Có những loại ánh sáng màu nào cho ví dụ

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu?" cùng với kiến thức mở rộng về ánh sáng là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi: Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu?

- Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.

Có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau, chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta thu được.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến câu hỏi trên nhé!

Kiến thức tham khảo về ánh sáng

1. Ánh sáng trắng là gì?

Ánh sáng trắnglà hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu đó là màu đỏ,màu cam, màu vàng, màu chàm, màu lục, màu lam, màu tím, các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.

2. Ánh sáng màu

Ánh sáng màu gồm 2 loại:

- Ánh sáng màu đơn sắc: ánh sáng không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

- Ánh sáng màu không đơn sắc: là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc

3. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

- Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

- Ví dụ:

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

- Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

4. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng

- Muốn có chùm ánh sáng trắng thì ta chiếu đồng thời nhiều chùm ánh sáng từ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím vào cùng một chỗ ở trên màn trắng.

- Đặc biệt có thể trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau để được ánh sáng trắng. Nếu trộn ba màu này với độ mạnh yếu khác nhau ta sẽ thu được đủ mọi màu trong tự nhiên.

+ Ngoài ra còn nhiều bộ ba chùm sáng khác nhau, khi trộn với nhau cũng thu được ánh sáng trắng, chẳng hạn trộn màu đỏ cánh sen, màu vàng và màu lam ta cũng được ánh sáng trắng. Tuy nhiên, các ánh sáng trắng nói trên có khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hoặc Mặt Trời phát ra.

+ Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím do lăng kính phân tích ra cũng sẽ được ánh sáng trắng.

5. Phương pháp giải bài tập

Phần này chủ yếu là những câu hỏi lí thuyết, các em cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các kiến thức ở phần I để giải thích đúng hiện tượng của câu hỏi. Lưu ý một số nội dung sau:

+ Ba màu đỏ, lục và lam gọi là ba màu cơ bản. Nếu trộn ba chùm sáng có ba màu cơ bản với độ mạnh yếu thích hợp ta sẽ thu được đủ mọi màu trong tự nhiên. Đó là nguyên tắc trộn màu trong máy thu hình màu.

+ Do hiện tượng trộn màu của ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy nhiều loại ánh sáng đỏ, nhiều loại ánh sáng xanh, nhiều loại ánh sáng trắng … khác nhau.

6. Câu hỏi trác nghiệm

Câu 1:Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.

B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng

C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau là sự phân tích ánh sáng trắng

→ Đáp ánC

Câu 2:Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.

B. Trộn ánh sáng vàng, đỏ tươi, vàng, lục, lam với độ sáng thích hợp.

C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.

D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp không tạo ra ánh sáng trắng

→ Đáp ánC

Câu 3:Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng tạo ra sự trộn các ánh sáng màu

→ Đáp ánD

Câu 4:Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

A. Đỏ

B. Vàng

C. Da cam

D. Lục

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam

→ Đáp ánC

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Ánh sáng có các tác dụng nào? Lấy ví dụ” cùng với kiến thức mở rộng về môn Vật lý 9 là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi: Ánh sáng có các tác dụng nào? Lấy ví dụ

Các tác dụng của ánh sáng bao gồm: Tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện

- Tác dụng nhiệt của ánh sáng:

+ Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên.Khi đónăng lượng ánh sángđã bịbiến thành nhiệt năng.

+ Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

+ Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.

Ví dụ:

+ Người ta phơi ngô, thóc và các nông sản dưới nắng để làm khô chúng.

+ Người ta vẫn sử dụng ánh sáng mặt trời để Làm muối

- Tác dụng sinh học của ánh sáng

+ Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

+ Trong tác dụng này,năng lượng ánh sángđã biến thành các dạngnăng lượng cần thiếtcho cơ thể sinh vật.

+ Con người, các động vật và các loại cây xanh cần phải có ánh sáng để duy trì sự sống.

Ví dụ:

+ Cơ thể người và động vật có thể tổng hợp vitamin D khi được tắm nắng.

- Tác dụng quang điện của ánh sáng

+ Pin mặt trời(pin quang điện) là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

+ Trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điên.

+ Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến ánh sáng nhé!

Kiến thức tham khảo về ánh sáng

1. Ánh sáng là gì?

- Ánh sánglà chữ phổ thông dùng để chỉ cácbức xạ điện từcóbước sóngnằm trong vùngquang phổnhìn thấy được bằng mắt thường củacon người(tức là từ khoảng 380nmđến 760nm), còn gọi làvùng khả kiến.

-Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợtsóng hạtchuyển động gọi làphoton.Ánh sáng có tốc độ rất nhanh, điều này dễ hiểu khi trời mưa, ta thấy ánh chớp xong rồi một lúc mới nghe thấy tiếng sấm.

2. Nguồn phát ra ánh sáng

-Nguồn sáng chính trên Trái Đất là từMặt Trời.Ánh sáng mặt trờicung cấpnăng lượngmàthực vật xanhsử dụng để tạo rađườngchủ yếu dưới dạngtinh bột, quá trình này được gọi làquang hợp.

-Trong lịch sử, một nguồn ánh sáng quan trọng khác đối với con người làlửa, từ lửa trại cổ xưa đếnđèn dầu hỏahiện đại. Với sự phát triển củađèn điệnvàhệ thốngđiện, ánh sáng điện đã thay thế ánh sáng nhiệt.

-Một số loài động vật tạo ra ánh sáng của riêng chúng, một quá trình gọi làphát quang sinh học.

-Ví dụ,đom đómsử dụng ánh sáng để xác định vị trí bạn tình vàmực quỷsử dụng ánh sáng để ẩn mình khỏi con mồi.

3. Ánh sáng trắng là gì?

-Ánh sáng trắnglà hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu đó là màu đỏ,màu cam, màu vàng, màu chàm, màu lục, màu lam, màu tím, các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.

4. Ánh sáng màu

-Ánh sáng màu gồm 2 loại:

+ Ánh sáng màu đơn sắc: Ánh sáng không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

+ Ánh sáng màu không đơn sắc: Là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc

5. Tác dụng của ánh sáng đối với cây cối

-Ánh sáng có vài trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây cối

-Ví dụ các cây cối thường ngã hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.

6. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang điện

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh học

Câu 2:Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. Điện năng

B. Nhiệt năng

C. Cơ năng

D. Hóa năng

Câu 3:Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. Hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.

B. Hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.

C. Tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.

D. Tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.

Câu 4:Chọn phương án sai

Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

A. Phơi quần áo

B. Làm muối

C. Sưởi ấm về mùa đông

D. Quang hợp của cây

Câu 5:Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.

B. Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu 6:Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Video liên quan

Chủ đề