Học đại học tại chức là gì

Tốt nghiệp với tấm bằng Đại học tại chức bạn có thể ứng tuyển vào những công việc gì? Giá trị tấm bằng ra sao cũng như có dễ xin việc không là điều mà nhiều người mong muốn có câu trả lời. Theo học hệ tại chức, các chương trình đào tạo cũng gần tương đương với đại học chính quy tuy nhiên khác nhau về hình thức đào tạo.

Những điều cần biết về học tại chức

I. Hiểu thế nào về học tại chức?

Học tại chức là chương trình đào tạo dành cho những người vừa đi học vừa đi làm. Mục đích của những người đi học tại chức là muốn nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ, cải thiện chất lượng công việc đang đảm nhận sao cho tốt hơn.

Thay vì quá trình đào tạo liền mạch, chính quy thường là vào ban ngày thì những người học tại chức sẽ được đào tạo vào thời gian buổi tối. Vì vậy, ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian thì vẫn có thể sắp xếp đi học vào buổi tối đồng thời không cần dừng công việc đang làm hiện tại. Điều này, tạo cơ hội cho các bạn trẻ, người lao động không có điều kiện kinh tế tốt vẫn có thể kiếm thêm thu nhập để trau dồi kiến thức, nâng cao bản thân.

II. Học tại chức có dễ xin việc không?

Trước đây nhiều người cho rằng bằng đại học hệ tại chức sẽ không được ưu tiên, trọng dụng như bằng chính quy và vẫn còn băn khoăn với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, hiện nay, tấm bằng tại chức cũng đã được công nhận có giá trị trương tương như một tấm bằng chính quy. Đặc biệt, khi đi xin việc, các công ty, doanh nghiệp cũng sẽ tuyển dụng ưu tiên trình độ, kỹ năng lên hàng đầu và vấn đề bằng cấp không còn quá quan trọng.

Ngoài ra, người học nếu lựa chọn được những ngôi trường đào tạo chất lượng, nghiêm túc học tập thì dù bạn học tại chức hay chính quy, nếu có năng lực tốt thì cơ hội ứng tuyển và được nhận là đều như nhau. Bên cạnh đó, bằng tại chức cũng được công nhận và áp dụng trong các chế độ thi tuyển công chức nhà nước nên cơ hội việc làm cũng luôn rộng mở.

III. Học tại chức có những ưu và nhược điểm gì?

1. Ưu điểm của học tại chức

  • Tiết kiệm thời gian đào tạo mà kiến thức chuyên môn vẫn có thể đáp ứng đầy đủ như đại học chính quy.
  • Học tại chức thường là người đã đi làm nên tiếp xúc thực tế sớm và cơ hội xin được việc làm tốt sau này sẽ dễ dàng hơn.
  • Dù có điều kiện kinh tế nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng đỗ vào đại học chính quy. Với các bạn trẻ yêu thích kiến thức, có ý chí phấn đấu hoàn thiện bản thân thì học tại chức như một cơ hội tuyệt vời để có tấm bằng "mở cửa" cho tương lai tươi sáng.

2. Nhược điểm của học tại chức

  • Với một số đối tượng, học tại chức chỉ với mục đích là lấy tấm bằng, học chống chế nên chất lượng đầu ra không đáp ứng được tiêu chí của nhà tuyển dụng, doanh nghiệp.
  • Lựa chọn theo học tại những ngôi trường có chất lượng đào tạo không cao thì kiến thức có thể bị cắt xén hoặc chương trình dạy không đáp ứng được những gì nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên.

Cơ hội xin việc làm khi học tại chức ra sao?

IV. So sánh sự giống và khác nhau giữa học tại chức với chính quy

Điểm giống nhau giữa học tại chức và chính quy:

  • Cả hai hình thức học tập đều trải qua quá trình thi tuyển, đánh giá với số điểm đầu vào theo tiêu chuẩn lựa chọn nhất định.
  • Dù học tại chức hay chính quy thì người học cũng phải hoàn thành chương trình đào tạo, tổng số tín chỉ theo quy định thì mới được tốt nghiệp.
  • Giá trị bằng tốt nghiệp tương đương nhau và đều được nhà tuyển dụng coi trọng khi cần tuyển nhân lực.

Sự khác nhau giữa đại học tại chức và chính quy:

  • Thời gian học của hệ tại chức là vào buổi tối còn chính quy đăng ký theo tín chỉ, nguyện vọng của người học từ lựa chọn giảng viên cho đến giờ học mong muốn. Hơn nữa, so với thời gian hoàn thành đại học chính quy thường là 4 năm thì học tại chức rút ngắn thời gian hơn từ 2 - 3 năm.
  • Đối tượng của hệ tại chức thường là cán bộ, viên chức, nhân viên đã đi làm muốn nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ còn hệ chính quy dành cho những người là học sinh mới tốt nghiệp THPT và ứng tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,...

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng dù là học chính quy hay học tại chức thì sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người mới là điều quan trọng. Nếu bạn có sự quyết tâm hoàn thiện bản thân, có năng lực nghề nghiệp thì lựa chọn hình thức đào tạo nào cũng sẽ được công nhận và đánh giá cao.

MỤC LỤC:
I. Hiểu thế nào về học tại chức?
II. Học tại chức có dễ xin việc không?
III. Học tại chức có những ưu và nhược điểm gì?
IV. So sánh sự giống và khác nhau giữa học tại chức với chính quy

Đọc thêm: Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Đọc thêm: Quên bằng cấp đi, năng lực làm việc mới là yếu tố quyết định mọi thứ

Với nhiều người, câu hỏi hệ tại chức là gì? hệ vừa học vừa làm là gì? chính là điều mà họ băn khoăn, mong muốn tìm hiểu trước khi tham gia đào tạo. Hôm nay, kenhtuyensinh24h.vn sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên.

Với nhiều người, câu hỏi hệ tại chức là gì? hệ vừa học vừa làm là gì? chính là điều mà họ băn khoăn, mong muốn tìm hiểu trước khi tham gia đào tạo. Hôm nay, kenhtuyensinh24h.vn sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên.

Học đại học tại chức là gì
Sinh viên hệ tại chức hay còn được gọi là hệ vừa học vừa làm

Hệ tại chức là gì?

Hệ tại chức được nhiều người biết tới như là một hệ đào tạo dành cho các đối tượng mong muốn nâng cao và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của họ hoặc là họ có nguyện vọng học thêm một ngành học khác so với ngành mà họ đã học xong và đang đi làm.

Thường thì thời gian đào tạo hệ tại chức sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần. Còn chương trình đào tạo thì nếu bạn tham gia đào tạo ngành học/bậc học nào thì sẽ có chương trình đào tạo tương ứng với ngành học/bậc học đó.

Về bằng cấp được cấp sẽ chính là bằng tại chức tương ứng với ngành học/bậc học bạn đã tham gia đào tạo và tốt nghiệp. 

Vì sao người ta lại gọi là "tại chức"? Vâng tên gọi này được hình thành từ những chương trình "chính sách" của nước ta sau khi giải phóng dân tộc, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ, chiến sĩ phải tạm dừng việc học tập của bản thân để tham gia vào chiến đấu chống xâm lược.

Khi hòa bình lập lại, chính sách này đã tạo điều kiện cho các cán bộ, chiến sĩ được tiếp tục học lập là một lẽ tự nhiên và công bằng không thể chối bỏ.

Nhưng đa phần ngày nay những chương trình đào tạo mà thường được chúng ta gọi với cái tên hệ tại chức thì đều không chính quy.

Hệ vừa học vừa làm là gì?

Hệ vừa học vừa làm là hình thức đào tạo dành cho những đối tượng tuy đã đi làm rồi nhưng vẫn mong muốn được học thêm để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn.

Bằng cấp hệ vừa học vừa làm của ngành học/bậc học nào cũng tương đương với bằng cấp của ngành học/bậc học đó, tùy vào ngành học/bậc học mà bạn tham gia đào tạo

Hệ vừa học vừa làm có một tên gọi chính xác nhất là hệ vừa làm vừa học, nhưng tên gọi này lại không thông dụng như tên hệ vừa học vừa làm. Tên gọi này được xuất phát từ quyết định số 36/2007/QĐ-BGDDT do Bộ GD&ĐT ban hành trong năm 2007.

Các bạn lưu ý: Tên gọi này cũng đồng thời chính là tên của hệ tại chức cũ. Nói cách khác hệ tại chức và hệ vừa học vừa làm là một. Chúng chỉ khác nhau là ngày xưa thay vì được gọi tên bằng hệ tại chức thì ngày nay được gọi là hệ vừa học vừa làm mà thôi. 

Đối với liên thông đại học 2018 vừa học vừa làm hay văn bằng 2 vừa học vừa làm và hệ chính quy vừa học vừa làm sẽ đều mang đầy đủ các tính chất cố định của hệ vừa học vừa làm nhất là về thời gian đào tạo là ngoài giờ hành chính hoặc vào các ngày cuối tuần. Thí sinh tham khảo thêm tại website: https://kenhtuyensinh24h.vn./.

Học tại chức là gì? Có nên học tại chức không?

Học tại chức là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm này.

Học tại chức đang là hình thức học rất phổ biến hiện nay, loại hình này có ưu điểm gì mà có thể thu hút được rất nhiều người tham gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Học tại chức là gì? Bằng đại học tại chức là gì?

Học tại chức là gì? (Nguồn: Internet)

Học tại chức là hình thức đào tạo chuyên biệt so với loại hình đào tạo chính quy.

Là một chương trình đào tạo cho những người vừa làm vừa học để nâng cao kiến thức chuyên môn, hoặc những người có nhu cầu tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác mà họ yêu thích do ngày đó không có cơ hội học. 

Bằng đại học tại chức là một loại bằng có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.

Phân biệt học tại chức với học chính quy và học liên thông

Vì đây là chương trình học dành cho người vừa làm vừa học, nên thời gian học thường sẽ vào buổi tối và chương trình học cũng sẽ giống như hình thức học chính quy và học liên thông, tuy nhiên vẫn sẽ có một số điểm khác nhau.

Điểm khác biệt giữa học tại chức và học chính quy

Có thể nói điểm khác biệt lớn nhất của 2 hình thức học này là thông tin ghi trên mỗi tấm bằng. Vì nếu bạn tốt nghiệp chính quy thì trên bằng sẽ ghi rõ là “Bằng tốt nghiệp đại học”, còn với học tại chức thì sẽ ghi là “Bằng tại chức”.

Điểm khác biệt giữa học tại chức và học liên thông

Học liên thông là một hình thức mà hầu như mọi người đều áp dụng, có 2 hình thức học liên thông: học liên thông chính quy và học liên thông tại chức. Vậy 2 hình thức này có điểm gì khác biệt? Bản chất của 2 hình thức giống nhau hoàn toàn vì đều là hình thức học liên thông từ thấp lên cao với cùng mục đích là trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức để phục vụ cho công việc. Thế nhưng về đối tượng học thì lại khác nhau hoàn toàn.

  • Học tại chức: Hầu hết là những người đã có công việc ổn định, họ muốn có một mức lương cao hơn, muốn có 1 vị trí tốt hơn trong công ty.

  • Học liên thông chính quy: Chủ yếu là sinh viên muốn theo đuổi ngành nghề mà họ yêu thích, họ muốn nâng cao kiến thức chuyên ngành để không bị bỡ ngỡ khi đi làm.

Lợi ích khi học tại chức 

Lợi ích từ việc học tại chức (Nguồn: Internet)

Học tại chức là hình thức đào tạo cho những người đi làm không có thời gian học vào ban ngày. Giúp cho người học vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể nâng cao thêm kiến thức, thuận tiện hơn trong việc thăng tiến. Bằng học tại chức có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy nên bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp.

