Bị ung thư gan sống được bao lâu

Tại Việt Nam, ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến số một. Đây cũng là bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn sớm, có tiên lương xấu. Năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc ung thư nhưng cũng ghi nhận 25.272 ca tử vong.

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan

Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể đi vào gan gây ra các khối u di căn. Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan.

Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất.

TS.BS Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu, Bệnh viện K cho biết nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá…

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan

Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

- Chán ăn

- Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

- Trướng bụng

- Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn

- Luôn có cảm giác ngứa

- Trướng bụng

- Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

- Vàng da, củng mạc mắt.

- Đi ngoài phân trắng/bạc màu. 

Ung thư gan rất khó chữa

Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh tiên lượng tốt khi bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm, thể trạng bệnh nhân tốt, không kèm theo các bênh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus…). Bệnh tiên lượng xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn, thể trạng kém, kèm thêm các bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus mạn tính…).

Cũng theo BS Tuấn Anh, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phải phụ thuộc vào mức độ lan rộng của tổn thương và tình trạng xơ gan. Các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến bao gồm: phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích...

Ung thư gan rất khó chữa khỏi, vì bệnh thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi điều trị thành công, ung thư gan có thể không bao giờ khỏi hoàn toàn, vì vậy việc theo dõi là rất quan trọng. Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân.

Nếu ung thư gan khu trú (khu trú trong gan), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%. Nếu ung thư gan di căn (đã phát triển sang các cơ quan lân cận), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%. Một khi ung thư gan di căn xa (di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa), thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.

Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam.

Theo BS Tuấn Anh, cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,…. Ngoài ra tiêm đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, thăm chụp cắt lớp, sinh thiết gan… để đưa ra kết luận chính xác.

Hà An

Ung thư gan di căn hay ung thư gan giai đoạn cuối là tình trạng tế bào đột biến xuất hiện ở gan đã phát triển và di căn sang những bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư gan di căn diễn biến thế nào? Có chữa được không? Người mắc bệnh ung thư gan di căn sống được bao lâu?

Ung thư gan di căn như thế nào?

Trên lý thuyết, sau khi thực hiện một hoặc nhiều liệu pháp điều trị ung thư, các tế bào đột biến sẽ chết đi và được thay thế bằng những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, những tế bào này đôi khi có thể tiếp tục sản sinh thay vì biến mất. Khi số lượng tế bào đột biến tăng lên, các khối u bắt đầu hình thành.

Sự phát triển quá mức của các tế bào bất thường có thể xâm lấn sang mô gần đó. Bằng cách di chuyển qua bạch huyết hoặc mạch máu, các tế bào ung thư có thể lan rộng khắp cơ thể. Nếu chúng đã xâm lấn đến các mô hoặc cơ quan khác, khối u mới có nguy cơ cao sẽ hình thành.

Tình trạng ung thư gan xâm lấn vào các mô hoặc cơ quan lân cận gọi là lan truyền cục bộ, thường xảy ra ở giai đoạn 3C hoặc 4A.

  • Ở giai đoạn 3C, khối u gan bắt đầu phát triển sang một số cơ quan lân cận (không bao gồm túi mật). Nó có thể chạm đến lớp ngoài cùng của gan.
  • Trong giai đoạn 4A, trong gan xuất hiện một hoặc nhiều khối u với các kích cỡ đa dạng. Một số đã lan đến các mạch máu hoặc cơ quan lân cận. Tế bào ung thư cũng xuất hiện trong các hạch bạch huyết gần đó.

Khi ung thư được chẩn đoán sang giai đoạn 4B, điều đó đồng nghĩa tế bào ung thư đã di căn đến một cơ quan khác, chẳng hạn như ung thư gan di căn sang phổi, xương, não hoặc đại tràng.

Các giai đoạn ung thư gan cho biết ung thư đã lan rộng đến đâu và giúp xác định phương pháp điều trị có lợi cho người bệnh.

Ung thư gan giai đoạn cuối (di căn) có chữa được không?

Ung thư gan đã tiến triển đến giai đoạn di căn sẽ không có cách nào để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối hiện tại có thể giúp làm chậm quá trình di căn cũng như làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ sẽ đề nghị một phương pháp điều trị thích hợp dựa trên số lượng khối u được tìm thấy và vị trí của chúng. Nếu có quá nhiều khối u hoặc vị trí của chúng không thuận lợi cho việc điều trị, bạn sẽ có ít lựa chọn hơn. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp có lợi nhất cho bạn gồm liệu pháp điều trị trước đây, tình trạng của gan cũng như sức khỏe tổng quát của bạn.

Một số phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối phổ biến là:

  • Hóa trị được áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư trên khắp cơ thể.
  • Xạ trị cũng có thể được sử dụng để điều trị cho các khu vực xuất hiện khối u ác tính.
  • Liệu pháp miễn dịch như thuốc atezolizumab cùng với thuốc nhắm mục tiêu bevacizumab
  • Sorafenib là một loại thuốc đã được kiểm duyệt để điều trị ung thư gan di căn.

Bạn cũng có thể cần dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng ung thư gan di căn như đau, mệt mỏi…

Dù bạn chọn phương pháp chữa ung thư gan giai đoạn cuối nào, tác dụng phụ đều có khả năng xảy ra. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi và trò chuyện cởi mở với bác sĩ về bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Bác sĩ điều trị ung thư cũng có thể cung cấp thông tin về các thử nghiệm lâm sàng như một phương án điều trị.

Ung thư gan di căn sống được bao lâu?

Thông thường, khi nói về tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư, các bác sĩ sẽ đề cập đến tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Theo đó, bệnh nhân ung thư gan khi ở giai đoạn di căn chỉ còn khoảng 3% cơ hội sống sót sau 5 năm.

Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là một con số thống kê, không cho biết chính xác thời gian sống của một bệnh nhân cụ thể. Tiên lượng sống của bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như mức độ di căn của khối u, tuổi tác, sức khỏe tổng thể cũng như mức độ phản ứng với phương pháp điều trị. Vì vậy, dù được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối, bạn vẫn còn hi vọng kéo dài tuổi thọ nếu điều trị hiệu quả.

Triệu chứng ung thư gan di căn là gì?

Khi các tế bào ung thư chỉ vừa xuất hiện, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển và di căn, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối như:

  • Khối u ở bên phải bụng, cổ chướng
  • Đau vùng bụng trên, bên phải
  • Đầy hơi
  • Khu vực gần vai phải đau nhói
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Sốt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Da và mắt chuyển màu vàng rõ rệt
  • Phân màu trắng

Các triệu chứng di căn phụ thuộc vào nơi khối u mới hình thành. Nếu bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, hãy chắc chắn báo lại tất cả triệu chứng không rõ nguyên nhân cho bác sĩ.

Cách phòng ngừa ung thư gan di căn cơ bản nhất là ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư gan ngay từ đầu. Một số biện pháp thông thường như:

  • Tiêm vắc-xin ngừa virus viêm gan B, C
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra thường xuyên liệu bạn có mắc phải các vấn đề về gan nào không. Theo sát chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư gan hoặc các yếu tố gây nguy cơ ung thư gan khác.
  • Ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Sử dụng thức uống có cồn trong chừng mực. Nếu bạn bị xơ gan do uống rượu, hãy hỏi bác sĩ để được giúp đỡ trong việc cai rượu.

Những phương pháp thay đổi lối sống tích cực này có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan di căn hoặc tái phát. Nếu bạn đã được điều trị ung thư gan trước đó, hãy báo lại với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào bạn bắt gặp. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không? và “Ung thư gan di căn sống được bao lâu?”.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề