Luyện từ và câu lớp 5 trang 52 Vở bài tập

Luyện từ và câu - Từ đồng âm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tuần 5: Luyện từ và câu - Từ đồng âm là lời giải phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 5 trang 31 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập tìm từ đồng âm, phân biệt các từ đồng âm, hiểu được nghĩa của các từ đó. Mời các em cùng tham khảo.

Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa

Luyện từ và câu lớp 5: Từ đồng âm

Hướng dẫn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tuần 5

Câu 1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ dưới đây:

a) Nghĩa của các từ đồng

- Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.

- Tượng đồng: ............

- Một nghìn đồng: ............

b) Nghĩa của các từ đá

- Hòn đá : ............

- Đá bóng: ............

c) Nghĩa của các từ ba

- Ba và má: ............

- Ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Câu 2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.

M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.

- Cờ vua là một môn thể thao đuợc nhiều người yêu thích

Câu 3. Đọc mẩu chuyện vui Tiền tiêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 52) và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng. Ghi lời giải thích của em vào chỗ trống.

Câu 4. Giải các câu đố sau:

a)

Trùng trục như con chó thui

Chín mốt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

Là con........

b)

Hai cây cùng có một tên

Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường

Cây này bảo vệ quê hương

Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.

Là cây.....

Đáp án vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tuần 5 trang 31

Câu 1.

a) Nghĩa của các từ đồng

- Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.

- Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm lõi dây điện và chế hợp kim.

- Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam

b) Nghĩa của các từ đá

- Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.

- Đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

c) Nghĩa của các từ ba

- Ba và má: Bố, cha, thầy - một trong những cách xưng hô đối với người sinh ra mình.

- Ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Câu 2.

Bàn

- Sau khi học bài xong, em dọn dẹp sách, vở, xếp bàn ghế cẩn thận.

- Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn Toán.

Cờ

- Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.

- Ông nội và ông Tư hàng xóm thường đánh cờ tướng vào mỗi sáng.

Nước

- Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe.

- Nước ta có hình cong như chữ S.

Câu 3.

- Nam nhầm lẫn từ “tiêu” trong cụm từ “tiền tiêu” (tiền để tiêu) với tiếng “tiêu” trong từ đồng âm “tiền tiêu” (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch).

Câu 4.

a) Là con: Chó thui

b) Là cây: hoa súng và cây súng

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 51, 52, 53 - Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 52 Vở bài tập

Bài 1: Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh hoạ mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao :

Trả lời:

a) Yêu nước

M : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

- Con ơi con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

- Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng

- Chim Việt đậu cành Nam

b) Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

c) Đoàn kết

- Một cây làm chắng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Lá lành đùm lá rách

d) Nhân ái

- Thương người như thể thương thân

- Chị ngã em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Bài 2: Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy điền những tiếng còn thiếu vào mỗi câu. Sau đó viết các tiếng trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.

Trả lời:

(1) Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

(2) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(3) Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.

(4) Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.

(5) Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

(6) Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

(7) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng .

(8) Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn

(9) Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu.

(10) Dù ai nói đông nói tây

Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng.

(11) Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương

(12) Nói chín thì nên làm mười

Nói mười, làm chín, kẻ cười người chê.

(13) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

(14) Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây.

(15) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

(16) Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Ô hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn

Luyện từ và câu lớp 5 trang 52 Vở bài tập

Câu 1:  Các từ in đậm trong mỗi cặp câu dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào ? Đánh dấu (+) vào ô thích hợp.

Trả lời:

CâuTừ đồng âmTừ nhiều nghĩa

Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

Tổ em có chín học sinh.

+…………

Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

…………+

Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

+…………

Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

+…………

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

+…………

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

…………+

Câu 2: Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào ? Viết câu trả lời vào chỗ trống.

Trả lời:

CâuNghĩa của từ "xuân"

a. Mùa xuân (1) là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)

b. Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (...) khi người ta đã ngoài 70 xuân (3), thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp.

Xuân (1): Chỉ thời tiết. “Mùa xuân” là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

Xuân (2): Có nghĩa là tươi đẹp.

Xuân (3) - Chỉ tuổi tác của con người.

Câu 3: Dưới đây là những nghĩa phổ biến của các từ cao, nặng, ngọt. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ đó:

Trả lời:

TừNghĩa của từĐặt câu phân biệt các nghĩa của từ
a. CaoCó chiều cao lớn hơn mức bình thường.Hà My mới học lớp 3 nhưng bạn ấy đã cao hơn anh chị khối trên.
 Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.Tỉ lệ học sinh giỏi năm nay trường em cao hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
b. Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

Bé Duy mới học lớp 3 nhưng đã nặng tới 45 kilogam

Bé Ngọc chỉ vô tình va nhẹ vào bé Quân vậy mà Quân khóc thét ầm lên

c. NgọtCó vị như vị của đường, mật.

Em và em gái đều rất thích ăn bánh ngọt, nhất là bánh quy bơ sữa.

Cô giáo chủ nhiệm có giọng nói ngọt ngào và truyền cảm

Ôi! Tiếng đàn Piano của bé An đánh mới ngọt ngào làm sao.

Từ khóa tìm kiếm: giải VBT tiếng việt 5 tập 1, giải bài luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 52, giải chi tiết bài luyện tập về từ nhiều nghĩa tuần 8 vbt tiếng việt 5 tập 1, hướng dẫn giải luyện tập về từ nhiều nghĩa tuần 8 trang 52.