Học sinh cần làm gì để góp phần tuyên truyền an toàn giao thông trong mùa mưa

(Giáo dục Anh Sơn) Anh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, địa hình đồi, núi phức tạp, sông suối chia cắt nhiều. Mùa mưa bão, mùa nghỉ hè sắp đến gần có rất nhiều nguy cơ đến với học sinh, thực tế đã có nhiều bài học đau lòng tại vùng đất này.... Vì vậy chủ động phòng chống tai nạn thương tích trong mùa mưa bão và mùa nghỉ hè là điều hết sức cần thiết. Giáo dục Anh Sơn xin khuyến cáo tới quý bậc phụ huynh, học sinh tham khảo.

Mùa mưa bão (tháng 6,7 hàng năm) thường có diễn biến thời tiết phức tạp, thất thường, mưa to, gió lớn, sấm sét, bão, lũ…và những tai nạn bất ngờ thường xẩy ra, trong thời gian này các em được nghỉ hè, ngoài sự kiểm soát của Ngành Giáo dục, vì thế chúng ta cần có sự chủ động phòng chống những tai nạn thường gặp như đuối nước; điện giật; sét đánh; cây ngã đè vào người; gãy xương… Đặc biệt mùa mưa bão các em được nghỉ hè nên thường giúp gia đình công việc nhà nông nên các em chú ý khi đi chăn trâu, cắt cỏ làm đồng…gặp các tình huống sau các em cần có cách xử lý tốt nhất:

 

                                     
                                              Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa các em học sinh sẽ nghỉ hè

 Đuối nước: Đuối nước là tai nạn thường xảy ra cho các trẻ em, thậm chí cho cả người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập... Mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Để phòng chống đuối nước cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, chảy xiết; trong mùa mưa bão nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết); 

 

Các em thi nhau nhảy ở đập nước vào buổi trưa gia đình, người lớn không kiểm soát được gây nên cái chết đau lòng
Điện giật: Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng cao nên hệ thông điện ở nhiều vùng, nhiều nơi (nhất là ở vùng nông thôn) chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn. Đã có nhiều tai nạn đau lòng do dây điện bị đứt sà xuống thấp giật chết người. Vì vậy để phòng tai nạn này, cần chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sữa chữa kịp thời;

 

Khi có sự cố về điện chỉ những người có trách nhiệm, có chuyên môn mới được sửa chữa
Phòng chống một số thương tích hay gặp: Các thương tích thường gặp trong mùa mưa bão là gãy xương, vết thương phần mềm, các thương tích này thường do nhà đổ, tôn bay do gió lớn, cây ngã đè vào người, thậm chí do té ngã khi sữa chữa nhà ở, chống bão cho nhà ở…Để phòng chống các thương tích này chúng ta cần chú ý: không đi ra ngoài khi mưa to gió lớn; không trèo lên sửa chữa nhà khi chưa chắc chắn an toàn; chủ động phòng chống bão trước khi bão đổ bộ vào khu vực sinh sống.
Rắn cắn: Rắn cắn hay gặp ở những nơi bị ngập lụt, rắn tìm lên các chỗ cao ráo để trốn nên hay gặp người và cắn. Vì vậy ở các vùng ngập lụt  cần chú ý để phòng tai nạn này. Khi bị rắn cắn thì nhanh chóng ga rô trên vết cắn 1- 1,5cm, và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 


                                    Bắt ếch, nhái, cua... ngoài đồng dễ gặp rắn độc

Sét đánh: Không trú mưa dưới những gốc cây to; không mang theo những vật dẫn điện bên người như dụng cụ bằng đồ sắt…
     Mùa mưa bão cũng là lúc các em học sinh được nghỉ hè. Đây là lúc các em được nghỉ ngơi và tự do vui chơi và nguy cơ gặp nạn của các em nhiều hơn.

 

