Lực ma sát trong an toàn giao thông là gì

CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CỦA LỰC MA SÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.34 KB, 16 trang )

TIẾT 24: CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CỦA LỰC MA SÁT
I. Phân bố kiến thức vật lý và nội dung trong chuyên đề “ Ứng dụng của lực ma sát”

LỰC MA SÁT
Giáo dục tư tưởng
- Lực ma sát xuất hiện khi có sự
cọ xát giữa hai mặt tiếp xúc.
- Phụ thuộc vào áp lực của vật
lên mặt tiếp xúc và tính chất mặt
tiếp xúc.

- Có xu hướng cản trở chuyển động.
- Bào mòn bề mặt tiếp xúc.
- Đóng vai trò lực phát động trong một số
trường hợp.

GD kỹ năng thực hành,
kỹ năng giao tiếp.

Lực ma sát trượt
Lực ma sát nghỉ
- Xuất hiện khi vật có xu
hướng chuyển động
nhưng chưa chuyển
động.
-Có độ lớn tăng từ 0
đến FM=µnN
M
n

-Đóng vai trò lực


phát động.

- Xuất hiện khi vật này
trượt trên bề mặt vật
khác.
- Có độ lớn không đổi
Fmst=µt.N
t

-Giúp vật giảm tốc độ
để dừng lại.

Lực ma sát lăn

- Xuất hiện khi vật này
trượt trên bề mặt vật khác.
µl < µt. < µn <1
l
t
n

Chuyển từ ổ trượt sang
ổ lăn.

-Giúp cầm nắm các
vậ t

- Lực phát động
- Băng chuyền
- Kéo co


- Cua xe an toàn

-Má phanh xe,
-Máy mài nhẵn, đánh bóng
- Bơm lốp xe đúng cách
-Tàu đệm từ

- Giáo dục tiết kiệm năng lượng
- Giáo dục kỹ thuật tổng hợp
- Giáo dục hướng nghiệp
- Giáo dục an toàn giao thông
-Giáo dục môi trường

- Chuyển động của ổ bi
- Các khía của lốp xe


II. Tiến trình giảng dạy chuyên đề “ Ứng dụng của lực ma sát”

Hoạt động GV hệ thống kiến thức vật
lýTIÊU
và kiến thức tích hợp.
dạy 1.3.
học MỤC
1
1.3.1. Kiến thức

I. Lực ma sát trượt
- Giáo dục tư
tưởng.


- GD kỹ năng
năng thực
hành, kỹ năng
giao tiếp.

HS thuyết trình mở rộng nội
dung bài bọc.

1.Tìm hiểu về máy mài nhẵn, máy
đánh bóng; hoạt động của băng
chuyền trong công nghiệp,..

II. Lực ma sát lăn

III.Lực ma sát
nghỉ
- Giáo dục tiết
kiệm năng lượng
- Giáo dục kỹ
thuật tổng hợp
- Giáo dục hướng
nghiệp

Hoạt động
dạy học 2

2. Cách bơm lốp xe để tiết kiệm năng
lượng. Tàu đệm từ chuyển động với
tốc độ rất lớn.
3. Tham gia giao thông với tốc độ


không nhỏ khi vào cua.

IV.Vai trò của lực
ma sát

Giáo viên hướng
dẫn HS thực hiện

Hoạt động
dạy học 3

4. Bí quyết kéo co giành chiến
thắng.

HS chủ đạo

-Hệ thống hoá, bổ sung kiến thức.
- Kiểm tra đánh giá.

III. MỤC TIÊU
3.1. Kiến thức
- Hệ thống lại các kiến thức của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn).
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát từ đó tích hợp giáo dục tiết kiệm năng
lượng cho HS.
3.2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học,
trên cơ sở đó tích hợp giáo dục ý thức và cách thức thực hiện an toàn giao thông


- Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.


