm 2D– Uống vi chất dinh dưỡng– Uống canxi, sắt

– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9 Tuần thứ 32 – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)– Khám thai– Thử tiểu

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10 Tuần thứ 34 – Khám thai, thử tiểu, siêu âm– Tiêm phòng uốn ván (AT2)

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11 Tuần thứ 36 – Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 12 Tuần thứ 38 – Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 13 Tuần thứ 39 – Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 14 Tuần thứ 40 – Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

14 lần khám thai tối thiểu trên sẽ giúp mẹ bầu nắm được chính xác tình trạng sức khỏe của bé con theo trong mỗi giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó, tất cả các mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc trước sinh cho con để biết được con có đang thực sự khỏe mạnh hay đang gặp phải các vấn đề về tình trạng sức khỏe trước sự đe dọa của các hội chứng dị tật bẩm sinh.

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh thường quy như siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm sinh hóa Double test, Triple test, chọc ối,… Tuy nhiên, những phương pháp sàng lọc này lại có độ chính xác khác nhau. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, các mẹ bầu lựa chọn phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina, phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ mẹ bầu đã có thể sàng lọc cho con chỉ với 7 – 10ml máu mẹ.

Lịch khám thai định kỳ trong bảng trên không bắt buộc và không cố định, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì mẹ bầu có thể được bác sĩ tư vấn hoặc đi khám thai theo cảm nhận sức khỏe của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong tình trạng sức khỏe thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể thể được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại 97 Hải Phòng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng là một trong những phòng khám uy tín về kiếm soát bệnh tiểu đường. Kết quả có sau 1h hoặc nếu làm phương pháp test nhanh sẽ có ngay cho khách hàng

Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái “Tâm” để phục vụ.

Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn
Địa chỉ 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 091 555 1519
Zalo: 0914 496 516

Xem thêm:

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ.

7 dấu hiệu có thai tuần đầu dễ nhận biết và chuẩn xác nhất

Lợi ích của việc đo và kiểm soát chỉ số đường huyết thường xuyên tại nhà.

Những thắc mắc thường gặp về bệnh tiểu đường.

Khi mang thai, chắc hẳn cha mẹ đều cảm thấy hạnh phúc và muốn được theo dõi sự phát triển từng ngày của bé. Chính vì thế, nhiều thai phụ đi khám thai và siêu âm thường xuyên trong những tháng đầu. Liệu việc siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không?

1. Tìm hiểu chung về siêu âm thai

Chắc hẳn phụ nữ mang thai không còn cảm thấy xa lạ đối với phương pháp siêu âm thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai trong bụng mẹ. Đây là phát minh cực kỳ quan trọng trong y học, phương pháp này dùng sóng âm để phân tích và cho hình ảnh tương đối chính xác về thai nhi. Trong đó, “đầu dò” chính là thiết bị phát ra sóng âm phục vụ quá trình siêu âm thai nhi. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, các bác sĩ sẽ phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.

Siêu âm là phương pháp khá phổ biến để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi

Nhìn chung, phương pháp kiểm tra này khá an toàn, bởi vì sóng âm được sử dụng trong siêu âm không làm cho thai nhi trong bụng mẹ bị đau hoặc chói mắt. Mẹ bầu có thể yên tâm và đi kiểm tra tình hình phát triển của bé theo lịch trình khoa học, hợp lý!

Chính vì công dụng tuyệt vời này, mẹ bầu thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều khuyên rằng chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm. Đặc biệt, việc siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

2. Siêu âm thai trong giai đoạn đầu cho biết điều gì?

Một vấn đề được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm đó là siêu âm thai giúp họ biết những vấn đề gì của thai nhi, liệu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không? Nhìn chung, việc siêu âm vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì, chúng cung cấp thông tin để các bác sĩ nắm được vị trí của thai.

Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai

Trong trường hợp, thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển cho bé. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc siêu âm thai trong những tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng đi siêu âm quá nhiều trong thời gian này đâu nhé!

Ngoài ra, siêu âm sớm cũng là biện pháp phát hiện kịp thời những dị tật trẻ có thể gặp phải. Chính vì thế mẹ bầu không thể chủ quan, hãy chủ động tìm hiểu những vấn đề cơ bản về siêu âm thai nhi và đi kiểm tra định kỳ.

3. Mẹ bầu siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt hay không?

Các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đi siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu liệu có tốt cho thai nhi hay không? Nếu còn băn khoăn với vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!

Thực trạng thường gặp tại Việt Nam đó là phụ nữ mang thai đi siêu âm khá thường xuyên vì họ muốn được ngắm con, theo dõi từng bước phát triển của bé. Song, nhiều bà mẹ lạm dụng phương pháp trên, đi kiểm tra với tần số dày đặc.

Nhiều bạn thắc mắc không biết siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng siêu âm thai quá nhiều lần trong giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và coi thường vấn đề này.

Khá nhiều thai phụ trở nên trầm cảm, lo lắng và suy nghĩ quá nhiều sau khi đi siêu âm liên tục trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân là do họ áp lực về các chỉ số của thai nhi, chúng không phát triển tốt như những đứa trẻ khác. Họ lo lắng em bé sinh ra có thể suy dinh dưỡng hoặc kém khỏe mạnh,…

Tốt nhất, chúng ta không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân trong thời gian mang thai, điều này không hề tốt cho sự phát triển của bé một chút nào!

4. Lên lịch siêu âm khoa học cho mẹ bầu

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm đối với người phụ nữ, chính vì thế, bạn không thể đi siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu, thay vào đó, hãy lên kế hoạch đi kiểm tra định kỳ thật khoa học và hợp lý.

Vậy phụ nữ mang thai nên đi siêu âm trong những tình huống và thời điểm nào? Nhìn chung, trong thời gian mang bầu, có 5 mốc quan trọng bạn cần đi khám và siêu âm đầy đủ, đó là sau khi biết mình thụ thai, vào tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, tuần 15 - 20, tuần 21 - 25 và tuần 32 - 36 của thai kỳ.

Chị em nên sắp xếp thời gian đi khám và siêu âm thai thật hợp lý

Đặc biệt, những tháng cuối cùng, chị em nên tăng cường đi khám và siêu âm thai để theo dõi sát sao tình trạng phát triển của em bé. Lúc này, bạn có thể tăng tần suất đi khám lên 2 - 3 lần/ tuần nhé!

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng dữ dội hoặc thai ít hoạt động bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tình trạng. Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý.

5. Gợi ý chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu không chỉ thắc mắc siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, họ cũng muốn tìm hiểu về chế độ sinh hoạt phù hợp trong giai đoạn đầu mang thai.

Thời điểm này khá nhạy cảm và bạn có thể sảy thai nếu bất cẩn, không biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích, cồn như rượu, bia hoặc thuốc lá. Đặc biệt, đừng quên vận động nhẹ nhàng và dành thời nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai.

Tốt nhất, chị em nên thử các bài tập nhẹ nhàng như yoga khoảng 30 phút mỗi ngày, chúng cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu hãy bổ sung thật nhiều dinh dưỡng, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhé!

Mẹ bầu nên tập yoga 30 phút mỗi ngày

Như vậy, siêu âm là phương pháp khá quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong việc theo dõi sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, siêu âm nhiều lần 3 tháng đầu để tránh những ảnh hưởng xấu tới em bé! Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và xây dựng lịch khám, siêu âm thai thật khoa học.

Video liên quan

Chủ đề