Mất hộ chiếu thì làm thế nào

Khi thất lạc hoặc bị mất cắp hộ chiếu còn giá trị ở nước ngoài, để đề phòng kẻ gian lợi dụng và công dân phải tự bảo vệ các chi tiết nhân thân. Công dân cần trình báo ngay việc mất hộ chiếu cho cảnh sát nước sở tại và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất hoặc Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn giải quyết.

Công dân cần làm gì?

  1. Trình báo khẩn cấp với cảnh sát sở tại, lấy giấy xác nhận của cảnh sát việc mất hộ chiếu;
  2. Tải và điền đầy đủ thông tin vào Đơn trình báo mất hộ chiếu theo Mẫu Hộ chiếu (mẫu TK05), và gửi email về Cục Lãnh sự (theo địa chỉ ) và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam nơi công dân đang có mặt, kèm theo 03 ảnh cỡ 4x6 cm;
  3. Chuẩn bị nhiều nhất có thể các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao hộ chiếu cũ, bản sao/bản gốc CMTND, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu…)
  4. Tờ khai cấp hộ chiếu thay thế (mẫu TK02)
  5. Trực tiếp có mặt tại Cơ quan Đại diện để nộp các giấy tờ trên và làm thủ tục (trong giờ làm việc và không cần đặt hẹn).

Thời gian Cơ quan Đại diện Việt Nam xét cấp lại hộ chiếu thay thế:

  1. Nếu công dân cung cấp đầy đủ các giấy chứng minh quốc tịch Việt Nam như giấy Chứng minh nhân dân bản gốc, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu (hoặc bản sao công chứng); bằng chứng xuất cảnh rời Việt Nam và nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng 2 ngày làm việc, ĐSQ sẽ cấp hộ chiếu thay thế hoặc hộ chiếu theo thủ tục rút gọn (có giá trị 12 tháng) để công dân tiếp tục hành trình đi nước khác hoặc về nước.
  2. Nếu công dân không cung cấp được bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, ĐSQ sẽ làm thủ tục hành xác minh thông tin nhân thân của công dân với Cục QLXNC. Trong vòng 01 ngày làm việc sau khi có trả lời xác minh từ cơ quan có thẩm quyền trong nước, công dân sẽ được xem xét cấp hộ chiếu thay thế hoặc hộ chiếu theo thủ tục rút gọn (có giá trị 12 tháng).

Khuyến cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp:

  1. Trong thời gian gần đây, tại Paris và các thành phố lớn của Pháp ĐSQ ghi nhận việc gia tăng các vụ trộm, cướp nhằm vào khách du lịch nước ngoài, nhất là khách châu Á. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo công dân đi du lịch  trước khi khởi hành cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ nhân thân như bản sao hộ chiếu cũ, bản sao/bản gốc CMTND, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu dưới dạng bản sao chứng thực và/hoặc lưu trữ dưới dạng điện tử để sử dụng khi cần thiết. Sau khi xuất cảnh rời Việt Nam và sau khi nhập cảnh vào Pháp, công dân nên chụp lại các trang hộ chiếu trên đó có thị thực và dấu xuất/nhập cảnh.
  2. Ngay sau khi việc mất hộ chiếu được thông báo đến cảnh sát, Cục LS và CQĐD, hộ chiếu sẽ bị hủy và sẽ không được phục hồi giá trị sử dụng để khai báo di trú và xuất nhập cảnh trở lại. Công dân không sử dụng lại hộ chiếu này trong trường hợp tìm thấy và cần tới ĐSQ trình báo việc tìm thấy hộ chiếu để được xem xét cấp lại hộ chiếu mới thay thế trong thời gian sớm nhất.
  3. Đối với công dân sinh sống lâu dài tại Pháp hoặc có thời gian lưu trú tại Pháp dài hơn 20 ngày, để rút ngắn thời gian xác minh khi bị mất hoặc thất lạc hộ chiếu, công dân có thể yêu cầu Cục QLXNC cấp giấy Xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài theo hướng dẫn tại đây.
  4. Việc trình báo mất hộ chiếu và yêu cầu cấp lại hộ chiếu hoặc cấp giấy thông hành do bị mất hộ chiếu không cần đặt hẹn trước.

