Mấu chốt của thành đạt là ở đâu Lớp 9

Môn Văn Lớp: 9 Giúp em bài này với ạ: Phần II ( 3,5 điểm ) Cho đoạn văn sau : “ Mấu chốt của thành đạt là ở đâu ? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện học tập, có người cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người ” ( Nguyễn Hương – “ Trò chuyện với bạn trẻ ” )- sách Ngữ văn 9 , tập 2 1. Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn văn trên ? 2-Câu “ Mấu chốt của thành đạt là ở đâu ? ” thuộc kiểu câu gì xét về mục đích nói?

No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

Câu 1 - Trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.

a)

 

Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài […] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài“Thu điếu” ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3, 4:Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,đối với:Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí.

 

(Toàn tập Xuân Diệu, tập 6)

 

b)

 

Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có diều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng,chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

 

(Nguyên Hưng, Trò chuyện với bạn trẻ)

 

Trả lời

 

a. Phép lập luận phân tích:

+ hay ở các điệu xanh

+ hay ở những cử động

+ hay ở những vần thơ

+ hay ở việc sử dụng từ ngữ

b. Phép phân tích và tổng hợp để bàn về mấu chốt của sự thành đạt.

- Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt 

- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.

+ Gặp thời

+ Hoàn cảnh bức bách

+ Điều kiện thuận lợi

+ Tài năng

* Tổng hợp: mấu chốt thành đạt là ở bản thân con người.


Câu 2 - Trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

 

Trả lời

 

- Không lấy việc học làm mục đích.

- Học bị động, đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.

- Không thấy hứng thú.

- Học hình thức.

- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.

 

Câu 3 - Trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 2: Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.

 

Trả lời

 

- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại.

- Đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm

- Cần đọc kĩ, hiểu sâu.

- Cần phải đọc rộng.


Câu 4 - Trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.

 

Bài làm

 

Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách

      Ngạn ngữ phương Đông có câu: “Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách”. Sách có thể chứa đựng tri thức, kinh nghiệm sống, hoài bão, ước mơ… của người xưa truyền lại cho hậu thế. Đọc sách là con đường tích lũy tri thức, là một trong những con đường quan trọng nhất của học vấn, có vai trò to lớn trong việc lập thân của mỗi con người. Muốn thành tài phải khổ công rèn luyện, phải biết lựa chọn sách để đọc. Đây là một công việc không hề đơn giản bởi thời đại bùng nổ tri thức sẽ dễ làm cho con người lạc hướng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những phương pháp đọc sách đúng đắn, phải đọc kĩ, đọc kết hợp với nghiền ngẫm. Không những vậy, chúng ta cũng cần kết hợp giữa đọc giữa sách chuyên môn với các sách khoa học thường thức để có kiến thức rộng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. 

Đề thi chất lượng học kì 2 môn Ngữ văn 12: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh  (chị) về vai trò của  ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều  kiện được học tập, có  người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

    Thật vậy. Gặp thời tức  là gặp  may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì  cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập  rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng  có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không  tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ  quan  mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.  Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)

1. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?

2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3. Thao tác lập luận chủ yếu  được sử dụng trong văn bản?

4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh  (chị) về vai trò của  ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0đ)

     “Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng  tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu  đối với con người”. Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ  nhận định trên.

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0đ)

1. Mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.

2. Nghị luận.

3. Phân tích.

4. – Nội dung: trình bày được một hoặc một số vai trò của ý chí, nghị lực

Hình thức: đảm bảo hình thức của đoạn văn và yêu cầu về số câu.

II.PHẦN LÀM VĂN (7,0đ)

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và trích dẫn ý kiến

b. Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

– thấu hiểu Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

– trĩu nặng tình thương: là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, là sự cảm thông, đồng cảm 2.   Bàn luận chứng minh vấn đề

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau năm 1975.

– Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.

b. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định

* Nội dung

–  Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người

+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).

+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lí (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).

– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người

+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…).

+ Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…).

* Nghệ thuật

–  Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và nhân vật.

–  Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, chiêm nghiệm.

3. Đánh giá chung

–  Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.

–  Qua phản ánh những nghịch lí cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lí giải nguyên nhân của thực trạng ấy.

c. Kết bài:

Nêu cảm nhận của bản thân.

Video liên quan

Chủ đề