Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là những yêu cầu đối với những bạn làm nghề giáo viên Tiểu học về phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng văn hóa cũng như kỹ năng sư phạm và phẩm chất chính trị. Thật sự yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học có rất nhiều tuy nhiên nó tập trung chủ yếu xoay quanh 3 dạng. Cụ thể thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Bất kể các yêu cầu nào đặt ra đều bắt buộc phải tuân thủ và nghiêm túc chất chấp hành. Trong yêu cầu này giáo viên phải đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thực hiện đúng tư chất của một nhà giáo mẫu mực, một công dân tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải bắt tay vào hành động ngay.

– Tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo, khó khăn, xây dựng tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học
Tích cực tham gia hoạt động công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo

– Đam mê với nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên Tiểu học là tấm gương sáng cho toàn thể học sinh noi theo, luôn tìm cách đổi mới nâng cao chương trình dạy để giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện hơn.

– Đề ra những phương pháp giáo dục học sinh các nguyên tắc thái độ, biết lễ phép với ông bà cha mẹ, yêu thương quý trọng tài sản.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học
Giáo dục học sinh các nguyên tắc thái độ, biết lễ phép

– Nghiêm túc chấp hành tác phong nghề giáo không vi phạm pháp luật và quy định những nghị quyết của Đảng và chủ trương của nhà nước.

– Giáo viên Tiểu học cần thực hiện đúng các chủ trương của địa phương và các quy chế ngành giáo dục, các quy định nhà trường đề ra.

Giáo viên Tiểu học cần nắm vững kiến thức chuyên môn các nội dung chương trình giảng dạy. Biết học tập các kiến thức mở rộng phạm vi cả cấp để khi được phân công giảng dạy bất cứ lúc nào cũng có thể đáp ứng và hoàn thành một cách tốt nhất có thể.

Cân nhắc thời gian giảng dạy để đảm bảo khối lượng kiến thức số tiết dạy và lưu ý các kiến thức khi dạy học sinh cần có sự xem xét về mức độ chính xác của thông tin.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học
Cân nhắc thời gian giảng dạy để đảm bảo khối lượng kiến thức

Đối với giáo viên Tiểu học các bạn cần nắm bắt được tâm lý trẻ để giáo dục và dạy dỗ các em tốt hơn. Qua đó cũng cần tìm hiểu thêm về năng lực học tập của từng học sinh để đề ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học
Giáo viên Tiểu học các bạn cần nắm bắt được tâm lý trẻ để giáo dục và dạy dỗ các em

Chủ động tìm hiểu và xây biết kế hoạch dạy học, soạn giáo án, giáo trình theo chương trình học. Tạo cơ hội và hướng dẫn các em học sinh để chúng phát huy được hết năng lực và khả năng của mình.

Lên đề thi, chấm điểm thi trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và tiến hành sửa chữa bài cẩn thận giải đáp được các thắc mắc của học sinh để chúng rút ra được bài học kinh nghiệm cho những đợt sau.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học
Lên đề thi, chấm điểm thi trên nguyên tắc công bằng

Thường xuyên thay đổi cách thức dạy để đa dạng và tạo không khí vui tươi sôi động không gây nhàm chán đối với học sinh. 

Giáo dục hành vi và kỹ năng sống một cách quán triệt và hiệu quả để các em biết cách vận dụng vào đời sống học tập cũng như cá nhân. 

Bài viết trên đã hệ thống 3 dạng yêu cầu tất yếu đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học các bạn có thể tham khảo và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để trở thành những người giáo viên giỏi và có bước thăng tiến cao đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chúc các bạn thành công!

Đề thi khảo sát giáo viên lớp 4, 5

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Đề thi kiến thức chuyên môn Giáo viên Tiểu học năm 2018 - 2019 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi kiến thức chuyên môn Giáo viên Tiểu học bao gồm 3 phần: Phần Toán, Tiếng Việt, Phần tìm hiểu pháp luật có đáp án và biểu điểm chi tiết cho từng câu từng phần cho các thầy cô tham khảo nắm được cấu trúc đề thi, chuẩn bị cho các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường đạt hiệu quả cao. Sau đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo.'

Đề thi khảo sát giáo viên lớp 4, 5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………

TRƯỜNG TH SỐ 1 XÃ ………

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LỚP 4, LỚP 5

NĂM HỌC 2018 2019

****************

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. TIẾNG VIỆT ( 5 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

Đằng xa, trong sương mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.

Mùa xuân, một thế giới ban trắng trời, trắng núi.

c. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Dòng nào chỉ toàn từ láy:

- Oa oa, vòi vọi, chen chúc, trùi trũi, trái sai.

- Oa oa, vòi vọi, chen chúc, trùi trũi, tròn trịa.

