Lớp tăng cường tiếng Anh tiếng Anh là gì

Chương trình tăng cường tiếng Anh (EAL)

Chương trình tăng cường tiếng Anh được xây dựng nhằm giúp các học sinh nói ngôn ngữ không phải là tiếng Anh có được sự hỗ trợ cần thiết để các em thành công trong mọi khía cạnh của việc học. Mục tiêu của chúng tôi là để các học sinh có được trình độ tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung trong khi vẫn khuyến khích sự đa ngôn ngữ và gìn giữ văn hóa cũng như bản sắc của mỗi học sinh. Chúng tôi tin rằng, theo các nghiên cứu hiện đại, việc cho phép học sinh có những tương tác ý nghĩa với người khác trong môi trường giàu ngôn ngữ của lớp học sẽ mang đến cơ hội tốt nhất cho các em đạt được trình độ tiếng Anh như mong muốn.

Bạn đang xem: Tăng cường tiếng anh là gì

Trường quốc tế Hoa Kỳ honamphoto.com cung cấp đa dạng các chiến lược học tập nhằm hỗ trợ cho cá nhân mỗi học sinh học ngôn ngữ. Các giáo viên tăng cường tiếng Anh cùng lên kế hoạch và cùng dạy với các giáo viên bộ môn, hỗ trợ một nhóm nhỏ trong phòng học, và tổ chức các lớp tăng cường tiếng Anh riêng biệt để xây dựng vốn từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ mà học sinh cần để có thể tích cực tham gia vào bài học trên lớp. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo nhu cầu của mỗi học sinh được đáp ứng.

Sự tiến bộ của học sinh trong chương trình tăng cường tiếng Anh được đánh giá vào đầu và cuối mỗi năm học. Học sinh được phép kết thúc chương trình học tăng cường tiếng Anh khi các em luôn thể hiện được trình độ tiếng Anh phù hợp với cấp lớp. Giáo viên tăng cường tiếng Anh và giáo viên bộ môn đưa ra các khuyến nghị cho điều phối viên chương trình tăng cường tiếng Anh dựa trên kết quả học tập tại lớp, điểm kiểm tra (MAP, WIDA), và xem xét các đánh giá học lực tiếng Anh gần nhất của học sinh.

Xem thêm: Thẻ Tiêu Đề Seo Là Gì ? Cách Viết Title Chuẩn Seo Meta Title Là Gì


Lớp tăng cường tiếng Anh tiếng Anh là gì


Chương trình tiếng Anh chuyên sâu (IEAL)

Các học sinh cần được tăng cường thêm sự hỗ trợ về tiếng Anh sẽ được cung cấp một chương trình song song trong năm đầu tiên học tập tại trường. Học sinh Tiểu học tham gia vào các hoạt động tại lớp, thể dục, nghệ thuật, âm nhạc và tin học cùng với các bạn đồng trang lứa, nhưng sẽ được hướng dẫn riêng bởi các giáo viên tăng cường tiếng Anh trong các hoạt động chính yếu của bộ môn tại lớp học.

Học sinh Trung học Cơ sở tham gia vào chương trình tiếng Anh chuyên sâu sẽ có trải nghiệm học tập tương tự, nhưng các em tham gia vào các lớp học toán và được chuyển vào học các lớp khoa học sớm hơn rất nhiều cho với học sinh Tiểu học. Học sinh, bất kể nói ngôn ngữ mẹ đẻ nào, cũng đã tích lũy được một lượng kiến thức tiếng Anh tại lứa tuổi này để chuyển sang các trải nghiệm học tập khác nhanh hơn những học sinh nhỏ tuổi hơn.

6 Song Hanh RoadHo Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay FreewayAn Phu Ward, District 2Ho Chi Minh City, Vietnam

Lớp tăng cường tiếng Anh tiếng Anh là gì

Phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 1 tại Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, TP.HCM năm học 2019-2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nỗi niềm này không là của riêng chị Trần Ngân (Q.Tân Bình) mà còn là nỗi hoang mang của không ít phụ huynh ở TP.HCM có con năm nay vào lớp 1.

Tôi quyết định để mọi thứ tự nhiên, bởi không phải cái gì hợp với con người khác là hợp với con mình. Con còn nhỏ nên tôi chủ yếu tự tạo hứng thú học tập bằng cách mỗi ngày mẹ con đều học với nhau, học qua sách vở, qua những điều thường nhật. Hiện tại, con tôi rất thích đi học và luôn vui vẻ.

Chị Nguyễn Thị Thơ (có con đang học lớp 1 Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, TP.HCM)

Đừng chọn theo số đông

Chị Ngân kể chị phải hỏi dò hết các nơi quen biết, người thân có con năm rồi học lớp 1, đăng ký vào nhóm có con đi tiểu học trên mạng xã hội để xin ý kiến. "Tôi nhờ mọi người tư vấn để có lựa chọn phù hợp cho con. 

Khi tôi xin ý kiến, không ngờ có rất nhiều phụ huynh trả lời cũng… hoang mang như tôi. Năm học này lại sử dụng sách giáo khoa mới, chương trình mới, nên việc chọn chương trình tiếng Anh tôi càng rối. Thật lòng tôi không muốn tạo áp lực cho con" - chị nói.

Trong khi đó, chị Phan Thị Nga, một phụ huynh khác ở Q.Tân Phú (TP.HCM), do dự: "Tôi đang cân nhắc giữa lớp thường với lớp tăng cường: vào lớp thường rồi lấy tiền cho ra ngoài học Anh văn sẽ tốt hơn hay vào thẳng lớp tăng cường? 

Còn lớp tích hợp tôi không dám nghĩ tới, vì nghe dự báo bé phải có khả năng tự học, ba mẹ phải theo sát thì mới theo kịp, không sẽ rất đuối".

Theo một số giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Q.1, Q.Bình Thạnh, Q.2, nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi chọn lớp cho con theo số đông, theo "review" (nhận xét, đánh giá) của những phụ huynh lớp 1 đi trước; theo "thị hiếu" là phải đầu tư tiếng Anh thật nhiều, chọn lớp có hàng xóm, người thân để con có bạn bè… mà không chú ý đến năng lực cũng như cảm hứng học tập của con.

Phụ thuộc vào năng lực của con

Các trường tiểu học hiện nay có 3 chương trình tiếng Anh: đề án, tăng cường và tích hợp. Với chương trình đề án, học sinh sẽ học 2 tiết tiếng Anh/tuần; 4-8 tiết/tuần với chương trình tiếng Anh tăng cường và tích hợp (dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và VN). 

Để chọn lựa loại hình lớp 1, không phải phụ huynh nào cũng am hiểu, đăng ký đúng chương trình cho con.

Thầy Dương Trần Bình, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), tư vấn: "Khi tuyển sinh, nhà trường sẽ dán thông tin cụ thể, phụ huynh sẽ được nhà trường tư vấn, trao đổi trực tiếp. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn. 

Các lớp đều tiếp cận tiếng Anh nhưng khác nhau số tiết, cũng không thể nói chương trình này tốt, chương trình kia không tốt. Cha mẹ phải cân nhắc đến điều kiện gia đình, hướng phát triển cho con. Trong quá trình học, năng lực con cao hơn hoặc không theo kịp thì có thể chuyển đổi" - thầy Bình chia sẻ.

Cũng theo thầy Bình, Trường tiểu học Lê Đức Thọ năm học 2020-2021 dự kiến sẽ tuyển 6 lớp 1, trong đó có 2-3 lớp tiếng Anh tích hợp, 3-4 lớp tiếng Anh tăng cường theo chuẩn quốc tế, không có lớp đề án.

Trong khi đó, thầy Đỗ Thế Phương, hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), cho rằng sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý, kết quả học của con nếu như phụ huynh không tìm hiểu kỹ loại hình tiếng Anh lớp 1 cho con. Thầy nhận xét: 

"Đang học tiếng Anh tích hợp nhưng lại quay sang lớp tiếng Anh tăng cường là chuyển đổi hai chương trình hoàn toàn khác nhau. Năm nay dự kiến trường tuyển 10 lớp 1, gồm 2 lớp tích hợp, 8 lớp tăng cường".

