Mắt bị yếu là vì sao

Một số ít trường hợp, mất thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khối u ở não, chấn thương đầu, đột quỵ, cơn đột quỵ thiếu máu thoáng qua.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán mất thị lực?

Người bệnh có thể không nhận ra rằng thị lực của mình đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh tiến triển dần dần. Đôi khi, chính những người thân thiết nhất lại nhận thấy sự thay đổi này.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu suy giảm thị lực ngăn bạn thực hiện các hoạt động bình thường. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và bệnh sử của bạn và gia đình. Bạn cũng cần cung cấp thông tin chi tiết về bệnh, bao gồm thời gian xuất hiện mất thị lực và kéo dài trong bao lâu. Sau đó, họ sẽ kiểm tra mắt bạn để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, sự xuất hiện và biến mất của các cơn đau có thể giúp bác sĩ thu hẹp các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu bạn chỉ bị mất thị lực trong thời gian rất ngắn, nguyên nhân có thể là do cơn thiếu máu não thoáng qua và chứng đau nửa đầu ở mắt. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm xác nhận chẩn đoán, bao gồm:

  • Siêu âm: được thực hiện nếu bác sĩ không nhìn thấy rõ võng mạc trong khi kiểm tra đáy mắt.
  • Chụp MRI có Gadolinium: phương pháp này được dùng cho một số người bị đau mắt, sưng dây thần kinh thị giác và có các triệu chứng khác.
  • Tốc độ máu lắng hay tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và xét nghiệm CRP (xét nghiệm máu đo gián tiếp tình trạng viêm trong cơ thể): thường được thực hiện ở những người trên 50 tuổi bị đau đầu.

Những phương pháp nào giúp điều trị mất thị lực?

Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây mất thị lực càng nhanh càng tốt, mặc dù điều trị có thể không thể cứu hoặc phục hồi thị lực. Tuy nhiên, điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực một bên mắt còn lại.

Có nhiều thiết bị chuyên dụng có thể giúp bạn nhìn thấy khi thị lực dần suy yếu, như kính mắt, kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu làm phẫu thuật. Các phương pháp điều chỉnh thị lực bao gồm kính mắt, kính áp tròng, kính nhân tạo vĩnh viễn hoặc phẫu thuật mắt.

Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng này không thể điều trị được và khiến bạn bị mù vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa mất thị lực?

Mất thị lực có thể được ngăn chặn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ như bạn có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể bằng cách đeo kính râm phân cực khi ở bên ngoài. Tuy nhiên, bạn thường không thể ngăn ngừa mất thị lực liên quan đến tuổi tác.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực cấp tính là

Những nguyên nhân ít gây ra mất thị lực cấp tính bao gồm

Mắt bị yếu là vì sao

Tiền sử bệnh hiện tại thường có thể xác định rõ sự khởi phát, thời gian kéo dài và sự tiến triển của các triệu chứng, cũng như xác định xem chúng là song phương hay đơn phương. Triệu chứng nên được xác định càng chính xác càng tốt bằng cách đặt một yêu cầu hoặc câu hỏi mở (ví dụ: “Vui lòng làm rõ ý bạn nói nhìn mờ là thế nào”). Ví dụ, mất chi tiết không giống như mất độ tương phản. Ngoài ra, bệnh nhân có thể không nhận ra họ có khuyết thị trường nhưng họ sẽ tả với bác sĩ là bị vấp khi leo cầu thang hoặc khó nhìn chữ khi đọc. Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm đỏ mắt, sợ ánh sáng, nhìn thấy ruồi bay, nhìn thấy chớp sáng, và đau khi di động nhãn cầu. Cần phải tìm hiểu ảnh hưởng của bóng tối (ban đêm), ánh sáng (tức là gây mờ, hoa mắt, nhìn thấy quầng mầu, chói sáng), khoảng cách từ vật, và kính chỉnh khúc xạ và liệu thị lực trung tâm hay ngoại vi bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Đánh giá toàn trạng gồm các câu hỏi về các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, chẳng hạn như tăn cảm gíac khát và đa niệu (tiểu đường).

Tiền sử nên chú ý đến chấn thương mắt trước đây hoặc các bệnh mắt khác đã được chẩn đoán và hỏi về các yếu tố nguy cơ đối của bênh mắt (ví dụ như tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả... đọc thêm

Mắt bị yếu là vì sao
, đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường (DM) là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose má... đọc thêm , HIV/AIDS Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4... đọc thêm
Mắt bị yếu là vì sao
, Lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Các biểu hiện phổ biến có... đọc thêm
Mắt bị yếu là vì sao
, thiếu máu hồng cầu hình liềm Bệnh hồng cầu liềm Bệnh hồng cầu liềm (bệnh huyết sắc tố) gây ra chứng thiếu máu tan máu mạn tính xảy ra hầu như chỉ ở người da đen. Nguyên nhân do di truyền đồng hợp tử của cá... đọc thêm
Mắt bị yếu là vì sao
, các bệnh có thể gây hội chứng tăng độ nhớt máu Multiple Myeloma Đa u tủy xương là ung thư của tương bào mà sản xuất ra các globulin miễn dịch đơn dòng, xâm lấn và phá hủy xương lân cận. Các biểu hiện thường... đọc thêm
Mắt bị yếu là vì sao
, macroglobulin máu Waldenström Bệnh đại phân tử Macroglobulinemia là một rối loạn tế bào huyết tương ác tính, trong đó các tế bào B sản xuất quá nhiều IgM M-protein. Các biểu hiện có thể bao... đọc thêm ). Tiền sử dùng thuốc gồm các câu hỏi về việc sử dụng những thuốc có thể ảnh hưởng đến thị lực (ví dụ, corticoid) và điều trị các bệnh ảnh hưởng đến thị lực (ví dụ bệnh võng mạc đái tháo đường Bệnh võng mạc đái tháo đường Các biểu hiện của bệnh võng mạc tiểu đường gồm vi phình mạch, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù hoàng điểm, thiếu máu hoàng điểm, tâ... đọc thêm
Mắt bị yếu là vì sao
).

Cần khám toàn diện nhưng các triệu chứng ngoài mắt có thể đánh giá khi cần thiết.

Kiểm tra thị lực là mấu chốt. Nhiều bệnh nhân không cố gắng hết sức. Dành đủ thời gian và động viên bệnh nhân để có kết quả khám chính xác hơn.

Thị lực lý tưởng được đo khi bệnh nhân đứng cách bảng Snellen được treo trên tường 6 m (khoảng 20 ft). Nếu không thể thực hiện được, thị lực có thể được đánh giá bằng một bảng cách mắt 36 cm (14 inch). Đo thị lực gần nên được kết hợp với chỉnh kính đọc tại chỗ cho bệnh nhân > 40 tuổi. Mỗi mắt được thử riêng biệt trong khi mắt kia được che bởi một vật đặc (không phải là ngón tay của bệnh nhân, có thể có khe hở trong quá trình thử). Nếu bệnh nhân không thể đọc được dòng trên cùng của bảng Snellen ở 6 m, thị lực sẽ được thử ở 3 m. Nếu không đọc được bảng, bệnh nhân sẽ thử thị lực đếm ngón tay. Nếu không, người khám sẽ kiểm tra xem bệnh nhân có thể nhận ra bóng bàn tay không. Nếu không, kiểm tra khả năng nhận biết sáng tối của bệnh nhân.

Bệnh nhân được thử thị lực không kính và có kính. Nếu thị lực cải thiện với kính tức là bệnh nhân có tật khúc xạ. Nếu bệnh nhân không đeo kính thì sử dụng kính lỗ khúc xạ. Nếu không có kính lỗ khúc xạ phiên bản thương mại, có thể tạo ra kính lỗ tại giường bằng cách dùng kim 18G chọc một lỗ trên một tấm bìa che mắt và thay đổi nhẹ đường kính của các lỗ khác nhau. Bệnh nhân chọn lỗ giúp điều chỉnh thị lực tốt nhất. Nếu thị lực sắc nét lên nhờ kính lỗ, thì tật khúc xạ là nguyên nhân gây mờ. Kính lỗ khúc xạ là một cách nhanh, hiệu quả để chẩn đoán tật khúc xạ, nguyên nhân gây mờ phổ biến nhất. Tuy nhiên với khúc xạ qua kính lỗ, thị lực điều chỉnh tốt nhất thường chỉ đạt 20/30 chứ không bao giờ lên tới 20/20.

Khám mắt cũng rất quan trọng. Kiểm tra phản xạ trực tiếp và phản xạ liên ứng được thực hiện khi làm khám nghiệm đảo đèn chiếu. Thị trường được đánh giá sơ bộ bằng khám nghiệm che mắt và lưới Amsler.

Đục giác mạc được kiểm tra trên sinh hiển vi. Tyndall tiền phòng có thể được phát hiện qua khám sinh hiển vi mặc dù những kết quả thăm khám này không giải thích được triệu chứng mờ mắt ở những bệnh nhân không có đau hoặc đỏ mắt.

Khám thủy tinh thể đục trên soi đáy mắt, khám sinh hiển vi hoặc cả hai.

Khám đáy mắt bằng máy soi đáy mắt trực tiếp. Có thể khám chi tiết hơn nếu giãn đồng tử bằng một giọt cường giao cảm (ví dụ phenylephrine 2,5%), liệt điều tiết (ví dụ, 1% tropicamide hoặc 1% cyclopentolate), hoặc cả hai; giãn tối đa sau khoảng 20 phút. Có thể quan sát được phần lớn đáy mắt, bao gồm võng mạc, hoàng điểm, hố trung tâm, mạch máu, đĩa thị và bờ đĩa. Để quan sát được toàn bộ võng mạc (tức là để khám bong võng mạc ngoại vi), người khám, thường là bác sĩ mắt, phải sử dụng đèn soi đáy mắt gián tiếp.

Nếu thị lực cải thiện với kính lỗ hoặc kính gọng thì nhiều khả năng là mờ do tật khúc xạ. Mất tương phản hoặc chói sáng có thể do đục thủy tinh thể.

Mắt bị yếu là vì sao

Mắt bị yếu là vì sao

Nếu thị lực cải thiện với kính, bệnh nhân sẽ được chuyển tới chuyên viên khúc xạ hoặc bác sĩ mắt để kiểm tra khúc xạ. Nếu thị lực không cái thiện với kinh nhưng không có dấu hiệu báo động thì bệnh nhân được chuyển tới bác sĩ mắt để khám thường quy. Với một dấu hiệu báo động, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp tới bác sĩ mắt.

Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh toàn thân nên được làm các khám nghiệm sau: