Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia

câu 2 tự luận 

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong đó ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội được đông đảo cộng đồng thế giới biết đến. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán) của người Việt ta.

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp.

Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình. 

Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày. Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người  sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

câu 1 tự luận

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

Phần I. (4 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

          Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia?Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

                       (Trích  Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Từ nội dung văn bản trên hãy viết thành đoạn văn khoảng 10 câu để bày tỏ suy nghĩ của bản thân về căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ BẮC GIANG

(Đề có 01 trang)ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI

GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài 90 phút

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

[…] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào,

Nxb Kim Đồng 2018, tr 83,85)

1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?

2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét.

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

Phần II: Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (10 đến 12 câu) theo lối diễn dịch triển khai câu chủ đề Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc.

Câu 2 (5,0 điểm). Giới thiệu về ngày tết cổ truyền Việt Nam.

----------- HẾT ---------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ BẮC GIANG

HDC ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI

GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: Ngữ văn 8

(Bản hướng dẫn chấm có 2 trang)

CâuýNội dungĐiểmI1

- Mức tối đa:

+ Học sinh xác định đúng kiểu câu nghi vấn.

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.0.5

02- Mức tối đa: HS xác định được

+ Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao.

+ Chức năng: Bộc lộ cảm xúc.

- Mức chưa tối đa: Hs xác định được dấu hiệu hình thức nhưng không xác định (hoặc xác định không đúng) chức năng của câu (hoặc ngược lại).

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.0.5

0.25

0

3- Mức tối đa: Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt.

- Mức chưa tối đa: Hs nêu được tác dụng nhưng lời văn diễn đạt còn lủng củng.

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.1.0

0.5

0

4

- Mức tối đa: HS nêu được thông điệp gửi gắm trong đoạn văn.

Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm.

- Mức không đạt: Hs không nêu được vấn đề hoặc không làm.1.0

0II

1

Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề- Mức tối đa:

+ Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn.

+ Về nội dung: HS có thể triển khai ý theo nhiều cách song về cơ bản nêu được những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống vô cảm.

- Mức chưa tối đa: Hs viết đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nhưng nội dung còn sơ sài, chưa phát triển ý câu chủ đề một cách sâu sắc (và ngược lại).

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

0.25

1,75

1,0

0Giới thiệu một phong tục tết cổ truyền.

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: Thuyết minh.

- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.

- Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.

- Nội dung thuyết minh ấn tượng, lời văn diễn đạt khách quan, chính xác, ngôn ngữ trong sáng.0,5II

2b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần nêu được nét đẹp trong đặc điểm, ý nghĩa phong tục ngày tết. Dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu về ngày tết cổ truyền dân tộc.

* Thân bài:

- Khái quát ý nghĩa ngày tết cổ truyền đối với người đân Việt.

- Không khí chuẩn bị những ngày trước tết.

- Những phong tục đẹp ngày tết.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị văn hóa lâu bền của ngày tết cổ truyền Việt Nam.4,0c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thông tin thuyết minh khách quan, chính xác, hấp dẫn; chuyển đoạn chuyển ý nhịp nhàng.0.5

d. Biểu điểm:

- Mức tối đa: Trình bày bố cục rõ ràng; nội dung thuyết minh chính xác, khách quan, cuốn hút; không mắc lỗi chính tả; biết ngắt, chuyển đoạn, trình bày đoạn văn hợp lí; đảm bảo tốt các yêu cầu của bài.

- Mức chưa tối đa:

+ Bài làm khá: Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm trung bình: Biết cách làm văn thuyết minh, tuy nhiên chưa khai thác hết các yêu cầu của bài; chữ viết dễ đọc; mắc 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm yếu: Diễn đạt vụng, thông tin thuyết minh chưa chính xác, còn mang tính chủ quan, lời văn rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt.

- Mức không đạt:

+ Chỉ viết vài dòng, viết lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng.

4,0

3,0

1,0