Bà Lê Thị Oanh, trưởng Phòng GD-ĐT H.Nhà Bè, tư vấn: "Muốn vào lớp tiếng Anh tăng cường hay tích hợp thì phụ huynh phải rõ con mình đã tiếp xúc tiếng Anh chưa, có năng lực như thế nào, chứ giữa học kỳ các con sẽ bị "đuối" rồi "hụt hơi". Theo chương trình học nào là quá trình dài, phụ thuộc phần lớn vào năng lực của con".

100% học 2 buổi/ngày

Theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2020-2021, các trường tiểu học tại TP.HCM tuyển sinh lớp 1 từ ngày 1-7, ngày 31-7 công bố kết quả. TP hiện có 551 trường tiểu học, trong đó có 484 trường công lập, tăng 4 trường so với năm trước.

Số phòng học dự kiến cho lớp 1 là 3.550 phòng. Sở GD-ĐT TP đã yêu cầu các quận, huyện lên kế hoạch, chuẩn bị phòng ốc để thực hiện dạy 2 buổi/ngày cho 100% học sinh lớp 1 năm học 2020-2021.

Lớp tăng cường tiếng Anh tiếng Anh là gì
Trong cuộc chiến lớp 1, con lẫn cha mẹ đều khổ

THẢO THƯƠNG

11:40 - 30/06/2018

Sau ba năm áp dụng chương trình tiếng Anh tích hợp, bắt đầu từ cấp 1 cho đến trung học phổ thông, đến nay, chương trình này rầm rộ lúc ban đầu, nay đã lộ rõ những bất cập.

Lớp tăng cường tiếng Anh tiếng Anh là gì

Các em học tiếng Anh tích hợp vẫn phải thi môn tiếng Anh bình thường, vì bộ giáo dục chỉ công nhận điểm thi của tiếng Anh từ sách giáo khoa của bộ biên soạn

Tuy vậy, các phụ huynh đều cho rằng, việc kiểm soát chất lượng chương trình chính là vấn đề chưa được giải quyết, nên không ai biết được trường nào dạy chương trình này tốt.

Chương trình tiếng Anh tích hợp (TATH) là tên gọi tắt của đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” được UBND TP.HCM phê duyệt theo quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 20/11/2014. Trên cơ sở này, từ năm học 2015 – 2016, sở Giáo dục và đào tạo đã phê duyệt danh sách 47 trường tiểu học, 26 trường THCS và 16 trường THPT được triển khai chương trình này.

Nhưng bên cạnh đó, còn có chương trình tiếng Anh tăng cường (TATC) và nếu không chọn một trong hai chương trình trên, học sinh và phụ huynh có thể chọn học tiếng Anh bình thường. Tuy nhiên với giá cả và chất lượng hiện nay, TATH có cái lợi là trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt hơn nếu đi du học, tuy học phi cao (3,3 triệu đồng/tháng), TATC rẻ hơn nhưng khả năng vẫn phải đi học ở trung tâm bên ngoài nhiều hơn là TATH.

Cô giáo Oanh Vũ, giáo viên một trường ở TP.HCM, giải thích: “TP HCM vẫn duy trì hai chương trình này ở các trường công. Mỗi khối có khoảng hai lớp TATC và một lớp TATH (cấp 1, 2, 3 đều có). Cả hai dạng này đều học tám tiết Anh văn/tuần (thêm ba tiết Anh văn học theo chương trình Anh văn phổ thông của bộ Giáo dục). Lớp TATC học giáo trình Solution, một tuần có hai tiết với giáo viên nước ngoài (GVNN).Lớp TATH học giáo trình Cambridge, tám tiết đều học với GVNN. Mình không biết chất lượng ở trường dạy thế nào, vì bạn nào ngoài học ở trường cũng đi học ở trung tâm, học với thầy cô giáo ở nhà. Nên không biết các con giỏi Anh văn là do được học TATH hoặc TATC, hay do các con tự học và đi học thêm nhiều.