Tuy hiện nay bằng cấp không quan trọng như chất lượng và hiệu quả công việc. Nhưng khi bạn có ý định đổi việc thì nộp hồ sơ đầu vào lúc nào cũng sẽ có yêu cầu 1 số bằng cấp nhất định. Vì thế trừ khi bạn làm ở 1 lĩnh vực mà ở đó đầu vào không cần bằng cấp, nếu không hãy cố gắng học để kiếm cho mình 1 tấm bằng tại chức.

Các thông tin về học tại chức mới nhất

Tìm hiểu thêm thông tin về học tại chức (Nguồn: Internet)

Đối tượng: Với hệ đào tạo tại chức không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính,... tất cả các công dân đều có thể đăng ký vào các trường đại học để vừa học vừa làm. 

Lưu ý: Một số trường hợp không được đăng ký như: những trường hợp không áp dụng luật nghĩa vụ quân sự, đang bị truy tố trách nhiệm hình sự, hoặc đang bị xét xử, những người đã bị tước quyền dự thi hoặc đã bị xử phạt thôi học, công an - quân nhân chưa được sự phê duyệt của thủ trưởng.

Điều kiện tham gia học tại chức: Nếu bạn muốn đăng ký học tại chức thì cần có những điều kiện dưới đây:

  • Bạn cần phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nằm trong những hình thức giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học.
  • Phải gửi đầy đủ các giấy tờ theo đúng hình thức, tuân thủ các thủ tục, giấy tờ phải hợp lệ và phải đóng đủ lệ phí đăng ký dự tuyển.
  • Tự nguyện thực hiện các quy tắc và quy định liên quan đến quá trình đăng ký và chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và của trường.

Hồ sơ đăng ký học tại chức: Để hỗ trợ cho việc đăng ký học tại chức thì bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn nhập học theo quy định của nhà trường. Đối với những người chưa có việc làm thì đơn cần phải có sự xác nhận của ủy ban nhân dân thành phố, còn đối với trường hợp đã có việc làm thì bạn chỉ cần sự xác nhận của người đứng đầu cơ quan trong 6 tháng gần nhất.
  • Mẫu đơn đăng ký xét tuyển vào trường đại học theo hình thức vừa học vừa làm.
  • Phải có 2 bức ảnh chân dung (3x4) trong 6 tháng kể từ ngày chụp cho đến lúc nộp đơn. Cần ghi rõ họ tên và ngày sinh vào mặt sau của ảnh.
  • Cần có bản gốc và bản sao của bằng tốt nghiệp trung học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học,...
  • Cần có bản gốc và bản sao bảng kết quả học tập.
  • Chuẩn bị sẵn 2 phong bì ghi rõ địa chỉ liên hệ của mình vì trường sẽ sử dụng nó để gửi kết quả cho thí sinh.

Lưu ý: 

  • Những tài liệu gửi cho nhà trường thí sinh phải đảm bảo thông tin chính xác, vì thí sinh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu như khai thông tin không đúng với sự thật. 
  • Thí sinh nộp đơn xin nhập học và lệ phí đăng ký trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần (Không nộp vào thứ 7, chủ nhật và những ngày lễ).

Trên đây là chia sẻ về những vấn đề liên quan đến hình thức học tại chức. Chúc bạn có thể lựa chọn được một hệ đào tạo phù hợp với mình nhé.

Chỉ tiêu tuyển sinh và hạn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung năm 2019 của 3 trường công an nhân dân :3 trường công an là Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh nhân dân và Đại học Phòng cháy chữa cháy đều đang tuyển sinh bổ sung đại học hệ chính quy.

Bạn đã thực sự hiểu khách quan là gì? : Khách quan vốn là một từ ngữ được sử dụng cực kỳ phổ biến để đánh giá một sự việc. Tùy vào từng trường hợp mà người ta hiểu khách quan là gì. Hãy cùng phân tích kỹ hơn để sử dụng đúng nhé.