Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu VUNA

Ở bệnh nhân đã đào thải sỏi canxi lần đầu, nguy cơ hình thành sỏi thứ 2 khoảng 15% sau 1 năm, 40% sau 5 năm và 80% sau 10 năm. Uống một lượng lớn nước 8 đến 10 ly (300 ml mỗi ly) mỗi ngày được khuyến cáo để phòng ngừa các loại sỏi. Phục hồi và phân tích cấu trúc sỏi, định lượng các thành phần cấu tạo sỏi trong nước tiểu và tiền sử lâm sàng là các yếu tố cần thiết giúp lập kế hoạch các biện pháp phòng ngừa sỏi.

Trong < 3% các trường hợp sỏi tiết niệu, người ta không tìm thấy bất cứ rối loạn chuyển hóa nào. Những bệnh nhân này dường như không dung nạp lượng muối tạo sỏi bình thường trong nước tiểu và không có các tinh thể kèm theo. Thuốc lợi tiểu thiazid, kali citrat và tăng lượng dịch hấp thu có thể làm giảm tỷ lệ hình thành sỏi.

Với tăng canxi niệu, bệnh nhân có thể dùng thuốc lợi tiểu thiazid (ví dụ như chlorthalidone 25 mg uống một lần/ ngày hoặc indapamide 1,25 mg uống một lần / ngày) để giảm sự bài tiết canxi trong nước tiểu và do đó ngăn ngừa sự bão hòa quá mức canxi oxalat trong nước tiểu. Bệnh nhân được khuyến khích tăng lượng dịch hấp thu đến 3 L / ngày. Khuyến cáo ăn giảm nari và tăng kali. Ngay cả khi chế độ ăn chứa lượng kali cao, các chế phẩm chứa kali citrate vẫn được khuyến cáo để ngăn ngừa hạ kali máu. Chế độ ăn hạn chế đạm động vật cũng được khuyến cáo.

Đối với những bệnh nhân giảm citrat niệu, kali citrat (20 mEq uống 2 lần/ngày) làm tăng bài tiết citrat. Lượng canxi hấp thu bình thường (ví dụ, 1000 mg hoặc khoảng 2 đến 3 cốc sữa mỗi ngày) được khuyến cáo và tránh chế độ ăn nghèo canxi. Orthophosphate đường uống chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Các biện pháp dự phòng tăng oxalat niệu khá đa dạng. Bệnh nhân bị bệnh ruột nhỏ có thể được điều trị kết hợp giữa tăng lượng dịch hấp thu, bù canxi (thường ở dạng canxi citrat 400 mg uống 2 lần/ngày trong bữa ăn), cholestyramine và chế độ ăn hạn chế oxalat và chất béo . Tăng oxalat niệu có thể đáp ứng với điều trị pyridoxine 100-200 mg uống một lần/ ngày, có thể do cơ chế làm tăng hoạt tính của transaminase, bởi vì hoạt động này phụ trách việc chuyển đổi glyoxylate, tiền chất của oxalate, thành glycine.

Trong tăng acid uric niệu, nên ăn giảm lượng đạm động vật. Nếu chế độ ăn không có hiệu quả, allopurinol 300 mg mỗi buổi sáng giúp làm giảm sản xuất acid uric. Đối với sỏi acid uric, pH nước tiểu phải tăng từ 6 đến 6,5 bằng cách sử dụng thuốc kiềm hóa nước tiểu đường uống có chứa kali (ví dụ kali citrate 20 mEq 2 lần/ngày) cùng với tăng lượng dịch vào.

Nhiễm trùng do vi khuẩn phân hủy urê đòi hỏi các kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ và cần can thiệp lấy sỏi toàn bộ tất cả các loại sỏi. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng, liệu pháp ức chế lâu dài (ví dụ dùng nitrofurantoin) có thể cần thiết. Ngoài ra, acid acetohydroxamic có thể được sử dụng để làm giảm sự tái phát của sỏi struvite.

