Vì sao trẻ bị viêm phế quản

 
  

   
 

 
 









  • Đang truy cập4
  • Hôm nay885
  • Tháng hiện tại24,098
  • Tổng lượt truy cập5,254,708

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh đôi khi làm cho trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh dễ tiến triển nặng thành viêm phổi. Cùng YouMed tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em trong bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến. Trẻ bị viêm phế quản bị viêm nhiễm đường thở dưới, hay sưng cuống phổi nhưng chưa lan đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, khi viêm cuống phổi sẽ làm cho trẻ ho nhiều. Và nếu để trẻ ho nặng, viêm nhiễm có thể lan xuống nhu mô phổi. Bệnh dễ trở nặng thành viêm phổi nếu không được điều trị tích cực.

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi rất hay mắc phải căn bệnh này, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh. Bệnh thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… Trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường biến chứng thành viêm phổi. 

2. Phân loại bệnh viêm phế quản trẻ em

Tùy theo tình trạng nặng nhẹ, bệnh có thể phân loại thành:

Viêm tiểu phế quản: Bệnh này khá lành tính và dễ khỏi. Bệnh thường không để lại biến chứng. Đa số trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn 2 tuổi dễ mắc phải loại viêm này. Nếu bệnh nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ vào bệnh viện để quan sát kỹ và điều trị. Nhằm tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra.

Viêm phế quản phổi: bệnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc không khí ô nhiễm. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi. Ngoài ra, khi bé trúng gió lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thì dễ mắc bệnh này hơn. Tình trạng viêm này nguy hiểm hơn, do gây biến chứng suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản cấp: trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi rất dễ mắc phải bệnh này, đặc biệt vào tiết trời đông xuân. Bệnh dễ biến chứng nguy hiểm thành suy hô hấp, phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở… Do vậy bệnh có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc phải tình trạng viêm cấp này.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều cơ chế gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ:

  • Virus: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản của trẻ. Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu và chưa ổn định. Khi gặp những điều kiện thích hợp (suy giảm sức đề kháng), các loại virus và vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sẽ tấn công trẻ mắc viêm phế quản. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm tai-mũi-họng, những vi khuẩn này lại càng tích cực hoạt động. Đôi khi do sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc sức khỏe của trẻ yếu, thì virus có thể tấn đến cuống phổi.
  • Thời tiết, môi trường: thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm (khói bụi, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc) cũng dễ làm trẻ mắc bệnh.
  • Nguyên nhân khác: tắm quá lâu, tắm sai cách, tắm nước quá lạnh, không giữ ấm khi trời lạnh… cũng là một trong những lý do gây bệnh viêm phế quản.

4. Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và khó nhận biết. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói,… Bố mẹ cần chú ý trẻ sẽ ho nhiều và khó thở. Đặc biệt lưu ý cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì có thể là trẻ đã bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng khó lường. Bố mẹ cần lưu ý các giai đoạn tiến triển bệnh của trẻ:

  • Giai đoạn đầu: ho, sốt nhẹ, sổ mũi kèm theo hắt hơi, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc
  • Giai đoạn phát triển: sốt cao, xuất hiện hiện tượng thở khò khè, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Da trẻ có biểu hiện xanh xao, tím tái

  • Giai đoạn bệnh nặng: tình trạng thở khò khè trở nên nặng hơn. Những triệu chứng khác cũng xuất hiện như sốt cao (trên 38 độ C), ho kéo dài, ho có đờm, đổ mồ hôi, chân tay yếu, mệt mỏi, môi khô, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, da tím tái, tiêu chảy, ngủ mê man, li bì. Nặng hơn trẻ có thể bị co giật, hôn mê

5. Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Khi trẻ đang mắc bệnh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để việc trị liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn:

  • Đặc biệt giữ ấm cho trẻ, lưu ý vùng cổ họng. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, tránh bỏ bữa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc… Giữ gìn, vệ sinh nơi ở của trẻ sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên cho trẻ uống nước ấm. Vì nước ấm sẽ giúp làm sạch đờm, giúp trẻ đỡ đau rát họng và dễ thở hơn.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh không giảm sau 2 – 3 ngày. Hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, nôn nhiều, co giật, khó thở…

Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách. Không được tự ý điều trị tại nhà, hoặc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ hết sau một vài ngày.

Viêm phế quản là bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý và chăm sóc tích cực ở giai đoạn đầu để tránh bệnh diễn tiến thành viêm phổi. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế. Tuyệt đối không được chủ quan tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà mà chưa có đơn bác sĩ.

Dược sĩ  Phạm Thị Thuý Diễm

Video liên quan

Chủ đề