Khẫu trang có tên gọi khác là gì

Virus bệnh đường hô hấp lây truyền từ người sang người chủ yếu qua các giọt nước chứa virus khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi. Một trong những cách phòng tránh bệnh đường hô hấp đó chính là đeo hoặc bịt khẩu trang. Đối với các khẩu trang chuyên dụng như khẩu trang vải có thể dùng nhiều lần, vậy tại sao khẩu trang Y tế thì chỉ được dùng 1 lần rồi bỏ?

Khẩu trang Y tế (tên tiếng Anh là Facemask hoặc Surgical Mask) là thiết bị dùng một lần, lỏng lẻo, tạo ra một rào cản vật lý giữa miệng và mũi của người đeo và các vi sinh vật hoặc chất gây ô nhiễm tiềm ẩn trong môi trường. Khẩu trang không được dùng chung và được sử dụng khi phẫu thuật, cách ly, nha khoa hoặc chăm sóc y tế.

Khẩu trang được làm ở các độ dày khác nhau và với khả năng khác nhau để bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với chất lỏng. Những đặc tính này ảnh hưởng đến việc bạn có thể thở dễ dàng qua khẩu trang hay không và khẩu trang bảo vệ tốt như thế nào.

Nếu được đeo đúng cách, khẩu trang sẽ giúp chặn các giọt nước có thể chứa vi trùng (vi rút và vi khuẩn) bắn hoặc phun khi chúng ta ho hoặc hắt hơi và giữ các loại vi trùng này ở lại khẩu trang để không tiếp xúc trở lại với miệng và mũi của bạn. Khẩu trang cũng giúp bạn giảm tiếp xúc với các giọt nước bọt và dịch tiết đường hô hấp của người khác.

Mặc dù khẩu trang có thể có hiệu quả trong việc chặn các giọt nước, nhưng khẩu trang y tế không thể lọc hoặc chặn các hạt rất nhỏ trong không khí có thể truyền qua ho, hắt hơi hoặc một số thủ thuật y tế. Ngoài ra, khẩu trang Y tế cũng không bảo vệ hoàn toàn khỏi vi trùng và các chất gây ô nhiễm khác do đeo khẩu trang không kín giữa bề mặt của khẩu trang và mặt của bạn.


Khẩu trang Y tế chỉ được sử dụng một lần. Nếu khẩu trang của bạn bị hỏng hoặc bẩn hoặc bạn cảm thấy thở khó khăn khi đeo thì bạn nên tháo khẩu trang, loại bỏ khẩu trang đúng cách và thay thế bằng khẩu trang Y tế mới hoặc loại khẩu trang khác.

Khẫu trang có tên gọi khác là gì

Khẩu trang y tế nên chỉ dùng một lần

Do cấu tạo của khẩu trang Y tế thường có ba lớp và đặc biệt, lớp ở giữa có chức năng giữ lại các giọt nước có thể có chứa vi trùng gây bệnh bị văng ra khi bạn ho. Ngoài ra, khẩu trang còn có thể lọc được bụi, vi khuẩn tạo sự thoáng khí cho người dùng dễ dàng thở khi đeo.

Chính vì các tính năng này, sau khi sử dụng thì chiếc khẩu trang Y tế đã là một ổ vi trùng có chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không được loại bỏ ngay sau một lần sử dụng.

Theo Tổ chức Y tế giới, bạn chỉ cần đeo khẩu trang khi:

  • Nếu bạn khỏe mạnh, bạn chỉ cần đeo khẩu trang nếu bạn đang chăm sóc một người bị nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc các bệnh truyền qua đường hô hấp khác.
  • Đeo khẩu trang nếu bạn bị ho hoặc hắt hơi.
  • Khẩu trang chỉ có hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với rửa tay thường xuyên bằng bằng cồn hoặc xà phòng và nước sạch.
  • Nếu bạn đeo khẩu trang , bạn cần thực hiện đúng cách sử dụng và vứt bỏ khẩu trang đúng cách

Ngoài ra, do không có biện pháp nào có thể bảo vệ hoàn toàn chống lại sự lây truyền virus cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, nên bạn cần chú trọng vào nhiều biện pháp như dược phẩm (ví dụ: vắc-xin và thuốc chống virus) và các can thiệp không dùng thuốc gồm: 1) các biện pháp cộng đồng (ví dụ: tránh tụ tập đông người và nghỉ học); 2) các biện pháp môi trường (ví dụ: làm sạch bề mặt thường xuyên); và 3) các biện pháp bảo vệ cá nhân như khuyến khích người có triệu chứng:

  • Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi

Khẫu trang có tên gọi khác là gì

Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi

  • Sử dụng giấy ăn che miệng và mũi khi ho/hắt hơi để chặn các dịch tiết hô hấp và sau khi sử dụng bạn cần bỏ giấy ăn vào thùng đựng rác
  • Thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết hô hấp và các vật bị ô nhiễm.

