Hướng dẫn giải thể sáp nhập chi đoàn

Tháng 3/2022, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn mô hình thành lập mới chi đoàn trên cơ sở kiện toàn, sáp nhập các chi đoàn yếu kém, ít đoàn viên thanh niên ở địa bàn dân cư.

Đối tượng là các chi đoàn: Chi đoàn dưới 9 đoàn viên, nhiều năm chậm phát triển đoàn viên mới, hoạt động khó khăn do thường xuyên thiếu hụt lực lượng đoàn viên thanh niên; Đối với chi đoàn có số lượng khoảng 10-15 đoàn viên, nhưng con số không ổn định; quy mô dân số nhỏ; nhiều năm hoạt động cầm chừng, lực lượng thanh niên tại địa bàn đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ lớn có thể tiến hành sáp nhập với chi đoàn khác để thành lập chi đoàn mới có quy mô đảm bảo đông đủ số lượng đoàn viên thanh niên để hoạt động hiệu quả. Chi đoàn thành lập mới đảm bảo địa giới hành chính liền kề nhau. Tùy tình hình thực tế có thể sáp nhập 1 - 2 hoặc nhiều chi đoàn với nhau, nhưng phải duy trì mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 3 - 5 chi đoàn. Đối với các huyện miền núi, do đặc thù địa bàn rộng, nếu tiến hành sáp nhập, thành lập mới chi đoàn phải xem xét đến yếu tố địa lý, tránh địa bàn của một chi đoàn quá rộng gây khó khăn cho hoạt động.

Hướng dẫn giải thể sáp nhập chi đoàn

Sinh hoạt chi đoàn sáp nhập 3 chi đoàn ít đoàn viên thanh niên tại xã Nga Trung - huyện Nga Sơn

Các bước kiện toàn, sáp nhập các chi đoàn yếu kém, ít đoàn viên thanh niên ở địa bàn dân cư: Tiến hành khảo sát, xây dựng phương án; Thực hiện kiện toàn, sáp nhập, thành lập mới chi đoàn; Hồ sơ sáp nhập, thành lập chi đoàn mới.

Hướng dẫn giải thể sáp nhập chi đoàn

Chi đoàn tổ dân phố Tân Đoài (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương) tổ chức sinh hoạt ghép theo chuyên đề quý III/2022

Sau 1 năm thực hiện mô hình, kết quả: Đã có 116 chi đoàn được kiện toàn, sáp nhập, sinh hoạt ghép. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn địa bàn dân cư, tăng cường phát triển đoàn viên mới, nâng tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên trong khu vực địa bàn dân cư. Việc kiện toàn, sắp xếp lại những chi đoàn trên địa bàn dân cư yếu kém, ít đoàn viên thanh niên, có quy mô nhỏ, khó hoạt động để thành lập mới chi đoàn. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn địa bàn dân cư, tăng cường phát triển đoàn viên mới, nâng tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên khu vực nông thôn, đô thị; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng xem xét kết nạp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Việc thành lập mới chi đoàn địa bàn dân cư được tiến hành phù hợp với thực tế tình hình thanh niên ở từng địa bàn; vận dụng sáng tạo Điều lệ Đoàn, đồng thời đảm bảo

Căn cứ Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Thực hiện Công văn số 1152-CV/QU, ngày 02/8/2019 về việc “bố trí nhân sự thực hiện sắp xếp sáp nhập phường, tổ dân phố ”, BTV Quận Đoàn ban hành hướng dẫn về quy trình và thủ tục thực hiện việc kiện toàn chi đoàn sau khi sáp nhập phường, tổ dân phố, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiện toàn, sắp xếp lại các chi Đoàn trên địa bàn dân cư sau khi các phường, tổ dân phố được sáp nhập, đổi tên theo Đề án sáp nhập phường, tổ dân phố của các phường để thành lập mới tổ chức cơ sở đoàn.

- Nhanh chóng ổn định tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động các chi Đoàn địa bàn dân cư, tăng cường phát triển đoàn viên mới, nâng tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn dân cư; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng xem xét kết nạp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

- Chi Đoàn đổi tên theo Đề án của phường sau khi kiện toàn, sáp nhập.

II. ĐỐI TƯỢNG, TÊN GỌI

1. Đối tượng

- Là các Chi đoàn tại các tổ dân phố sáp nhập với nhau theo Đề án sáp nhập phường, tổ dân phố.

2. Tên gọi

Chi đoàn mới được đặt tên theo tên gọi của tổ dân phố mới (sau khi có Quyết định của các cấp có thẩm quyền về sáp nhập phường, tổ dân phố của đơn vị).

III. CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÂN SỰ VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Công tác lựa chọn nhân sự

Việc tiến hành lựa chọn nhân sự của Chi đoàn mới gồm: các ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư Chi đoàn, Phó Bí thư Chi đoàn cần mở rộng dân chủ để lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên và thanh niên và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy Chi bộ trên cơ sở đó Ban Chấp hành Đoàn phường xem xét, quyết định.

Cụ thể:

- Chi ủy Chi bộ lựa chọn ủy viên Ban chấp hành lâm thời, dự kiến chỉ định chức danh Bí thư, chức danh Phó Bí thư Chi đoàn trên cơ sở các ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư Chi đoàn, Phó Bí thư Chi đoàn của các Chi đoàn trước sáp nhập và nguồn nhân sự khác (nếu có).

- Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến giới thiệu, tín nhiệm.

2. Các bước tiến hành (theo Hướng dẫn thực hiện khoản 2 điều 6 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI)

- Bước 1: Sau khi thống nhất với cấp ủy Đảng (nếu có) của đơn vị mới sáp nhập, BCH Đoàn phường ra quyết định sáp nhập chi đoàn, chỉ định Ban chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn lâm thời của tổ chức đoàn mới sáp nhập.

- Bước 2: Tổ chức Hội nghị công bố sáp nhập chi đoàn, ra mắt BCH chi đoàn lâm thời.

- Bước 3: (Chậm nhất sau 6 tháng) Tổ chức Đại hội chi đoàn bầu BCH chi đoàn tổ dân phố mới.

3. Hồ sơ sáp nhập gồm:

- Văn bản đề nghị của chi đoàn được sáp nhập.

- Đề án sáp nhập chi đoàn, có ý kiến của cấp ủy chi bộ (nếu có), phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập đơn vị hành chính.

Trên đây là hướng dẫn về quy trình, thủ tục thực hiện việc kiện toàn Chi đoàn sau khi sáp nhập phường, tổ dân phố trên địa bàn quận, Ban Thường vụ Đoàn quận đề nghị Ban chấp hành Đoàn các phường căn cứ triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực phát hiện vướng mắc đề nghị liên hệ Văn phòng Đoàn quận để phối hợp giải quyết./.