Bạn Thu Hương, một phụ huynh có con học TATH, nhận xét: “Tại Sài Gòn, chương trình Cambridge triển khai sớm, lứa học trò học chương trình này đầu tiên năm nay thi đại học rồi (sinh năm 2000). Mới đầu, phụ huynh hào hứng, học sinh được tuyển chọn.Công ty EMG quản lý chất lượng giáo dục và được các trường đặt hàng, sách đặt tại Cambridge. Con tôi nói thầy cô dạy cũng “OK” nhưng quản lý chất lượng không tốt, không phối hợp với cha mẹ để quản lý học tập cho học sinh. Công ty EMG cũng không phối hợp với phụ huynh.Nên khi phụ huynh hỏi nhà trường, trường nói không quản lý chương trình đó.Mà học phí cách đây 5 – 6 năm đã hơn 3 triệu đồng/tháng. Lên lớp 7 một số em rút, lớp 8 còn lại một nửa. Lớp 9 thì thôi.Theo kinh nghiệm của tôi, khi con thứ 2 vào lớp 1, trường có chương trình này tôi không cho học nữa. Nhiều phụ huynh vẫn chọn vì hai lý do: học sinh không phải học thêm tiếng Anh ở trung tâm nữa và lớp chỉ có chưa tới 30 học sinh.

Là phụ huynh, tôi cũng rất muốn cho con học vì hai lý do trên, nhưng việc kiểm soát chất lượng tôi rất e ngại. Tôi đã cho cháu ra học tiếng Anh ở trung tâm, mỗi tháng mất 4 triệu đồng nhưng yên tâm hẳn, vì chất lượng kiểm soát được tuy có vất vả đưa đón. Tóm lại là chương trình này thực sự không phải không có cái hay. Cháu học chương trình Cambridge có lợi thế biết được ngôn ngữ về toán, khoa học, làm thơ… nên khi cháu đi du học lớp 11 tại nước ngoài sẽ tiếp cận nhanh, học rất tốt, không xa lạ với kiến thức tự nhiên tại đó. Trung tâm tiếng Anh chỉ dạy ngôn ngữ thông thường thôi.Tôi chỉ thấy tiếc cho chương trình TATH, nếu biết quản lý sẽ có ích, học sinh không đến nỗi phải học ngoại ngữ thêm tại trung tâm.

Cô giáo Nguyễn Diệp ở Hà Nội, cho biết: “Các trường công vẫn được tự quyết học TATC hay không, nên có trường học trường không. Trường tôi các em học TATC mỗi tuần một tiết cho hai khối lớp 10, 11 học với GVNN.Nhà trường phối hợp với một trung tâm Anh ngữ được sở cấp phép. Phụ huynh học sinh và các em nói chung lại không hào hứng vì ít hiệu quả, song vẫn chấp nhận vì chủ trương chung, tiền đóng cũng không quá nhiều: 50.000 đồng/tiết. Nhưng sỉ số lớp từ 40 – 50 học sinh, nên một tiết học cũng nhiều mà không hiệu quả lắm”.

Về cách tính điểm, hiện nay điểm kiểm tra tích hợp sẽ được tính vào điểm kiểm tra một tiết gồm các môn: môn toán của tích hợp sẽ là một cột điểm kiểm tra một tiết; môn khoa học tích hợp gồm có môn lý và sinh, cũng là điểm một tiết của hai môn này; và môn tiếng Anh cũng là một cột điểm một tiết của tiếng Anh bộ Giáo dục.

Sở dĩ các em học TATH vẫn phải thi môn tiếng Anh bình thường, vì bộ giáo dục chỉ công nhận điểm thi của tiếng Anh từ sách giáo khoa của bộ biên soạn, chứ không công nhận sách giáo khoa của các chương trình khác.

Thái Thảo (theo TGTT)