Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực, thể hiện qua kết quả học sinh tham gia các kỳ thi khu vực và quốc tế. Cụ thể, năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh tham gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực thì cả 37 em đều đoạt giải với: 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen. Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), 01 dự án của học sinh Việt Nam đã đạt giải Ba - giải chính thức của Hội thi và 02 dự án đoạt 03 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp THCS, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng các modul 1,2,3 về Hướng dẫn thực hiện chương trình mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Từ các sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, 63 tỉnh thành phố đã tổ chức lựa chọn sách theo quy định của Thông tư số 25. Kết quả, tại mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 01 đến 05 bộ sách trong đó tỉ lệ chọn 01 bộ/môn học khoảng 50%; 02 bộ/môn học khoảng 30%. 

Sẵn sàng triển khai chương trình lớp 6 trong điều kiện dịch bệnh

Là một trong những địa phương chịu tác động lớn của dịch Covid-19, ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bắc Ninh cho hay: Với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Bắc Ninh đã hoàn thành được nhiều nhiệm vụ năm học đặt ra, thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bắc Ninh vẫn chưa có số liệu đánh giá kết quả học tập của năm học.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi tại Hội nghị

Hiện tỉnh đang xây dựng để có kế hoạch linh hoạt cho năm học mới phù hợp với diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp và khó lường. Ngoài ra, tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình lớp 6.

Khẳng định Quảng Ninh đã sẵn sàng cho năm học mới trên cả diện rộng và diện đặc biệt là thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh đã rà soát, tập huấn, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng nếu dịch bệnh xảy ra vẫn có thể triển khai được chương trình.

Khó khăn đặt ra, theo ông Tuế là thời gian bồi dưỡng trực tiếp giáo viên dạy chương trình mới còn hạn chế, chủ yếu bồi dưỡng trực tuyến; đội ngũ giáo viên cốt cán có biến động về khách quan, chủ quan; giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng tới đây dạy liên môn nên khó khăn.

Tại TPHCM, để chuẩn bị cho triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 6, từ năm học trước Sở GDĐT TP đã  đã làm việc với Đại học Sài Gòn để bồi dưỡng các môn học tích hợp trong chương trình lớp 6. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GDĐT TPHCM, việc chủ động bồi dưỡng của thành phố tạo thuận lợi cho triển khai trong năm học mới.

Tiền Giang là địa phương hiện đang nằm trong vùng tâm dịch Covid-19, với số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao mỗi ngày, chuẩn bị cho năm học mới, đại diện Sở GDĐT tỉnh này cho biết, từ khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành khung kế hoạch năm học của địa phương.

Trong đó, đưa ra nhiều phương án dự trù, nhưng có thể tập trung sớm nhất vào giữa tháng 9, so với kế hoạch năm ngoái trễ khoảng 2 tuần. Lo lắng của địa phương hiện nay là do ảnh hưởng của dịch nên một số công việc như sửa chữa trường lớp, cải tạo cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên… bị ảnh hưởng.

Trao đổi với các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý, năm học 2021-2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6 nên các địa phương cần quán triệt sâu sắc đến các nhà trường về sự khác biệt của chương trình mới với chương trình năm 2006. Do chương trình xây dựng theo hướng mở nên các trường học phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Sở GDĐT, Phòng GDĐT khi kiểm tra phải lưu ý kiểm tra kế hoạch từng môn học, từng tổ chuyên môn.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng cho rằng, cần phải coi thời gian học trực tiếp là thời gian vàng để tận dụng hướng dẫn học sinh về phương pháp tự học, chuyển từ tư duy học sang tự học và tự học có hướng dẫn.

Linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo chất lượng đối với các yêu cầu cốt lõi

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, biểu dương những cố gắng, kết quả mà giáo dục trung học đạt được trong năm học vừa qua. Dù là năm học nhiều khó khăn, thách thức nhưng cơ bản đã đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra, trong đó, có một số kết quả đáng khích lệ, như thành tích học sinh dự thi Olympic quốc tế, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng nhận định, ngành Giáo dục đang đứng trước 2 thách thức lớn, đó là thách thức trước yêu cầu phát triển, đổi mới và thách thức trong bối cảnh dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi hệ thống để thích ứng với tình hình dịch bệnh tăng sức chống chịu, hạn chế tổn thương trước dịch sẽ là tất yếu và không thể lảng tránh.