Những người được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cúm hoặc mắc bệnh hô hấp do sốt trong thời điểm dịch cúm gia tăng trong cộng đồng thì những người này nên ở nhà cho đến khi hết sốt trong 24 giờ (không dùng thuốc hạ sốt) và đã hết ho nhằm hạn chế lây lan cho người xung quanh. Nếu người có triệu chứng như vậy nhưng không thể ở nhà, thì nên cân nhắc đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc khi có thể tiếp xúc gần gũi với người khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov, who.int

Tác hại của việc tái sử dụng khẩu trang y tế?

Đeo khẩu trang cả ngày có hại cho da mặt không?

XEM THÊM:

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
xə̰w˧˩˧ ʨaːŋ˧˧kʰəw˧˩˨ tʂaːŋ˧˥kʰəw˨˩˦ tʂaːŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
xəw˧˩ tʂaːŋ˧˥xə̰ʔw˧˩ tʂaːŋ˧˥˧

Danh từSửa đổi

khẩu trang

  1. Đồ bằng vải được may nhiều lớp, có dây đeo, dùng để che miệng, che mũi chống bụi bặm, độc khí hoặc chống rét. Khi vào phòng mổ các bác sĩ đều đeo khẩu trang.

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Khẩu trang giúp ngăn chặn virus COVID-19 lây lan, nhưng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi hướng dẫn con mình sử dụng khẩu trang đúng cách.

Tại một số quốc gia, việc đeo khẩu trang phòng tránh lây lan bệnh tật đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình, năm 2020 sẽ được nhớ mãi vì đó là lần đầu tiên họ phải đeo khẩu trang.

Nếu bạn chưa đeo khẩu trang trước đây thì bạn có thể sẽ có nhiều câu hỏi. Để giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho gia đình mình, chúng tôi đã tổng hợp thông tin mới nhất từ chuyên gia về khẩu trang và COVID-19, cách sử dụng đúng cách cũng như một số cách để bạn giới thiệu với gia đình sử dụng khẩu trang hiệu quả nhất:

Để biết thông tin chung về COVID-19, các triệu chứng, cách lây lan và cách bảo vệ bản thân và con bạn, hãy đọc “COVID-19: Những điều cha mẹ cần biết.”

Xem nhanh: 

Một trong con đường lây lan chính của COVID-19 đó là lây qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi họ nói chuyện, hát, ho hoặc hắt hơi. Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành, chúng tôi biết rằng virus có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng, có nghĩa là một số người có thể bị lây nhiễm và thậm chí không nhận ra nó.

Đó là một trong những lý do tại sao giữ khoảng cách rất quan trọng ở ổ dịch COVID-19. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ khoảng cách với những người khác ở những nơi công cộng đông người, đó là lý do tại sao nên sử dụng khẩu trang vải ở những nơi như vậy để bảo những người khác.

Nhưng hãy nhớ rằng, một mình khẩu trang sẽ không ngăn được sự lây lan của COVID-19 mà tất cả chúng ta cần tiếp tục thực hiện việc giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh này, chúng ta cùng nhau có thể đánh bại COVID-19.

Tôi nên mua loại khẩu trang nào cho gia đình mình?

Khẩu trang thường (còn gọi là khẩu trang vải hoặc khăn che mặt): Nếu bạn và gia đình sống ở nơi đang có dịch COVID-19 và không có bất kỳ triệu chứng bị mắc COVID-19 nào, thì nên sử dụng khẩu trang thường.

Khẩu trang y tế: Khẩu trang y tế đang thiếu hụt trên toàn cầu vì đại dịch. Chúng được khuyến cáo nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình có nguy cơ cao và bệnh nặng do mắc COVID-19 (những người trên 60 tuổi hoặc có các bệnh nền), hoặc nếu bạn đang chăm sóc người bị mắc COVID-19. Nếu bạn có các triệu chứng bị mắc COVID-19, bạn nên đeo khẩu trang y tế để bảo vệ những người khác.