-Tích hợp giáo dục kĩ thuật tổng hợp thông qua hoạt động của một số loại máy móc như:
máy mài, máy đánh bóng.
- Vận dụng sự phụ thuộc của lực ma sát vào áp lực của vật lên mặt tiếp xúc và tính chất bề
mặt tiếp xúc để để tăng lực ma sát nghỉ trong thực tế khi cần thiết, tích hợp giáo dục an toàn
giao thông.
3.3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia giao thông an toàn, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh: nhận thức được 2 mặt của 1 vấn đề "Lực
ma sát vừa có ích vừa có hại"
3.4. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Chuẩn bị các hình ảnh, các đoạn video về ứng dụng của lực ma sát trong công nghiệp
và trong đời sống.
- Chuẩn bị các nội dung tích hợp:
TƯ LIỆU TÍCH HỢP
1. Ma sát trượt: que diêm cháy được nhờ lực ma sát trượt, khi bóp phanh, lực ma sát
trượt giữa má phanh và vành xe là lực hãm giúp xe giảm tốc độ.

-Xét trường hợp một trục máy đang quay trong một ổ đỡ trục trượt. Ma sát sinh ra ở ổ
trục là ma sát trượt. Muốn duy trì chuyển động quay đó thì ma sát trượt là có hại, phải
làm giảm nó bằng cách bôi trơn.
- Ta xét một trường hợp khác, xe đạp đang chạy mà muốn dừng lại, ta phải bóp phanh.
Lực ma sát trượt xuất hiện ở chỗ bánh xe tiếp xúc với mặt đường đã hãm chuyển động
của xe. Ở đây ma sát trượt là có ích. Ma sát trượt lại có ích trong các máy mài, trong gia
công làm bóng, nhẵn các bề mặt kim loại...
2.Ma sát lăn
Ma sát lăn nói chung là có hại và phải tìm cách giảm tới mức tối đa, chẳng hạn


như phải cải tiến, thay ổ đỡ trục trượt bằng ổ đỡ trục có bi để giảm hao phí năng lượng.



3.Ma sát nghỉ
Không có ma sát nghỉ thì ta không thể cầm được đồ vật bằng tay. Nhờ có ma sát
nghỉ mà dây cuaroa truyền được chuyển động làm quay được các bánh xe trong máy
móc. Cũng nhờ nó mà người ta chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác bằng băng
truyền.
Có điều ta không ngờ tới là trong nhiều trường hợp lực ma sát nghỉ lại đóng vai
trò lực phát động làm cho các vật chuyển động.


4. Các nội dung khác:
Nếu như không có ma sát?
Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được
dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt
bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người
ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra
khỏi các ngón tay...
Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi
để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một
hiện tượng tự nhiên phải thế.

Nhờ có ma sát mà mọi vật ở
yên chỗ của nó.
Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc
ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu
là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không
cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành
bất thường như trên tàu thuỷ.
Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể
nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được.


Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối


với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả
cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước.
Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường,
chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh
nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi
vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin
của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay
trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng như
muốn ngã...
Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những
việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng
dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông
để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.
Ma sát của lốp xe hơi
Các lốp xe ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn đến mức nào khi bạn lái xe trên xa lộ?
Yếu tố nào ngăn cho xe khỏi bị trượt và cho phép bạn kiểm soát xe khi bạn cua xe hay
dừng lại? Ma sát làm được gì ở đây?
Bề mặt lốp xe đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ma sát hay chống trượt. Trong điều
kiện khô ráo, một lốp xe nhẵn sẽ tạo lực đẩy lớn hơn. Vì vậy, lốp xe dùng cho xe đua
trên các đường đua có bề mặt nhẵn không có khía.

Rủi thay, một lốp xe nhẵn tạo ra rất ít ma sát khi đường ướt bởi vì sự ma sát bị giảm
đáng kể do có lớp nước rất mỏng bôi trơn giữa mặt đường và lốp xe. Lốp xe có bề mặt
nhiều khía sẽ tạo nên các rãnh cho nước bị ép thoát ra được và cho phép lốp xe tiếp xúc
trực tiếp với mặt đường. Một lốp xe có khía có hệ số ma sát khô và ướt là khoảng 0,7 và
0,4. Giá trị này nằm giữa khoảng giá trị rất lớn khi khô (0,9) và rất nhỏ khi ướt (0,1) đối
với lốp xe nhẵn.