Để tránh tái phát sỏi cystine, nồng độ cystine niệu phải được giảm xuống < 250 mg cystine / L nước tiểu. Bất kỳ sự kết hợp nào của việc tăng lượng nước tiểu cùng với việc tăng bài tiết cystine (ví dụ sử dụng alpha-mercaptopropionylglycine hoặc penicillamine) cũng làm giảm nồng độ cystine trong nước tiểu.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Bài này chúng tôi chia sẻ về những Hướng dẫn điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu – Guideline AUA 2016. Đây là tài liệu quan trọng giúp cho các y bác sĩ có thêm cơ sở để chỉ định phù hợp nhất cho các bệnh nhân. Điều trị sỏi tiết niệu bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa như: Tán sỏi nội soi ngược dòng; tán sỏi ống mềm; tán sỏi qua da; nội soi lấy sỏi…

1. Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là các tinh thể lắng đọng trên hệ thống bài xuất, bao gồm:

  • Sỏi thận chiếm 40%.
  • Sỏi niệu quản chiếm 28%.
  • Sỏi bàng quang chiếm 26%.
  • Sỏi niệu đạo chiếm 4%.
  • Sỏi thận gồm: sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô.

2. Những phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu

Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa như:

  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Đây là phương pháp can thiệp sỏi hoàn toàn qua đường tự nhiên, máy soi sẽ được đưa qua đường tiểu, tiếp cận sỏi và phá vỡ sỏi bằng các nguồn năng lượng như: laser, siêu âm…

Xem thêm: Tán sỏi nội soi ngược dòng

– Phương pháp tán sỏi nội soi qua đường niệu đạo

  • Tán sỏi ống mềm: Đây cũng là phương pháp can thiệp hoàn toàn theo đường tự nhiên, sử dụng ống nội soi mềm, đi qua niệu đạo, bàng quang, lên niệu quản và tiếp cận sỏi để tán vụn sỏi. Phương pháp này thường sử dụng để điều trị các sỏi niệu quản đoạn cao, sỏi thận, sỏi đài thận…

Xem thêm:

– Tán sỏi thận ống mềm

– Tán sỏi ống mềm: Quy trình thực hiện tại bệnh viện E

  • Tán sỏi qua da: Phương pháp này, thông qua một đường hầm vào thận với vết mổ khoảng 5-6mm, nong đường hầm vào thận, ống soi và dây tán Laser sẽ được đưa qua amplatz tiếp cận sỏi và tán vụn sỏi, rửa sỏi ra ngoài theo đường hầm.

Xem thêm:

– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ – mini PCNL

– 15 điều bạn cần biết về tán sỏi thận qua da

  • Nội soi lấy sỏi: Phương pháp sử dụng các dụng cụ nội soi qua các cổng nhỏ khoảng 10mm, tiếp cận khoang sau phúc mạc, bộc lộ sỏi và lấy sỏi qua nội soi

Xem thêm:

– Phương pháp nội soi sau phúc mạc lấy sỏi

  • Mổ mở lấy sỏi: Phương pháp này hiện nay ít chỉ định

3. Hướng dẫn điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu

Bản dịch Hướng dẫn điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu

Bản đầy đủ: Surgical Management of Stones: AUA/Endourology Society Guideline

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:  

0984 260 391 -  
 0886 999 115

Là một bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiết niệu, tôi muốn chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình để giúp các bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị, lựa chọn được địa chỉ điều trị bệnh phù hợp nhất.

  
  

Trang chủ » Tư liệu tham khảo » Sách - Tài liệu tổng quan

Hướng dẫn điều trị nhiếm trùng đường tiết niệu ở Việt nam

 Hội Tiết niệu Thận học Việt nam - VUNA đã cho ra mắt cuốn "Hướng dẫn điều trị Nhiễm trùng đường tiết niệu ở Việt nam" và đã được trình bày tại Hội nghị toàn quốc 8/2013 tại Ninh Bình. Đây là một tài liệu với nhiều thông tin rất cơ bản liên quan đến tình trạng...

Pocket Guide to Urology

Jeff A. Wieder

Guidelines về ung thư tuyến tiền liệt

--- Liên kết website --- Hội Tiết Niệu - Thận học Thành phố Hồ Chí MinhHiệp Hội Niệu khoa Hoa Kỳ (AUA)Hiệp Hội Niệu khoa Châu Âu (EAU)Trường Đại học Y Dược HuếWebsite Nhóm giải pháp thương mại điện tửWebsite Y khoa Viet nam

Video liên quan

Chủ đề