Làm lại con dấu công ty ở đâu

Việc thay đổi con dấu công ty được tiến hành vì doanh nghiệp có nhiều lý do cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. CON DẤU CÔNG TY /(MỘC) là dấu hiệu đặc biệt không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vậy, trường hợp nào sẽ thay đổi con dấu công ty, thủ tục thực hiện như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những vấn đề trên.

Trường hợp thay đổi con dấu công ty

  • Thay đổi tên công ty;
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Thay đổi địa chỉ công ty khác quận hoặc khác thành phố;
  • Thay đổi hình thức, số lượng con dấu;
  • Hợp nhất mã số THUẾ doanh nghiệp;
  • Cập nhật mã số THUẾ thay thế số chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Mất con dấu;
  • Con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng, v.v…

>>> Xem thêm bài viết: Mẫu thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ;
  • Chứng minh thư người đại diện pháp luật;
  • Người được cử đi làm dấu mang theo CMND, Giấy giới thiệu/Ủy quyền (nếu có);
  • Thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư thành phố.

Làm lại con dấu công ty ở đâu
Các loại giấy tờ để thay đổi con dấu doanh nghiệp

Thủ tục thực hiện thay đổi con dấu công ty

  • Doanh nghiệp tiến hành tự khắc hoặc thuê dịch vụ khắc con dấu;
  • Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
  • Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Nhận giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại sở kế hoạch đầu tư: Người nhận đưa giấy biên nhận hoặc giấy hẹn của cơ sở khắc dấu cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí cấp giấy chứng nhận mẫu dấu. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết quả.

Thời gian thực hiện làm 1 đến 2 ngày làm việc.

Thời gian tiếp nhận, trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục

  • Trong trường hợp bị mất con dấu thì không cần nộp lại con dấu cũ, những trường hợp thay đổi thì cần nộp lại con dấu cũ.
  • Nếu thay đổi địa chỉ công ty cùng địa chỉ quận/ huyện thì không cần thay đổi con dấu. 
  • Có thể bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu doanh nghiệp không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định (Điều 12, Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

>>>Tham khảo thêm: Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Kinh Doanh Của Công Ty

Làm lại con dấu công ty ở đâu
Lưu ý khi thay đổi con dấu

Tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp mà cần lưu ý một số vấn đề:

  • Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015: sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an.
  • Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu: Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
  • Doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015: có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.

>>>Xem thêm bài viết: Quy định về việc sử dụng con dấu trong doanh nghiệp

Công ty Luật Long Phan sẽ thực hiện các công việc

  • Tư vấn pháp lý, soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ cho quá trình thay đổi con dấu
  • Theo dõi trình tự thay đổi mẫu dấu
  • Cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, cụ thể: theo dõi hoạt động kinh doanh; tư vấn giải quyết tranh chấp, khiếu nại từ khách hàng, đối tác; soạn thảo các văn bản lưu hành nội bộ, điều lệ;…

Phí dịch vụ

  • PHÍ CỐ ĐỊNH: Mức chi phí này sẽ được các bên thỏa thuận ngay từ đầu sau khi luật sư nghiên cứu hồ sơ, vụ việc cụ thể.
  • PHÍ KẾT QUẢ: Phí này được các bên thỏa thuận dựa trên sự vụ đặc thù, chỉ thanh toán sau khi thực hiện có kết quả, các bên giao kết bằng phụ lục hợp đồng hay hợp đồng pháp lý độc lập.

Tùy vào nhu cầu thực tế, Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng hỗ trợ xây dựng riêng cho quý khách hàng gói dịch vụ riêng biệt đáp ứng nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Qúy Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng cung cấp thông tin của doanh nghiệp mình, Công ty luật chúng tôi sẽ xây dựng, soạn thảo gói đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp.

Cam kết chất lượng

Với phương châm lấy “TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ” làm mục tiêu và động lực cho sự phát triển, Long Phan PMT cam kết mang lại cho Quý khách hàng:

  • Chất lượng dịch vụ tốt nhất thông qua năng lực và trình độ chuyên môn sâu sắc của đội ngũ luật sư, hoạt động tuân thủ đúng quy định pháp luật, các quy tắc về đạo đức và hành nghề của luật sư.
  • Đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, hạn chế tối thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động và phát triển bền vững của Quý doanh nghiệp.

Đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi con dấu công ty của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến con dấu doanh nghiệp hoặc muốn tìm hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP  qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn.

Thủ tục, hồ sơ:

1. Quy định chung

–  Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.

1.1. Thủ tục làm lại con dấu bị mất:

– Đối với Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:

+  Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;

+ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.

1.2. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu:

– Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

– Văn bản đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;

– Mang theo con dấu đang sử dụng (để kiểm tra).

– Măng theo giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó (trừ trường hợp mất)

1.3. Thủ tục Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu

1.3.1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu thuộc các trường hợp sau đây:

a) Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;

b) Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

d) Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;

đ) Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

e) Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

1.3.2. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, trước khi nhận con dấu mới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giao nộp con dấu đã được đăng ký trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đó ngay sau khi tìm thấy con dấu đã bị mất để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;

d) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thu hồi con dấu, cụ thể:

Cơ quan thu hồi con dấu phải niêm phong, quản lý con dấu đó. Khi cơ quan, tổ chức có quyết định cho hoạt động trở lại, thì cơ quan đã thu hồi con dấu có trách nhiệm bàn giao lại con dấu cho cơ quan, tổ chức để sử dụng theo quy định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu.

Đối với trường hợp cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu mà sau đó cơ quan, tổ chức bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được hoạt động trở lại thì cơ quan, tổ chức được phép sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sử dụng theo quy định;

đ) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu tiến hành thu hồi và hủy con dấu theo quy định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu;

e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộp con dấu và thu hồi con dấu theo quy định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu. Sau khi cơ quan đăng ký mẫu con dấu đã hủy giá trị sử dụng con dấu, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu con dấu để sử dụng theo quy định của pháp luật;

g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó ra thông báo giao nộp con dấu để xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu đang bị chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu và đăng ký lại mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật;

h) Đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu, khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu ra thông báo giao nộp con dấu và thu hồi con dấu theo quy định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành và không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đăng ký mẫu con dấu xử lý theo quy định của pháp luật.

1.3.3. Việc giao nộp con dấu của các cơ quan quy định tại khoản 9 Điều 7  Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu do Bộ Ngoại giao quyết định và có văn bản gửi Bộ Công an về thời hạn giao nộp con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định