Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài hiện ra như thế nào

Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.

Tìm hiểu đoạn văn miêu tả khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A Phủ

Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.

Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

Câu 1; Nêu nội dung của đoạn trích

Câu 2: Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả khắc họa bằng những chi tiết, hình ảnh nào? Hãy nhận xét các chi tiết đó.

Câu 3: Qua trang văn của Tô Hoài, anh/chị hình dung như thế nào về phong tục đón Tết của người Mèo trên núi cao?

Câu 4: Phân tích chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Bài làm:

Câu 1: Cảnh vui xuân và không khí đón Tết tưng bừng náo nức ở Hồng Ngài

Câu 2:

– Hình ảnh: ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho, trẻ con đi hái bí đỏ, gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ

– Màu sắc: màu vàng nương ngô, màu đỏ của trái bí đỏ, màu sặc sỡ từ những chiếc váy hoa

=> Tất cả đều gợi nên không khí đón xuân háo hức ở Hồng Ngài. Đúng lúc gió rét rất dữ dội, thế nhưng bất chấp cái khắc nghiệt của thời tiết, không khí đón xuân ở Hồng Ngài vẫn rất náo nức, tưng bừng.

Câu 3: Qua cách miêu tả của Tô Hoài, ta có thể thấy rằng: Người Mèo đón tết khi vụ mùa vừa gặt hái xong; ngày tết, trai gái thường tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi kèn, sáo và nhảy; đây là dịp lễ để chàng trai cô gái tâm đầu ý hợp hẹn hò với nhau, rủ nhau đi chơi bằng tiếng sáo gọi bạn đi chơi

Câu 4: Chi tiết đã cho ta thấy rằng Mị đã tìm thấy sự đồng điệu với chính tiếng sáo ấy nên mới khẽ khàng nhẩm theo, để tâm hồn mình cuốn theo tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi. Mị nhẩm thầm tức là khẽ khàng nhắc lại theo sự hồi tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của ngƣời đang thổi. Có lẽ trước đây Mị cũng đã từng thổi sáo hoặc hát bài này rồi. Giờ nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại lúc ẩn lúc hiện, trong Mị đã thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu nay bị lãng quên.

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

THPT Sóc Trăng Send an email

0 21 phút

Tài liệu hướng dẫnphân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuângồm gợi ý cách làm, mẫu dàn ý chi tiết và tham khảo một sốbài văn phân tích hay về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tìnhmùa xuân ở Hồng Ngài.

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn (Tố Hữu)

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân (3 mẫu hay nhất)

  • Nghị luận bàn về nạn bạo hành gia đình qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt (Kim Lân)

  • 1 I. Hướng dẫn làm bài phân tíchdiễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 1.1 1. Phân tích yêu cầuđề
    • 1.2 2. Luận điểm diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 1.3 3. Dàn ý ngắn gọnphân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
  • 2 II. Dàn ý chi tiết phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 2.1 1. Mở bài tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 2.2 2. Thânbài tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 2.3 4. Sơ đồ tư duy diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
  • 3 Văn mẫu tham khảo phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
    • 3.1 1. Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân bài vănsố 1
    • 3.2 2. Phân tích tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân bài vănsố 2

Dàn ý cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

A, Mở bài

- giới thiệu nhà văn Tô Hoài: nhà văn lớn với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục, Những sáng tác thiên về cuộc sống đời thường. Lối viết văn hóm hỉnh, sinh động của người từng trải

- giới thiệu truyện Vợ chồng A Phủ: người dân vùng lên ko cam chịu bọn thực dân và chúa đất áp bức

- Chi tiết nổi bật trong truyện: diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân đã thể hiện được những phẩm chât cao đẹp cũng như số phận đáng thương của cô gái.

B, Thân bài

1, Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị:

- Trước đêm tình mùa xuân, Mị trở thành người phụ nữ vô hồn, vì cô chấp nhận cuộc sống như trâu như ngựa như vậy. Những khát khao tự do và sống hạnh phúc đã tạm dần ngủ yên vì sự khổ sở và bất hạnh mà cô đang phải gánh chịu.

- Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa hoàn toàn lụi tắt. Mỗi khi bước vào buồng, Mị lại ngồi xuống giường trông ra cửa sổ. Trong Mị vẫn còn một chút gì đó khao khát sống và được tự do, hạnh phúc.

- Sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân đã làm trỗi dậy khát khao mãnh liệt của Mị. Hơi rượu và tiếng sáo làm cho Mị sống lại những tháng ngày hạnh phúc xưa kia, quên đi hiện thực khổ đau. Không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức khát khao sống và tự do của Mị ngày xưa. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thấy trong lòng thiết tha bồi hồi. và ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi.

- Mị lại được sống về những ngày trước tự do và tài hoa.

2, Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của Mị.

- Sự đối lập giữa một bên là hạnh phúc tuổi trẻ với một bên là kiếp sống trâu ngựa đã khiến Mị suy nghĩ đến việc kết liễu đời mình như ngày mới về làm dâu nhà thống lý. Mị lại ước gì có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Mị đau khổ và khát khao được sống những ngày xưa.

Ta thấy được số phận đau khổ và sự phản kháng trong tâm hồn của nhân vật Mị.

- Khi Mị quyết định đi chơi, người đọc thấy được sự phản kháng mạnh mẽ và khát khao hạnh phúc tự do đã trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng Mị. Cô đã quên đi sự đau khổ của thực tại để hướng tới cuộc sống tự do tự tại của những ngày xưa.

- Nhưng A Sử đã bắt trói đứng Mị và làm cho ý định đi chơi của Mị không thành.

- Những sợi dây đó chỉ trói được thể xác Mị: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi... Mị chưa giải thoát được thể xác, nhưng Mị đã giải thoát được tinh thần, dù chỉ trong tâm tưởng. Chính vì vậy, Mị mới có hành động vùng bước đi.

- Tuy nhiên nỗi đau về thể xác của những sợi dây trói mới làm cho Mị thức tỉnh và quay về tình cảnh của thực tại đau khổ biết nhường nào

- Số phận đau khổ nhưng ta cảm nhận được phẩm chất cao đẹp, khao khát tự do và hạnh phúc của Mị cũng như những người phụ nữ xưa.

C, Kết bài

Tổng kết cảm nghĩ của em.

Dàn ýphân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

a) Mở bài:Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nhân vật

- Tô Hoàilà một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

-Vợ chồng A Phủlà một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tô Hoài, khắc họa cuộc đời những con người Tây Bắc,phản ánh chân thực hiện thực miền núi trước cách mạng.

- Mị là hình tượng nhân vật đại diện cho sức sống và vẻ đẹp con người nơi đây, đoạn miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn cho thấy rõ nét nhất nét đẹp tâm hồn Mị.

b) Thân bài

* Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị (trước đêm tình mùa xuân)

Trước khi làm dâu gạt nợ

- Mị vốn là một người con gái đẹp, có tài thổi sáo, thổi kèn lá, “có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”.

- Mị từng yêu và từng được yêu, cũng hồi hộp, khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu.

- Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ

- Mọi khao khát đều bị dập tắt : Mị bị đem ra cúng trình ma nhà thống lí (ách thống trị của thần quyền và cường quyền) ép Mị cam phận làm nô lệ.

- Những ngày đầu khi làm dâu “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị tủi nhục đắng cay, uất ức cho số phận.

- Mị muốn chết nhưng thương cha, Mị đành chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa.

Sau khi làm dâu vài năm

- Cha mất, Mị đã không còn muốn chết nữa vì đã chai sạn tâm hồn: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, cuộc đời bị giam cầm trong căn phòng tối đen.

- Thống lí Pá Tra đã áp dụng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa.

* Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

- Sự tác động của ngoại cảnh

+ Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp,... âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang,...

+ Mị nhìn khung cảnh, nghe âm thanh mà bắt đầu cảm thấy thiết tha bồi hồi, Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình,...

- Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân và cuộc sống của Mị

+ Ngày tết, Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình.

+ Mị sực nhớ đến tình cảnh của mình hiện tại, nhớ đến A Sử, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”.

+ Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

- Cuộc trỗi dậy của Mị:

+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

+ Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.

+ Lúc vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

+ Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.

=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt dây trói cho A Phủ.

c) Kết bài

- Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí Mị trong đêm tình mùa xuân cho thấy rõ nét phẩm chất, tính cách trong Mị - người con gái Tây Bắc tiềm tàng sức sống.

- Đặc sắc nghệ thuật: khả năng phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, ...

-Vợ chồng A Phủchứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.

Video liên quan

Chủ đề