              Khi sấm chớp tuyệt đối không được ra đường, hoặc trú ẩn dưới gốc cây dễ bị sét đánh.
Tùy từng độ tuổi mà lại có những nguy cơ gặp tai nạn khác nhau. Đối với những trẻ Mầm non, đôi khi, chính căn nhà trong mỗi gia đình lại là một môi trường không an toàn cho trẻ vì có quá nhiều đồ đạc, vật dụng cá nhân, điện, phích nước. Chẳng hạn chỉ cần sơ sểnh, không để ý đến bé một chút, bé có thể thò tay vào ổ điện, với bình nước nóng  trên bàn... dễ bị điện giật hay bỏng rất nghiêm trọng.
Đối với trẻ Tiểu học và Trung học cơ sở, nhất là trẻ từ 10 đến 15 tuổi bị tai nạn chết đuối do bơi ở ao hồ đáng báo động. Bên cạnh đó tai nạn do leo trèo cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nhất là vào mùa hè có rất nhiều các loại hoa trái, trẻ trèo lên hái có thể bị ngã gẫy tay, chân, thậm chí bị tử vong. Tai nạn điện ngoài do những đồ dùng bằng điện trong nhà gây nên phải kể đến tai nạn điện cao thế, rất hay gặp ở trẻ em nông thôn. Các em đi thả diều, khi diều bị vướng vào dây điện thì không ngần ngại leo lên cột điện để lấy diều. Tai nạn điện kiểu này hè nào cũng chiếm một số lượng rất lớn.
Để phòng chống tai nạn thương tích, cần quan tâm đến trẻ em đặc biệt trẻ nam, nhóm tuổi 10 - 14 tuổi. Chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng. Đặt các biển báo, biển cấm ở nơi nguy hiểm.  
Bản thân các em học sinh nên chú ý:
- Khi chơi các trò chơi vận động (bơi lội, đá bóng…) cần phải khởi động, làm nóng cơ thể, không nên đi tắm ở sông suối, hồ đập một mình; 
- Không trèo cây quá cao, ra các cành nhỏ để bắt chim; Không thả diều, đá bóng trên đường hoặc nơi có phương tiện giao thông đi lại; Không đi xe đạp hàng ngang trên đường;
- Chú ý cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện gia đình…
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con, em mình không quá ham mê các trò chơi. Quản lý thời gian của con, em chặt chẽ, không để các em tùy tiện đi chơi, picnic, dã ngoại không có sự giám sát của người lớn. Trong nhà xếp đồ đạc gọn gàng, đồ điện, phích nước nóng phải để trên giá cao, chắc chắn để trẻ không với tới được. Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở trẻ không được leo trèo, bơi lội ở ao hồ khi không có người lớn. Khi có sự quan tâm, nhắc nhở đúng mực của phụ huynh sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt, phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các thầy, cô giáo cũng cần có trách nhiệm tuyên truyền cho học sinh, các bậc phụ huynh về các biện pháp chăm sóc và bảo ban trẻ trong những ngày được nghỉ học. 

Huyện Anh Sơn đặc biệt có nhiều hồ đập lớn, như đập Ruộng Xối ở Vĩnh Sơn, đập Cầu Cang ở Phúc Sơn, đập Ba Cơi ở Long Sơn, các khe suối, đập nước ở xã Thành Sơn, xã Bình Sơn, xã Cao Sơn... ở đây luôn tiềm ẩn những hiểm họa đau lòng mà Giáo dục Anh Sơn đã nhiều lần đề cập, cảnh báo. Trong những năm gần đây đã có những cái chết thương tâm của các em học sinh. Vào mùa mưa bão và dịp nghỉ hè chúng ta lại đau lòng trước sự ra đi không đáng có của các em. 


Đập Ruộng Xối (Khe Rồng) xã Vĩnh Sơn nơi từng xẩy ra những cái chết thương tâm của các em học sinh lớp 11 mùa hè năm 2009

Để góp phần phòng chống tai nạn cho các em học sinh trong mùa mưa bão, điều quan trọng nhất ở các trường học là trang bị cho các em kỹ năng tự bảo vệ mình. Những kỹ năng này nên được tổ chức trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trang bị cho các em những hiểu biết, nâng cao nhận thức để có ý thức tránh xa những nơi có hiểm họa. Ngoài ra trang bị cho các em những thao tác cơ bản khi sơ, cấp cứu người bị nạn. 


 

Một buổi học phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trường THCS Phúc Sơn

         Để công tác phòng chống tai nạn thương tích ở học sinh đạt hiệu quả, nhất là đối với một huyện miền núi như Anh Sơn, chúng ta cần quan tâm đến những nội dung sau:
         - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ; có sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác tuyên tuyền;
        - Phát triển các kỹ năng mền cho học sinh (kỹ năng biết tránh xa nơi nguy hiểm; sơ cấp cứu người bị nạn; kỹ năng bơi lội…)
       - Các cấp chính quyền địa phương cần tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể để thu hút các em đến tham gia, tránh những trường hợp chơi theo tự phát dễ dẫn đến tai nạn thương tích. 
      - Quản lý thời gian học sinh là trách nhiệm thường trực của quý bậc phụ huynh chúng ta.
      - Con/em đi đâu? đi với ai? làm gì, quý bậc phụ huynh nhất thiết phải biết. 
Khi chúng ta có sự giáo dục, chăm lo thì chắc chắn con, em chúng ta sẽ có được sự phòng tránh chu đáo. Một mùa mưa bão, mùa nghỉ hè lại sắp đến, hy vọng với sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội những điều thương tâm sẽ không xẩy ra.


Video liên quan

Chủ đề