Lý thuyết ma sát cổ điển cần được sửa đổi cho lốp xe bởi vì cấu trúc mềm dẻo của
chúng và độ dãn của cao su. Thay vì chỉ phụ thuộc hệ số ma sát giữa bề mặt đường và
lốp xe (hệ số này quyết định bởi bản chất của mặt đường và cao su của lốp xe). Khả
năng dừng tối đa cũng còn phụ thuôc vào độ bền của lốp xe với lực xé rách khi xe thắng
gấp. Khi xe thắng gấp trên đường khô, lực ma sát tạo ra có thể lớn hơn sức bền của bề
mặt lốp xe. Kết quả là thay vì chỉ bị trượt trên đường, cao su có thể bị xé rách. Rõ ràng
độ bền chống lại xé rách sẽ phụ thuộc vào lớp bố cũng như hình dạng các khía.
Trọng lượng của xe được phân bố không đều trên diện tích tiếp xúc với mặt đường, tạo
các vùng áp suất cao thấp khác nhau (giống như khi bạn đi bộ bằng dép mỏng trên sỏi).


Độ bền chống xé rách sẽ lớn hơn ở vùng có áp suất cao hơn.
Hơn nữa, kích thước của diện tích tiếp xúc là rất quan trọng bởi vì lực đẩy là động hơn
là tĩnh tức là nó thay đổi khi bánh xe lăn. Diện tích tiếp xúc càng lớn, lực đẩy càng lớn.
Do đó, với cùng tải và trên cùng bề mặt khô, lốp xe rộng hơn sẽ có lực đẩy tốt hơn, làm
xe có khả năng dừng tốt hơn.
Khi bạn đi mua lốp xe, hãy suy nghĩ về điều kiện thời tiết và chất lượng mặt đường,
cũng như vận tốc bạn lái xe. Nếu bạn lái xe trên đường tốt, bạn chỉ cần lốp xe có khía
vừa phải. Nếu bạn lái xe trên đường bùn hay tuyết, bạn cần lốp xe thiết kế cho các điều
kiện này.
Xe đua chạy trên đường siêu tốc được trang bị lốp rộng, nhẵn gọi là “lốp tăng tốc”. Lốp
xe đua trên đường khô có bề mặt tiếp xúc nhẵn. Lốp có khía được dùng phổ biến để tạo
rãnh cho nước thoát ra khi chạy trên đường ướt. Bởi vì nếu không có khía, lốp xe đua
không thể chạy trên đường ướt.
Bơm lốp xe đúng cách
Khi tham gia giao thông, việc bơm lốp xe đúng cách cũng rất quan trọng. Một số người
có quan niệm sai lầm rằng bơm lốp xe càng căng sẽ càng tốt cho xe hơn. Tuy nhiên khi
làm như vậy lực ma sát của mặt đường và lốp sẽ giảm xuống, những trường hợp cần phải
thắng gấp sẽ rất dễ làm xe bạn trượt đi. Vậy cái hại ở đây nhiều hơn cái lợi đạt được.
Lốp để non hơi


Chạy xe với chiếc lốp non hơi chẳng khác nào để lốp xe dưới một lò lửa. Gần như toàn
bộ áp lực chuyển động và sức nặng của xe dồn vào chiếc lốp thiếu độ căng cần thiết. Ma
sát sinh ra đốt cháy cao su và sợi tổng hợp khiến lốp bị biến dạng. Lái xe cần chú ý đến
thông số về áp suất hơi phù hợp in trên thành lốp. Lượng khí tiêu chuẩn có tác dụng giữ
cho ta-lông và thành lốp không lệch hay méo mó. Việc chuẩn bị một chiếc bơm chân
trong hộp đồ và thường xuyên kiểm tra độ căng của lốp là rất cần thiết

Trường hợp lốp quá non sẽ làm tăng độ ma sát, dẫn đến động cơ phải hoạt động nhiều
hơn, giảm tính tiết kiệm nhiên liệu và gây hiện tượng biến dạng bề mặt lốp như méo,
phình hoặc mòn không đều. Nó cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp xe một cách đáng
kể.