Liên hệ khẩn cấp trong trường hợp mất hộ chiếu

Điện thoại: 01 44 14 64 00/ 01 44 14 64 44/01 44 14 64 26

Email:

hoặc/và

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp/ Ambassade du Vietnam en France

Bộ phận Quốc tịch - Hộ chiếu

61, rue de Miromesnil 75008 PARIS

Métro: Miromesnil (Ligne 9)

THÔNG BÁO VỀ THỜI GIAN TIẾP KHÁCH LÃNH SỰ

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ không mở cửa tiếp khách các ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6 (10 – 12/02/2021). Các trường hợp đã đặt hẹn vào thời gian này có thể xuất trình thư triệu tập và làm thủ tục vào thời gian trước hoặc sau ngày hẹn (theo lịch làm việc dưới dây) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đối với các thủ tục được phép.

Trong tình hình dịch bệnh hiên nay khi chính quyền sở tại tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trân trọng đề nghị Quí vị :

  1. Đặt hẹn trước khi đến làm thủ tục tại ĐSQ theo lịch làm việc sau đây :
  • Hộ chiếu – quốc tịch: sáng thứ 2, sáng thứ 4 và chiều thứ 5 (trừ ngày lễ)
  • Hộ tịch – Công chứng/chứng thực: chiều thứ 2, sáng thứ 3 và sáng thứ 5 (trừ ngày lễ)
  1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định vệ sinh/an toàn và phòng chống dịch: đeo khẩu trang; rửa tay trước khi vào phòng tiếp khách lãnh sự; tuân thủ giới hạn số người trong phòng chờ làm thủ tục (4 người trong cùng thời điểm); giữ giãn cách theo vạch kẻ sẵn trước phòng tiếp khách;
  2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng hướng dẫn tại trang web của Đại sứ quán (ambassade-vietnam.com, mục thủ tục lãnh sự).

Trong thời gian dịch bệnh, ĐSQ tiếp tục khuyến khích Quí vị làm thủ tục qua đường bưu điện (trừ các thủ tục bắt buộc khách phải trình diện tại ĐSQ). Để tránh trường hợp hồ sở bị trả lại, đề nghị Quý vị đọc kỹ hướng dẫn tại trang web. Nếu cần biết thêm thông tin hoặc trường hợp khẩn cấp không kịp lấy hẹn, Quí vị có thể liên hệ với các bộ phận liên quan qua email để được hướng dẫn:

Lưu ý:  

    1. Trong thời gian này, để giảm thiếu số người trong phòng tiếp khách, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, ĐSQ sẽ chỉ trả kết quả theo đường bưu điện.
    2. Lịch làm việc có thể thay đổi theo biến chuyển của tình hình dịch bệnh. Đề nghị các Quí vị thường xuyên theo dõi các thông báo cập nhật của ĐSQ tại địa chỉ : ambassade-vietnam.com

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp

Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân.Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân. THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN LÀ GÌ? Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, Thẻ căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Từ ngày 01/01/2016, Chứng minh nhân dân loại cũ sẽ được thay thế bằng Thẻ Căn cước công dân. Chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực theo quy định, nhưng sau một thời hạn nhất định sẽ phải đổi hoàn toàn sang Thẻ Căn cước công dân. Theo luật Căn cước công dân, các công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Theo quy định, mặt trước của thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: ảnh, số thẻ căn cước công dân, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Công dân sẽ được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. LỢI ÍCH CỦA THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Thẻ Căn cước công dân hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các công dân khi sử dụng, nổi bật trong đó là: + Thẻ căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,… + Trong tương lai, Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. + Công dân sẽ được miễn phí cấp Thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. + Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỦ TỤC LÀM THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Theo Luật, công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục căn cước nhanh, chính xác theo quy định. 1. Về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân; b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; Trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu; Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định. Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt; Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân; e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định. 2. Trình tự thực hiện cấp thẻ căn cước công dân Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại. Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thành phần hồ sơ a) Sổ hộ khẩu; b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01). + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước: + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; + Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. 3. Lệ phí làm thẻ Căn cước công dân Nếu làm lần đầu (14 tuổi): Miễn phí. Đổi Căn ước ông dân vào năm 25, 40, 60 tuổi: Miễn phí. Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang Căn cước công dân: 30 nghìn đồng. Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi: 50 nghìn đồng (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí). Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn đồng. Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định,… 4. Thời gian cấp thẻ căn cước công dân Theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây: + Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; + Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Chi tiết

Video liên quan

Chủ đề