Loại khẩu trang vải nào tốt nhất?

Khẩu trang vải hoặc khăn che mặt có nhiều loại chất liệu và có thể là thứ bạn tự làm ở nhà hoặc mua ở ngoài cửa hàng. Trong khi nghiên cứu về việc sử dụng khẩu trang vải đang được tiến hành, hiệu quả của chúng phụ thuộc vào loại vải được sử dụng và số lượng lớp. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị ba lớp bao gồm:

  • một lớp vật liệu thấm hút bên trong như vải cotton
  • một lớp ở giữa làm từ vật liệu vải không dệt như vải lọc từ chất liệu polypropylene
  • một lớp bên ngoài bằng vật liệu không thấm hút, chẳng hạn như polyester hoặc hỗn hợp polyester

Dù bạn chọn kiểu khẩu trang hay vải che mặt nào, nó nên che mũi, miệng và cằm và được cố định bằng dây thun hoặc dây buộc.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng không khuyến khích khẩu trang có van thở ra. Các van này cho phép không khí chưa được lọc thoát ra ngoài, làm cho chúng kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa lây truyền các bệnh như COVID-19.

Còn tấm che mặt thì sao?

Tấm chắn giúp bảo vệ mắt, nhưng không giống như khẩu trang khi bảo vệ khỏi các giọt bắn. Tuy nhiên, đối với những người gặp khó khăn trong việc đeo khẩu trang thông thường (ví dụ như những người bị khiếm khuyết về nhận thức, hô hấp hoặc thính giác), tấm che mặt có thể được coi là một giải pháp thay thế. Nếu bạn chọn sử dụng, hãy đảm bảo rằng nó che được hai bên mặt và dưới cằm của bạn.

Khi nào gia đình tôi nên đeo khẩu trang?

Hãy kiểm tra những yêu cầu của chính quyền địa phương tại nơi bạn sống về đeo khẩu trang trong một số trường hợp nhất định và để biết những quy định cụ thể về độ tuổi phù hợp.

Việc con bạn có nên đeo khẩu trang hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả độ tuổi và khả năng sử dụng khẩu trang một cách an toàn và phù hợp. Xem thêm tại Hướng dẫn của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới

Nếu COVID-19 lây lan rộng trong khu vực của bạn, việc đeo khẩu trang vải ở tất cả các môi trường công cộng được khuyên dùng, vì đây là nơi khó giữ được khoảng cách tối thiểu với những người khác. Và bạn phải luôn đeo khẩu trang ở các không gian công cộng trong nhà. Nên hạn chế đến những nơi đông người và không gian trong nhà kín, có hệ thống thông gió kém.

Có rất nhiều thông tin không chính xác về việc sử dụng khẩu trang và COVID-19, vì vậy hãy đảm bảo sử dụng các nguồn có uy tín như UNICEF, WHO và các cơ quan y tế quốc gia và địa phương của bạn khi đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe của gia đình bạn.

Khi nào bạn không nên đeo khẩu trang?

Không nên đeo khẩu trang cho bất kỳ ai không có khả năng tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc bất kỳ ai bị khó thở.

UNICEF và WHO khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi không nên đeo khẩu trang. Điều này dựa trên sự an toàn của trẻ em và sự công nhận về việc trẻ em có thể phát triển ở các độ tuổi khác nhau.

Một số quốc gia có các khuyến nghị khác nhau về việc sử dụng khẩu trang cho trẻ em, vì vậy việc bạn kiểm tra với chính quyền địa phương về bất kỳ yêu cầu cụ thể về độ tuổi là rất quan trọng. Nếu họ yêu cầu trẻ em dưới 5 tuổi đeo khẩu trang, thì bạn hoặc những người chăm sóc cần phải liên tục giám sát việc sử dụng khẩu trang an toàn cho trẻ.

Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình có tình trạng sức khỏe hoặc khiếm khuyết gây khó khăn cho việc đeo khẩu trang, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về cách tốt nhất cho bạn.