Tàu đệm từ

JR-Maglev

Transrapid tại trạm thử nghiệm Emsland ở Đức
Tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính (tiếng Anh: Magnetic levitation transport, rút
ngắn thành maglev) là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy tới
bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này có thể nhanh và tiện nghi hơn các loại
phương tiện công cộng sử dụng bánh xe, do giảm ma sát và loại bỏ các cấu trúc cơ khí.
Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh
quạt hay phản lực; tức là tới khoảng 500 đến 580 km/h. Tàu đệm từ đã được sử dụng
trong thương mại từ 1984. Tuy nhiên, các giới hạn về khoa học và kinh tế đã cản trở sự
phát triển của kỹ thuật mới này.
Kỹ thuật nâng bằng lực từ không có gì trùng lặp với kỹ thuật tàu sử dụng bánh xe và do
vậy không tương thích với đường ray xe lửa truyền thống. Do không sử dụng chung các
cơ sở hạ tầng đang hiện có, tàu đệm từ phải được thiết kế với một hệ thống giao thông
hoàn toàn mới. Thuật ngữ "tàu đệm từ" không chỉ đơn thuần chỉ đến phương tiện chuyên


chở mà còn bao gồm cả sự tương tác giữa tàu và đường ray; mỗi cái được thiết kế đặc
biệt tương thích lẫn nhau để tạo ra lực nâng và điều khiển chính xác việc nâng lên và đẩy
tới bằng lực điện từ.
Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và tàu, nên chỉ có lực ma sát giữa
con tàu và không khí. Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu
tốn ít năng lượng và có thể gây ra ít tiếng ồn.Các hệ thống đã được đề nghị có thể hoạt
động với vận tốc lên đến 650 km/h, nhanh hơn nhiều lần so với tàu hỏa truyền thống.
Tốc độ rất cao của tàu đệm từ làm chúng có thể cạnh tranh với các đường bay dưới 1.000
kilômét.
Cách vào cua an toàn khi tham gia giao thông


Tốc độ khi vào cua ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ôm cua của xe máy. Tốc độ càng cao
thì bạn càng cần phải có quãng đường cua rộng hơn hoặc phải ôm cua sát hơn.

Để an toàn, bạn chỉ nên ôm cua ở tốc độ dưới 40 km/h, bởi bạn không phải là chuyên gia
và cũng không được tập luyện cho những pha ôm cua ở tốc độ cao. Sau khi ôm hết đoạn
cua, hãy tăng tốc.
Hãy luôn nhớ, thời tiết và điều kiện mặt đường ảnh hưởng tới khả năng cua của bạn. Trời
mưa hay đường trơn trượt, cát hay đất, hãy giảm tốc độ đến mức thấp nhất có thể để vào
cua, để đảm bảo an toàn.
Sử dụng phanh: Cần tuyệt đối tránh việc vừa ôm cua vừa sử dụng phanh. Việc này sẽ
khiến bạn dễ dàng mất lái và trượt ngã bởi hiện tượng trượt bánh do bó cứng phanh bánh
trước hoặc bánh sau.
Nếu phải sử dụng phanh, hãy phanh nhẹ nhàng, phanh đều cả bánh trước bánh sau, tuyệt
đối không phanh bất ngờ. Có thể sử dụng phanh bóp nhả liên tục để giảm tốc, để bánh xe
không bị bó cứng.
Bí quyết kéo co:
Thứ nhất, người chơi kéo co phải nắm chắc lấy dây thừng kéo co, tạo được điểm ma sát
lớn giữa tay và dây để tránh để cho dây thừng bị trơn trượt ra khỏi tay.




