Mẫu hợp đồng thuê tàu đánh cá

Thuê tàu chuyến có lẽ là phương thức ít phổ biến hơn so với phương thức thuê tàu chợ. và cũng chính vì thế mà với rất nhiều người có ít cơ hội để làm việc với tàu chuyến và hiểu quy trình để thuê một tàu chuyến như thế nào.

Mẫu hợp đồng thuê tàu đánh cá
Thuê tàu chuyến để chở hàng rời

Xem lại 2 bài học trước:

  • Bài 1: Hợp đồng ngoại thương
  • Bài 2: Hơp đồng ngoại thương, cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Tóm tắt nội dung bài viết

  • Tên gọi một số tàu chuyến:
      • Một số thuật ngữ:
  • Tại sao nên thuê tàu chuyến?
  • Phương thức thuê tàu chuyến
  • Quy trình thuê tàu chuyến

+ Capesize vessel: Tàu chở hàng rời cỡ lớn trên 150.000 tấn. Do cấu trúc và mớn nước nên tàu không lưu thông được qua các kênh đào Suez, Panama.
+ Car carrier: Tàu chuyên dùng được đóng và trang bị riêng để chở ô tô xếp trần trên tàu: cầu dẫn để đưa xe lên xuống tàu và nhiều tầng để chất xếp xe thuận lợi.
+ Bulker or Bulk ship (Bulk carrier): Tàu chở hàng khô không đóng bao (Hàng rời), cấu trúc một boong (Single deck), có sức chở lớn từ một vạn đến vài vạn tấn trọng tải, tốc độ trung bình khoảng 14-15 hải lý/giờ, trang thiết bị làm hàng phù hợp với đặc tính của từng loại hàng.
Các loại tàu chở hàng rời phổ biến gồm có: Tàu chở than (Coal carrier), chở quặng (Ore carrier), chở ngũ cốc (Cereal carrier), chở xi măng (Cement carrier), chở phân bón (Fertilizer), tàu chở hàng rời-dầu hỗn hợp (Bulk-Oil Carrier), tàu chở hàng rời-quặng hỗn hợp (Bulk-Ore Carrier),…

Một số thuật ngữ:

Charterer – Người thuê tàu: Người hoặc công ty thuê tàu của chủ tàu để chở hàng chuyến giữa các cảng. (Voyage charterer). Hoặc để tự kinh doanh chuyên chở trong một thời gian nhất định (Time charterer).

Chartering agent – Đại lý thuê tàu: Người kinh doanh dịch vụ hàng hải được các Công ty/ Hiệp hội thương nhân xuất nhập khẩu chọn lựa làm đại lý và ủy thác việc thuê tàu chuyên chở hàng hóa. Họ là người trung gian giữa thương nhân và chủ tàu; thay mặt thương nhân giao dịch thuê tàu và hưởng hoa hồng theo quy định của hợp đồng đại lý.

Chartering broker – Môi giới thuê tàu: Khác với đại lý thuê tàu (Chartering agent) ở chỗ họ nhận ủy thác thuê tàu của chủ hàng theo từng vụ việc (không ký kết hợp đồng lâu dài). Và ăn hoa hồng thuê tàu của người chuyên chở.

Tại sao nên thuê tàu chuyến?

Khi bạn muốn vận chuyển một số lượng hàng hóa lớn mà tàu chợ không thể đáp ứng được các nhu cầu như: thời gian vận chuyển, khối lượng vận chuyển, địa điểm linh hoạt, đặc điểm hàng hóa,…

Khi thuê tàu chuyến, bạn sẽ dựa vào lịch trình cụ thể của mình để yêu cầu tàu. Còn đối với tàu chợ, bạn phải phụ thuộc nhiều vào lịch trình có sẵn của hãng tàu.

Thông thường, người thuê tàu có mối quan hệ tốt với chủ tàu sẽ có giá tốt.

* Ưu điểm:

  • Số lượng hàng gửi không hạn chế.
  • Thủ tục Gửi – Nhận hàng đơn giản.
  • Biểu cước ổn định.
  • Chủ động.

* Nhược điểm:

  • Cước cao.
  • Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở.
  • Thời gian vận chuyển lâu.

Phương thức thuê tàu chuyến

Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu vận tải biển của mình để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến thì mối quan hệ giữa người thuê tàu và chủ tàu được điều chỉnh bằng văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến. Hợp đồng này do hai bên tự thỏa thuận, đàm phám và đi đến ký kết.

Các loại hình thuê tàu chuyến hiện nay: Thuê từng chuyến một, Thuê khứ hồi, Thuê nhiều chuyến liên tục, Thuê bao.

Thuê từng chuyến một: người thuê tàu để vận chuyển hàng hóa từng chuyến riêng biệt. Với mỗi chuyến sẽ có hợp đồng riêng.

Thuê khứ hồi: người thuê tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng dỡ hàng đến cảng đích. Sau đó tiếp tục vận chuyển hàng hóa từ cảng đích trở về cảng bốc hàng ban đầu.

Thuê nhiều chuyến liên tục: người thuê tàu có nhu cầu thuê nhiều chuyến liên tục để chở hàng hóa. Tùy theo hợp đồng thỏa thuận trên số chuyến hay trên một khoảng thời gian.

Thuê bao: người thuê tàu vận tải biển của chủ tàu mà người thuê tàu bao luôn cả tàu.

Quy trình thuê tàu chuyến

Bước 1: Người thuê tàu có thể thông qua công ty Logistics yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa. Người thuê tàu phải cung cấp thông tin về hàng hóa, tên hàng; bao bì đóng gói, số lượng hàng; hành trình…để công ty logistics có căn cứ tìm tàu hợp lý.

Bước 2: Trên cơ sơ những thông tin của người thuê tàu cung cấp. Công ty Logistics sẽ tìm tàu vận tải biển phù hợp với nhu cầu hàng hóa.

Bước 3: Khi tìm được tàu phù hợp. Tiến hành đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng.

Bước 4: Công ty Logistics thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để tiến hành chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng

Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu tiến hành ký hợp đồng thỏa thuận

Bước 6: Sau khi hợp đồng được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ thực hiện. Người thuê tàu sẽ vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng lên tàu; chủ tàu sẽ cấp vận đơn đường biển cho người thuê tàu.

Mời các bạn xem lại bài học hợp đồng ngoại thương và cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương.


Dưới đây là các mẫu hợp đồng thực tế được trích từ bộ hồ sơ của doanh nghiệp. Các bạn sinh viên có thể tham khảo để hỗ trợ học tập.

Hợp đồng thuê tàu chuyến thực tế: Link tải tại đây

Link tải mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến (Tiếng Anh): Link tải tại đây

Link tải Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến (Tiếng Việt): Link tải tại đây

Link tải Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến (Song ngữ Anh – Việt): Link tải tại đây

Xem thêm:Tiểu luận Hình thức vận tải bằng tàu chợ – tàu chuyến