Khi tập thể dục, hãy chọn nơi không cần đeo khẩu trang, chẳng hạn như ở nhà hoặc trong một khoảng không (chẳng hạn như ngoài trời) nơi bạn có thể giữ khoảng cách an toàn với những người khác. Trẻ em và người lớn không nên đeo khẩu trang khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất để không ảnh hưởng đến hô hấp. Mồ hôi cũng có thể làm cho khẩu trang bị ướt, gây khó thở và vi trùng dễ phát triển hơn.

Tôi nên lưu ý gì khi lựa chọn khẩu trang cho con mình?

Nhiều khẩu trang được thiết kế cho người lớn và sẽ không phù hợp với trẻ em. Nếu bạn mua khẩu trang, hãy chọn loại có kích thước phù hợp với con bạn. Cho dù bạn đang mua hay tự làm khẩu trang cho con mình, hãy kiểm tra xem chúng có che miệng, mũi, cằm và không có bất kỳ khoảng trống nào ở hai bên hoặc cản trở tầm nhìn của chúng hay không. Đảm bảo rằng họ có thể hít thở thoải mái trong mặt nạ trong khi đi bộ và nói chuyện.

Cách làm sạch khẩu trang vải

Giặt khẩu trang vải bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, tốt nhất là ngâm trong nước nóng (ít nhất 60 độ C) ít nhất một lần một ngày. Nếu giặt bằng máy, hãy sử dụng chế độ ấm nhất thích hợp cho loại vải. Nếu rửa tay, hãy dùng nước ấm và xà phòng. Sau khi rửa, khẩu trang nên được làm khô hoàn toàn trước khi được sử dụng lại. Bảo quản mặt nạ trong một chiếc túi sạch.

Việc đeo, tháo và sử dụng khẩu trang đúng cách là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Thực hành theo các danh mục dưới đây với gia đình của bạn để biến nó thành một thói quen.

Trước khi đeo khẩu trang

  • Luôn bắt đầu bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi đeo khẩu trang.
  • Đảm bảo khẩu trang sạch. Kiểm tra vết rách hoặc lỗ thủng. Không nên đeo nếu bị bẩn hoặc bị hư hỏng.
  • Điều chỉnh khẩu trang để che kín miệng, mũi và cằm, không để lại khoảng trống ở hai bên.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái khi thở.

Trong khi đeo khẩu trang

  • Thay khẩu trang nếu bị bẩn hoặc ướt.
  • Không kéo khẩu trang xuống dưới mũi hoặc cằm hoặc đeo trên đầu – khẩu trang phải che hoàn toàn miệng và mũi để có hiệu quả.
  • Không chạm vào khẩu trang trong khi đeo.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn và gia đình định tháo khẩu trang và sử dụng lại trong ngày, hãy mang theo túi sạch có thể đóng và mở để cất giữ chúng. Sử dụng túi riêng cho khẩu trang của từng thành viên trong gia đình. Khi đặt khẩu trang vào hoặc lấy ra khỏi túi, hãy cầm khẩu trang bằng phần dây buộc (không chạm vào bề mặt của khẩu trang) để hạn chế tối thiểu sự lây nhiễm. Nhớ rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang.

Tháo khẩu trang

  • Rửa tay trước khi tháo khẩu trang.
  • Tháo khẩu trang bằng cách sử dụng dây thun hoặc dây buộc để tháo ra. Tránh sờ vào mặt trước của khẩu trang.
  • Rửa sạch tay sau khi gỡ khẩu trang
  • Nên giặt sạch khẩu trang vải sau mỗi lần sử dụng và cất vào túi sạch.
  • Khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần và nên được vứt bỏ trong thùng rác kín.

6 sai lầm phổ biến cần tránh 

Từ trái sang phải:

  • Không kéo dưới mũi
  • Không để lộ cằm
  • Không kéo xuống dưới cằm
  • Không chạm vào khẩu trang khi đeo
  • Không đeo khẩu trang quá rộng
  • Không đeo khẩu trang bẩn, hư hỏng hoặc bị ướt.

Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống gia đình trên khắp thế giới và là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng và buồn bã. Có thể hiểu được rằng khẩu trang có thể làm tăng thêm cảm giác như vậy cho nhiều trẻ em, đặc biệt là ở những nơi chúng không quen đeo khẩu trang. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc đeo khẩu trang có thể gây khó hiểu và khó chịu.

