Đánh giá học sinh tiểu học kể chuyện về bác

Ngày 04/6, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Tân An phối hợp Hội đồng Đội thành phố tổ chức Hội thi “Kể chuyện Bác Hồ” với sự tham gia của các thí sinh là học sinh các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An - Mai Thị Xuân Phương trao thưởng cho 2 thí sinh đoạt giải Nhất khối THCS và Tiểu học tại hội thi

Tham gia hội thi có 28 thí sinh đến từ 22 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn. Các thí sinh kể một câu chuyện về Bác Hồ với nội dung về những bài học về đạo đức, lối sống, lòng yêu nước và những đức tính quý báu của Bác; đồng thời, nêu lên ý nghĩa và cảm nghĩ của bản thân đối với câu chuyện mà mình thể hiện.

Những câu chuyện giản dị về Bác Hồ được các thí sinh tái hiện bằng giọng kể truyền cảm, thể hiện tình cảm yêu mến của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu. Đặc biệt, các câu chuyện đều được lồng ghép biểu diễn phụ họa hay ứng dụng công nghệ thông tin, tranh, ảnh minh họa sinh động, làm sống lại những hình ảnh mộc mạc, giản dị về cuộc đời Bác Hồ.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức trao 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Trong đó, giải Nhất khối THCS thuộc về thí sinh Phan Lê Ánh Ngọc – Trường THCS Nhựt Tảo; giải Nhất khối Tiểu học thuộc về thí sinh Lê Kim Quỳnh – Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực.

Tiết mục đoạt giải Nhất khối THCS của thí sinh Phan Lê Ánh Ngọc - Trường THCS Nhựt Tảo

Hội thi nhằm giáo dục đội viên, học sinh hiểu biết, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành người đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Đây là sân chơi bổ ích, giúp các em giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. Đồng thời, hội thi cũng là một trong những căn cứ đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại các đơn vị./.

Phạm Ngân

Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn học sinh về tư tưởng, đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Liên đội trường Tiểu học Cam Đức 1 tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào buổi sịnh hoạt chào cờ sáng thứ hai hằng tuần. Thông qua các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất của học sinh và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong việc tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường.

( Em Hồ Chu Cát Tường, học sinh lớp 5/6 đang  thực hiện kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ)

Câu chuyện kể tấm gương đạo đức Bác Hồ: Quây quần bên Bác Hồ

* Dẫn chuyện: Tất cả người dân Việt Nam đều biết Bác Hồ yêu thương trẻ em như thế nào. Chúng ta có thể kể ra biết bao hình ảnh sinh động, những kỉ niệm sâu sắc, nói lên tấm lòng yêu thương thắm thiết của Bác Hồ đối với trẻ em. Nghĩ đến trẻ em, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Bác Hồ.

Bác Hồ xem "Trẻ em như búp trên cành; Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan". Bác Hồ có cảm tình đặc biệt đối với trẻ em, luôn gần gũi và động viên các cháu chăm ngoan, vì các cháu thiếu niên nhi đồng là thế hệ tương lai của đất nước sau này, sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cha ông đi trước dày công tạo lập.

Đó cũng chính là nội dung câu chuyện câu chuyện "Quây quần bên Bác" được tham khảo ở sách 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do ban Tuyên giáo Trung ương phát hành.

Kính mời quý thầy cô và các bạn cùng lắng nghe.

* Nội dung câu chuyện: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”…

Đó là tiếng hát của các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) vang lên sôi nổi trong ngày 1-6-1969 khi các em được vinh dự biểu diễn báo cáo thành tích học tập với Bác Hồ kính yêu lần cuối cùng trước khi Bác mất.

Hôm ấy, tuy sức khoẻ Bác đã yếu nhưng Bác rất vui khi thấy các cháu biểu diễn đàn vĩ cầm, đàn dương cầm rất giỏi và các cháu còn biểu diễn rất hay, rất say sưa những loại đàn dân tộc cổ truyền như: sáo, nhị, bầu. Bác gọi các cháu là “những nghệ sĩ tí hon”, “những nghệ sĩ tương lai” rồi Bác hỏi:

- Các cháu phải học giỏi để sau này phục vụ nhân dân

Bác ôm các cháu vào lòng, hỏi han từng người:

- Cháu chơi đàn gì?

- Bố mẹ cháu làm gì?

Khi các em giới thiệu với Bác cây đàn thập lục và tam thập lục Bác cười và bảo:

Ta có tiếng ta, sao các cháu không gọi là đàn 16 dây và đàn 36 dây có hơn không?

Từ đó hai cây đàn này để được mang một cái tên đơn giản bằng ngôn ngữ dân tộc mà Bác Hồ đã chỉ bảo và mỗi lần nhắc đến cái tên này các em đều nhớ tới Bác.

Sau mỗi tiết mục biểu diễn, Bác vỗ tay thật to và nói:

- Các cháu vỗ tay to lên để hoan nghênh bạn đánh đàn hay chứ!

Khi chia kẹo cho các cháu, Bác bảo:

- Cho cháu này thêm một cái vì bé nhất.

Và đánh đàn quây quần bên Bác có các cháu ở thành phố, ở nông thôn là con em cán bộ, công nhân, nông dân, các dân tộc miền núi ở cả hai miền Nam Bắc.

* Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu chuyện:

Qua câu chuyện “Quây quần bên Bác" cho thấy Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Dù Bác bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn thường xuyên đi thăm và xem các cháu tham gia văn hóa nghệ thuật như thế nào? Mỗi nơi Bác Hồ đến, Bác  thường động viên, khen ngợi  và phát quà cho các cháu thực hiện tốt. Bên cạnh đó, các cháu thiếu niên nhi đồng rất vui sướng khi được Bác đến thăm, khen ngợi và nhận được những phần quà do Bác trực tiếp trao tặng.

Là học sinh  được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa thân yêu, chúng em sẽ cố gắng học chăm chỉ, vâng lời ông bà cha mẹ và thầy cô giáo. Luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Biết đoàn kết, yêu thương bạn bè và khen gợi các bạn học giỏi, tham gia tốt các phong trào của nhà trường và cấp trên phát động.

         

( Em Trương Nguyễn Ngọc Gia Hân, lớp 5/4 đang thực hiện kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ)

Trong năm học 2019-2020, Liên đội đã có 27 lượt kể chuyện của học sinh về tấm gương đạo đức Hố Chí Minh. Qua mỗi câu chuyện, học sinh đều đã nêu được ý nghĩa và rút ra được bài học cho bản thân mình. Từ đó làm động lực phấn đầu trong học tập và rèn luyện. Kết quả không có hiện tượng bạo lực học đường. Học sinh biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, 100% học sinh được đánh giả có phẩm chất đạt.

Chủ đề