Thứ hai, điều quan trọng hơn là phải thấy được vai trò của lực ma sát giữa chân của các
người kéo với mặt đất. Nếu bạn không chú ý làm tăng lực ma sát này thì dù tay có kéo
khoẻ, chân lại bị trượt thì không thể thắng được. Tốt nhất là các người kéo nên đi giày
vải có gân, rãnh còn tốt để tăng độ bám đất, tăng hệ số ma sát lên vài lần so với đi chân
đất dễ trơn trượt.

Cuối cùng là tất cả các thành viên trong đội chơi phải đồng lòng, đồng loạt cùng kéo với
góc nghiêng nhỏ hơn 450.

b. Học sinh
- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu về vai trò của lực ma sát theo phân công ở tiết trước:
Nhóm 1: Trình bày về máy mài nhẵn, máy đánh bóng, băng chuyền,..Nhóm 2: Cách bơm lốp
xe đúng cách, tàu đệm từ. Nhóm 3: Vào cua như thế nào cho an toàn. Nhóm 4: Bí quyết kéo
co giành chiến thắng.
c. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Sử dụng phần mềm power point để trình chiếu một số hình ảnh về lực ma sát, các
video về hoạt động của máy mài, máy đánh bóng,...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học


Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức về các loại lực ma sát

LỰC MA SÁT
Lực ma sát trượt
Lực ma sát nghỉ

- Xuất hiện khi vật có xu
hướng chuyển động


nhưng chưa chuyển
động.
-Có độ lớn tăng từ 0
đến FM=µnN

- Xuất hiện khi vật này
trượt trên bề mặt vật
khác.
- Có độ lớn không đổi
Fmst=µt.N

-Đóng vai trò lực

-Giúp vật giảm tốc độ
để dừng lại.
- Dùng để mài nhẵn,
đánh bóng,..

phát động.
-Giúp cầm nắm các

Lực ma sát lăn

- Xuất hiện khi vật này
trượt trên bề mặt vật khác.
µl < µt. < µn <1

Chuyển từ ổ trượt sang
ổ lăn.


vật.
TT

Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên

TG
Hoạt động của học sinh

2
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI LỰC MA SÁT

23’


1. Vai trò của lực ma sát
nghỉ
- Ngoài tác dụng giữ các
vật đứng yên, ta cầm được
các vật trên tay, đinh được
giữ lại tường, sợi kết thành
vải, dây cua-roa truyền
được chuyển động, băng
chuyển đuợc các vật từ nơi
này đến nơi khác,..lực ma
sát nghỉ còn có vai trò quan
trọng đó là nó đóng vai trò
lực phát động làm cho các
vật (người, xe cộ, ...)
chuyển động được.


- Ta xét chuyển động của
người đi bộ. Khi đi, bàn
chân tác dụng
r một lực ma
sát nghỉ F vào mặt đất
hướng về phía sau, theo
định luật III Niu-tơn, mặt
đất tác dụng lại chân
một
r
lực ma sát nghỉ F ' hướng
về phía trước. Lực này đóng
vai trò lực phát động làm
cho người đi được.

- Yêu cầu HS thảo luận về
vai trò của lực ma sát nghỉ, - HS thảo luận nhóm tìm
lấy ví dụ minh họa.
hiểu về vai trò của lực ma
sát, lấy ví dụ minh họa.
- Cho HS xem video để hiểu
được vai trò phát động của
lực ma sát nghỉ trong chuyển - HS ghi nhận kiến thức.
động đi lại trên mặt đất.
- Nhấn mạnh về vai trò là
lực phát động làm cho các
vật chuyển động được của
lực ma sát nghỉ, tích hợp
giáo dục kỹ thuật tổng hợp
cho HS.



- Cho HS xem video tai nạn
xe tải khi qua khúc cua, tích
hợp giáo dục an toàn giao
thông.
- HS ghi nhận các kiến
thức.