Nếu gia đình bạn chưa từng đeo khẩu trang trước đây, điều quan trọng để khuyên dùng việc đeo khẩu trang với con bạn là phải tiếp cận nó một cách cởi mở và hỗ trợ. Việc đeo khẩu trang đang hình thành một thói quen, vì vậy những lời nhắc nhở liên tục và hành vi nhất quán sẽ là chìa khóa. Điều quan trọng cũng cần nhắc nhở con bạn rằng phải luôn kết hợp khẩu trang với các biện pháp phòng ngừa khác (chẳng hạn như khoảng cách tối thiểu, rửa tay thường xuyên) để bảo vệ bản thân và mọi người.

Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn khuyên dùng khẩu trang cho gia đình mình:

Trung thực

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi và đồng cảm với mức độ lo lắng của con bạn. Công nhận rằng khẩu trang không phải là thứ gì quá thú vị đối với bất kỳ ai trong chúng ta. Nhưng hãy giải thích bằng cách đeo khẩu trang, chúng ta có thể giữ an toàn cho những người xung quanh mình, bao gồm cả những thành viên lớn tuổi hơn và dễ bị tổn thương hơn trong xã hội. Đeo khẩu trang cho thấy chúng ta quan tâm đến nhau.

Hãy cho họ biết rằng có rất nhiều chuyên gia đang nỗ lực để ngăn chặn COVID-19, nhưng họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và điều đó có nghĩa là hãy thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa.

Và điều quan trọng cần nhớ đối với tất cả chúng ta là chỉ đeo khẩu trang không giúp chúng ta an toàn, chúng ta cần phải rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh chúng ta.

Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm

Hỏi con bạn xem chúng nghĩ gì và nhìn thấy gì về các dấu hiệu lo lắng chẳng hạn như thay đổi ngôn ngữ hình thể hoặc giọng nói của chúng. Hãy trả lời câu hỏi của trẻ một cách tốt nhất. Không nhất thiết phải biết hết các câu trả lời - đây là một tình huống mới đối với tất cả chúng ta. Nhắc trẻ rằng chúng luôn có thể đến gặp bạn bất cứ lúc nào với bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào. Thường xuyên kiểm tra xem trẻ đang cảm thấy như thế nào. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bạn có thể hỏi chúng đang nghe những gì từ bạn bè để bắt đầu cuộc trò chuyện và đảm bảo rằng chúng có thông tin đáng tin cậy.

Bắt đầu tại nhà

Hãy thử đeo khẩu trang ở nhà cùng nhau một thời gian và dần dần xây dựng thời gian để giúp con bạn quen với việc đeo khẩu trang. Hướng dẫn ở trên, thực hành đeo và tháo khẩu trang cùng nhau.

Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào các dấu hiệu giao tiếp bằng hình ảnh như mỉm cười, vì vậy hãy tập mỉm cười với chúng và xem xét giọng nói của bạn có thể giúp ích như thế nào. Bạn cũng có thể đắp đeo khẩu trang lên một con thú nhồi bông yêu thích với chúng để giúp khẩu trang trông quen thuộc hơn.

Khuyến khích trẻ tham gia

Khẩu trang có nhiều màu sắc và kiểu dáng và trẻ em sẽ xem chúng như một cơ hội để thể hiện bản thân. Cố gắng biến việc chọn khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải thành một hoạt động vui nhộn và thu hút sự tham gia của các con càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng, con bạn càng thích vẻ ngoài của khẩu trang, thì các con càng có xu hướng đeo khẩu trang ngay cả khi bạn không có mặt.

Hãy nhất quán

Việc đeo khẩu trang thành công chính là phát triển một thói quen mới, vì vậy, việc hình thành hành vi đúng và liên tục lặp lại là chìa khóa. Tìm cách nhắc lại tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang đúng cách và khuyến khích gia đình nhắc nhở nhau nếu bạn thấy điều gì đó không đúng. Trẻ em rất nhanh chóng phát hiện ra sự mâu thuẫn, vì vậy hãy lưu ý đến việc làm gương những điều mà bạn nêu ra và khuyến khích người thân, bạn bè xung quanh gia đình bạn tuân theo các khuyến cáo về việc đeo khẩu trang.

<Quay lại cổng thông tin của UNICEF về COVID-19

Xem hướng dẫn của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới để biết thêm thông tin về khẩu trang.

Bài báo này ban đầu được xuất bản vào ngày 26 tháng 8 năm 2020. Nó được cập nhật lần cuối vào ngày 14 tháng 12 năm 2020.