- Oa oa, vòi vọi, cánh cò, trùi trũi, trái sai.

b) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi.

Câu 3. (1,5 điểm)

Trong bài thơ “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với đồng chí? Vì sao?

PHẦN II. TOÁN (5 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)

Một cửa hàng lương thực, ngày thứ nhất bán được 152 kg thóc, ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất 32 kg, ngày thứ ba bán được số thóc trung bình cộng của số thóc bán 3 ngày. Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg thóc?

Bài 2. (1,5 điểm)

Lần thứ nhất bà An bán được bao đường. Lần thứ hai bán được bằng lần thứ nhất. Sau hai lần bán bao đường còn lại 12 kg. Hỏi lúc đầu bao đường có bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 3. (1,5 điểm)

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

(47 × 105 - 235) - (168 + 42 × 96)

PHẦN III. Tìm hiểu pháp luật (10 điểm)

Câu hỏi : Đồng chí nêu nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học?

-----------------------Hết------------------------

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xe thêm nội dung chi tiết

Những Tiêu chuẩn của người Giáo viên tiểu học

Những tiêu chuẩn mà người giáo viên tiểu học cần có để phát huy khả năng của bản thân vào công tác giảng dạy đó là những tiêu chuẩn về kiến thức, về phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị, về kỹ năng sư phạm. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Vừa qua Bộ giáo dục đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 20/3/2021) quy định về tiêu chuẩn giáo viên tiểu học các hạng III, II, I. Như vậy, kể từ 20/3 năm 2021 để đạt chuẩn giáo viên tiểu học các thầy cô phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được ban hành theo Thông tư 02 2021 BGDĐT.

Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học hạng III

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;

b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;

d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh;

e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học;

g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Để xem thêm chi tiết về quy định đối với giáo viên tiểu học hạng II, hạng I mời các bạn xem tại:

  • Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học

Ngoài những quy định về tiêu chuẩn giáo viên tiểu học của Bộ giáo dục trên đây, các thầy cô có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn khác sau đây để hoàn thiện bản thân, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Những Tiêu chuẩn của người Giáo viên tiểu học

Mọi người vẫn nghĩ công việc của một giáo viên Sư phạm Tiểu học là ngày ngày lên lớp giảng bài cho học sinh là đủ, mà không biết rằng giáo viên khối tiểu học cũng có những chuẩn nghề nghiệp riêng. Việc đạt được những tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các giáo viên phát huy tốt nhất những tiềm năng và năng lực giảng dạy của mình, trở thành những giáo viên tiểu học giỏi và mẫu mực. Vậy bạn có biết những chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm những gì?

Kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học

Tiêu chuẩn về kiến thức

Với một người giáo viên ngoài "đức" ra thì sẽ còn cần phải có "tài" nữa. Giáo viên Sư phạm Tiểu học không chỉ vững chuyên môn, còn phải giỏi kiến thức, phải luôn sáng tạo trong công tác giảng dạy. Không ngừng nâng cao kiến thức chuyến môn, đồng thời các giáo viên tiểu học cũng phải không ngừng đổi mới phương pháp truyền đạt, nhằm mang đến những tiết học vui nhộn cho học sinh của mình. Giáo viên cần chủ động tìm kiếm những nguồn thông tin tham khảo khác nhau để có thể giúp ích để để đa dạng hóa các bài dạy trên lớp.

Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đầu tiên chính là phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị. Người giáo viên tiểu học tốt là một người có tâm, là người luôn hết lòng vì học sinh và luôn công bằng trong mọi tình huống. Việc thể hiện cái tâm của người giáo viên tiểu học không chỉ dừng lại ở trên bục giảng mà còn phải mạnh mẽ khi đối mặt với những cạm bẫy, đối mặt những cám dỗ vô hình để có thể giữ vững được chữ "Tâm" của một người thầy người cô mẫu mực và liêm khiết. Các giáo viên tiểu học còn phải là một người luôn có tinh thần yêu nước, phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, phải luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Yêu cầu về kỹ năng sư phạm

Giáo viên tiểu học – Trung cấp Tiểu học cần có tình yêu nghề, phải hết lòng vì học sinh, giáo viên tiểu học nắm bắt được tâm lý và thấu hiểu mọi người luôn là hình mẫu lý tưởng của bất kỳ học sinh tiểu học. Cho nên chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thứ ba cũng chính là kỹ năng sư phạm. Đối với một giáo viên có kỹ năng sư phạm sẽ là người luôn thấu hiểu học sinh, giáo viên tiểu học không chỉ đóng vai trò là một người thầy mà còn là người bạn chia sẻ khó khăn đồng thời tháo gỡ những khúc mắc của các em. Giáo viên tiểu học cũng luôn phải phân định rõ ràng giữa đúng và sai để đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhất với từng hoàn cảnh cụ thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.