2. Vai trò của lực ma sát
trượt và ma sát lăn:
- Ma sát trượt và ma sát lăn
giúp vật đang chuyển động
có thể dừng lại, dùng để mài
nhẵn, đánh bóng các vật,..
- Trong trường hợp ma sát
trượt có hại, để giảm ma sát
người ta thường chuyển nó
thành chuyển động lăn vì
ma sát lăn nhỏ hơn ma sát
trượt nhiều lần.
- Yêu cầu HS nêu vai trò của
ma sát trượt và ma sát lăn,
lấy ví dụ cụ thể, từ đó tích
hợp giáo dục tiết kiệm năng
lượng cho HS.
Hoạt động 3. HS thuyết trình mở rộng nội dung bài học
1.Máy mài nhẵn, máy đánh
bóng hoạt động dựa vào

- HS thảo luận nhóm tìm


hiểu vai trò của ma sát
trượt và ma sát lăn từ thực
tế, lấy ví dụ cụ thể.

-Yêu cầu 4 đại diện của 4 -Đại diện 4 nhóm lên
nhóm lên trình bày các nội trình bày các kết quả, các

15’


tính bào mòn bề mặt của
lực ma sát trượt.
- Hoạt động của băng
chuyền trong công nghiệp
dựa trên lực ma sát nghỉ
giữa băng và vật giữ vật ko
trượt trên băng.
2. Cách bơm lốp xe để tiết
kiệm năng lượng: Bơm
theo hướng dẫn của nhà sản
xuất (đặc biệt với ô tô),
không bơm quá căng làm
giảm ma sát dễ trượt, cũng
không bơm quá non làm
tăng ma sát dẫn đến hao
phí năng lượng.
- Tàu đệm từ chuyển động
với tốc độ rất lớn do ma sát
bé nhờ chuyển động trên
đệm không khí bởi lực


nâng của từ trường. Tốc độ
đạt trên 600km/h
3. Tham gia giao thông với
tốc độ nhỏ khi vào cua:
Khi vào cua xem như ta
chuyển động trên quỹ đạo
tròn, lực ma sát nghỉ giữa
bánh xe và mặt đường đóng
vai trò lực hướng tâm giữ
bánh xe không trượt, nếu
tốc độ quá lớn thì lực ma
sát nghỉ đạt giá trị cực đại
nên sau đó xe sẽ bị trượt
theo hướng li tâm. Khi vào
cua nên giảm tốc độ từ
40km/h trở xuống.
4. Bí quyết kéo co giành
chiến thắng:
Thứ nhất, người chơi kéo
co phải nắm chắc lấy dây
thừng kéo co, tạo được
điểm ma sát lớn giữa ta và
dây để tránh để cho dây
thừng bị trơn trượt ra khỏi
tay.
Thứ hai, điều quan trọng
hơn là phải thấy được vai

dung đã được phân công về nhóm khác theo dõi nhận
nhà, bài báo cáo và video xét.


minh hoạ.
-Nhóm 1: Trình bày về máy
mài nhẵn, máy đánh bóng,
băng chuyền,..
-Nhóm 2: Cách bơm lốp xe,
tàu đệm từ.
-Nhóm 3: Vào cua như thế
nào cho an toàn.
-Nhóm 4: Bí quyết kéo co
giành chiến thắng.


trò của lực ma sát giữa
chân của các người kéo với
mặt đất. Nếu bạn không
chú ý làm tăng lực ma sát
này thì dù tay có kéo khoẻ,
chân lại bị trượt thì không
thể thắng được. Tốt nhất là
các người kéo nên đi giày
vải có gân, rãnh còn tốt để
tăng độ bám đất, tăng hệ số
ma sát lên vài lần so với đi
chân đất dễ trơn trượt.
Cuối cùng là tất cả các
thành viên trong đội chơi
phải đồng lòng, đồng loạt
cùng kéo, với góc nghiêng
càng bé càng tốt.


-HS ghi nhận kiến thức.
- GV nhận xét, kết luận.