 “Chúng ta cần xác định rõ ràng khó khăn thử thách để có nhận thức, tư tưởng, tầm nhìn và kế hoạch phù hợp. Đồng thời, vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu an toàn, chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ trước Nhà nước và nhân dân”, Bộ trưởng nêu rõ và cho biết, Bộ GDĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm ứng phó và thích nghi với tình hình dịch bệnh; trong đó có ban hành chính sách, hướng dẫn, quy định để chuẩn bị và triển khai năm học mới.

Từ khung kế hoạch của Bộ, các tỉnh/thành phố cần ban hành kế hoạch năm học mới phù hợp với tình hình đặc thù tại của địa phương. “Tất cả cần phải thay đổi để thích ứng, từ cán bộ quản lý, cho tới mỗi giáo viên. Cần linh hoạt, sáng tạo trong triển khai, đảm bảo chất lượng đối với các yêu cầu cốt lõi. Mục tiêu cốt lõi là bất biến, còn phương pháp và hành động thì vạn biến sao cho hiệu quả”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để thực hiện được yêu cầu về chất lượng giáo dục trong điều kiện dịch bênh, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT sẽ ban hành các yêu cầu nội dung cốt lõi. Chương trình lõi cần được tận dụng giảng dạy trong thời gian vàng - học tập trực tiếp. Trong trường hợp dịch bệnh phức tạp vẫn chủ động đảm bảo đạt được các yêu cầu nội dung cốt lõi này.

Lưu ý với giáo dục Trung học trong năm học mới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Theo đó, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT, nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh.

Riêng với môn Ngữ văn, Bộ trưởng lưu ý, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

Xác định đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục chính là các nhà giáo, Bộ trưởng đề nghị các Sở GDĐT quan tâm chăm lo cho giáo viên, chú ý bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho các môn học, bậc học. Đồng thời, triển khai giải pháp  hỗ trợ cho học sinh trong thời gian học tập trực tuyến các em khắc phục được khó khăn về vật chất, tâm lý.

Bộ trưởng cũng đề cập tới một số nhiệm vụ cụ thể của giáo dục trung học trong năm học mới như chú trọng tiếng nói chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong lựa chọn sách giáo khoa mới; củng cố thư viện trường học để hỗ trợ học liệu, sách cho học sinh; tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến cho đội ngũ giáo viên.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

5 nhiệm vụ mới với giáo dục tiểu học trong năm học 2021-2022

16/08/2021

Năm học 2021-2022, giáo dục tiểu học đặt ra những nhiệm vụ đặc biệt mới, trong đó quan trọng là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19.

Ngày 12.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GDĐT, 63 điểm cầu tại Sở GDĐT và hơn 815 điểm cầu tại Phòng GDĐT và một số trường tiểu học.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết: Năm học 2020-2021 là năm đặc biệt đối với ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1.

Năm học diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh lớp 1 không có 2 tuần làm quen với nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước. Trước đó, suốt nhiều tháng kể từ học kỳ II năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch, không ít địa phương đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường, thầy trò từng bước làm quen và chuyển dần sang dạy học trực tuyến.

Triển khai nhiệm vụ năm học trong bối cảnh khó khăn và khác biệt, ngành giáo dục cả nước đã chung tay nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa tích cực phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với các lớp 2, 3, 4, 5.

Bộ GD-ĐT đã đặt ra 5 nhiệm vụ với nhiều giải pháp cụ thể cho giáo dục tiểu học năm học 2021-2022. Cụ thể,

Tiếp tục triển khai bảo đảm chất lượng chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2006 từ lớp 3 đến lớp 5.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình, đặc biệt là môn Tin học, môn ngoại ngữ; bảo đảm 100% giáo viên dạy học lớp 3 được bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD-ĐT và được hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3 từ năm học 2022-2023.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

ảnh minh họa - nguồn từ internet

Rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học, vẫn là nhiệm vụ được chú trọng thực hiện trong năm học này. Song song với đó là tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, khắc phục tình trạng trường có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định.


Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

ảnh minh họa - nguồn từ internet

Đặc biệt, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục cũng như điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình...

Thực hiện: Chí Quang

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022

Tương phản

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2022