*Nội dung tích hợp:
1. Trong quá trình HS làm việc theo nhóm ở nhà góp phần phát triển kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập tài liệu và xử lý thông tin. Khi học
sinh trình bày trước lớp, phát triển kỹ năng thuyết trình, diễn đạt.
2. Qua hoạt động của máy mài nhẵn, máy đánh bóng, băng chuyền,.. góp phần giáo
dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục hướng nghiệp cho HS.
3. Phần tìm hiểu về cách bơm lốp xe đúng cách và tàu đệm từ , nhằm giáo dục tiết
kiệm năng lượng và giáo dục môi trường, một phần khác cũng góp phần giáo dục an
toàn giao thông.
4. Nội dung trình bày về cách vào cua an toàn, giáo dục thực hiện an toàn giao thông
(Tốc độ vào cua phải nhỏ để lực ma
sátMA
nghỉSÁT
nhỏ hơn giá trị cực đại).
LỰC
5. Nội dung về bí quyết kéo co góp phần giáo dục kỹ thuật, kỹ năng hoạt động thể
thao cho HS.
6. Trên cơ sở tìm hiểu về nhữngLực
ích lợi
hại của các loại lực ma sát, hình thành
mavà
sáttác
trượt
Lực ma sát lăn
cho HS thế giới quan khoa học (giáo dục tư tưởng).

Lực ma sát nghỉ



Hoạt động 3. Hệ thống hoá, bổ sung kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà
- Xuất hiện khi vật này
- Xuất hiện khi vật có xu
trượt
trên
bề mặt vật
hướng
chuyển
động
- Yêu cầu
HS tóm
tắt các kiến
thức
đã học.
khác.
nhưng chưa chuyển
- Có độ lớn không đổi
động.
Fmst=µt.N
-Có độ lớn tăng từ 0
đến FM=µnN

-Đóng vai trò lực
phát động.
-Giúp cầm nắm các
vật.

-Giúp vật giảm tốc độ
để dừng lại.


- Dùng để mài nhẵn,
đánh bóng,..

- Xuất hiện khi vật này
trượt trên bề mặt vật khác.
µl < µt. < µn <1

Chuyển từ ổ trượt sang
ổ lăn.

5’


Bài tập 1: Một xe ôtô đang
chạy trên đường lát bêtông
với vận tốc v0 = 100 km/h
thì hãm lại. Cho g=10m/s2.
Hãy tính quãng đường
ngắn nhất mà ôtô có thể đi
cho tới lúc dừng lại trong
hai trường hợp :
a) Đường khô, hệ số ma
sát trượt giữa lốp xe với
mặt đường là  = 0,7.
b)

- Yêu cầu HS về nhà làm các - HS ghi nhận nhiệm vụ.
bài tập và trả lời các câu hỏi
tong SGK bài 13.
- Yêu cầu HS về nhà làm


các bài tập 1, 2.

Đường ướt,  =0,5.

Bài tập 2: Một người đi xe
máy qua một khúc cua có
bán kính cong R=20m, hệ
số ma sát nghỉ giữa bánh xe
với mặt đường µ=0,5, lấy
g=10m/s2. Tìm vận tốc của
xe để qua cua an toàn.

I.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Đánh giá thông qua các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan và các bài tập tự luận.
1. Câu nào đúng? Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi
được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.

C. lực tác dụng ban đầu.

B. phản lực.

D. quán tính.


2. Một vận động viên môn hóc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để
truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là
0,10. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8
m/s2.
A. 39 m.



C. 51 m.

B. 45 m.

D. 57 m.

3. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp
xúc tăng lên?
A. Tăng lên.

C. Không thay đổi.

B. Giảm đi.

D. Không biết được.

4. Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Sau khi
đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là
0,30. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
5. a) Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?
b) Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là?
c) Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt?
6. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương
ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.
7. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N
làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt
phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.
8. Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36s vào lúc khởi
hành.


a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu?
b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.



Video liên quan

Chủ đề