Hồ sơ kiểm tra trụ sở đặt in hóa đơn

Sau khi các công ty đã làm thủ tục thành lập doanh nghiệp xong, đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và có mã số thuế, để có thể bán hàng và lưu thông, cung cấp các dịch vụ hàng hoá thì công ty cần phải có hoá đơn vì vậy công ty cần tiến hành làm thủ tục đặt in hoá đơn.

Bước 1: Gửi mẫu 06 GTGT đến cơ quan thuế để đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Sau 05 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ trả lời có chấp nhận cho doanh nghiệp được áp dụng phương pháp khấu trừ hay không?

Lưu ý: Khi gửi mẫu 06/GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Bước 2: Làm thủ tục đề nghị sử dụng Hóa đơn đặt in tại cơ quan trực tiếp quản lý thuế của DN

Hồ sơ kiểm tra trụ sở đặt in hóa đơn

Sau khi nhận được kết quả của cơ quan thuế về việc chấp thuận cho doanh nghiệp được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, thì doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ sau để gửi cơ quan trực tiếp quản lý thuế của DN

  1. Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) (03 bản)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (03 bản sao chứng thực)
  3. Văn bản của cơ quan thuế chấp nhận áp dụng tính thuế GTGT theo PP khấu trừ (03 bản photo)

Trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan thuế quản lý trực tiếp và công an phường cử cán bộ kiểm tra doanh nghiệp tại trụ sở.

Bước 3: Tiếp đón cán bộ thuế và công an phường

Khi cán bộ thuế và công an Phường đến kiếm tra trụ sở chính doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện và chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau:

  1. Đã treo biển doanh nghiệp tại địa chỉ trụ sở chính;
  2. Có Văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính của công ty là hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng mượn nhà Hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên Giám đốc công ty)
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Đăng ký mẫu dấu, Dấu tròn
  4. Có bàn ghế, sổ sách và các vật dụng liên quan khác chứng minh công ty có hoạt động
  5. Có hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc Cung cấp dịch vụ chứng tỏ công ty đã hoạt động và có nhu cầu xuất hoá đơn cho khách hàng.
  6. Có hợp đồng lao động.

Sau khi kiểm tra trụ sở hợp pháp và doanh nghiệp có hoạt động tại trụ sở, Chi cục thuế sẽ ra Biên bản đã kiểm tra trụ sở hoặc Xác nhận đã kiểm tra trụ sở, cho phép doanh nghiệp được phép đặt in hóa đơn.

Bước 4: Liên hệ với nhà in để làm hợp đồng và các thủ tục đặt in hóa đơn

Bạn kiểm tra kĩ nội dung HĐ đặt in và làm một bộ hồ sơ để mang đến nhà in đặt in HĐ hồ sơ gồm:

  1. Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng).
  2. Giấy giới thiệu của công ty (ghi tên người được cử đi đặt hóa đơn)
  3. Chứng minh thư phô tô của Giám đốc công ty
  4. Chứng minh thư người đi đặt in hóa đơn.

Bước 5: Nhận hóa đơn và mẫu hóa đơn GTGT đặt in

Lưu ý:

Khi nhận HĐ đặt in ác bạn kiểm tra kĩ HĐ đã nhận mỗi quyển có 50 số, mỗi số gồm 3 liên (1,2,3).

Nếu doanh nghiệp không làm thanh lý hợp đồng đặt in thì sẽ bị phạt theo NĐ 109/2013; và kế toán phải yêu cầu bên in hóa đơn xuất cho hóa đơn đỏ về làm chi phí cho doanh nghiệp.

Bước 6: Thông báo phát hành hóa đơn

Trước khi doanh nghiệp viết hóa đơn phải làm thông báo phát hành hóa đơn trên phần mềm HTKK phiên bản mới nhất (03 bản) kẹp cùng mẫu hóa đơn (gồm 3 liên) và gửi cho chi cục thuế

Lưu ý:

Làm thông thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng chậm nhất năm (05) ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Nếu không làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng, hoặc viết hóa đơn khi chưa đủ thời hạn thì DN sẽ bị phạt tùy theo mức độ vi phạm

Từ ngày 14/7/2023, việc kiểm tra thuế được tiến hành theo Quyết định mới của Tổng cục Thuế. Cụ thể, quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Khi nào cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp?

Cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023:

- Kiểm tra từ hồ sơ thuế.

- Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Kiểm tra hoàn thuế.

- Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề.

Việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo kế hoạch, chuyên đề được ưu tiên thực hiện theo thứ tự rủi ro từ cao xuống, kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế và không trùng lặp với những doanh nghiệp đã được đưa vào kế hoạch thanh tra thuế.

- Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền.

- Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.

- Kiểm tra đột xuất:

  • Kiểm tra theo đơn tố cáo;
  • Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
  • Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
  • Kiểm tra trước hoàn thuế;
  • Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
  • Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
    Hồ sơ kiểm tra trụ sở đặt in hóa đơn
    Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (Ảnh minh họa)

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 phần việc, cụ thể như sau:

Phần việc thứ nhất: Công bố Quyết định kiểm tra thuế

- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế trừ trường hợp bãi bỏ/hoãn kiểm tra.

- Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải công bố Quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra.

- Sau khi công bố Quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp phải có biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Nếu doanh nghiệp không ký biên bản công bố Quyết định kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện xử lý như trường hợp người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra/cố tình trốn tránh không chấp hành Quyết định kiểm tra.

Phần việc thứ 2: Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

- Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong Quyết định kiểm tra thuế.

- Căn cứ phân công công việc của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện các công việc theo phân công của trưởng đoàn kiểm tra.

- Căn cứ phân công công việc của từng thành viên đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế không có trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế.

- Căn cứ phân công công việc, thành viên đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung đã phân tích, đánh giá rủi ro và các nội dung thuộc phạm vi Quyết định kiểm tra với các hồ sơ tài liệu thu thập khi kiểm tra.

- Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế.

  • Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán bằng phần mềm kế toán thì yêu cầu cung cấp sổ kế toán được lưu trữ trên các dữ liệu điện tử đọc được bằng các phần mềm văn phòng thông dụng, có nội dung như bản người nộp thuế đã in ra để lưu trữ theo quy định, mà không yêu cầu in ra giấy.
  • Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế có Quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Điều 112 Luật Quản lý thuế 2019.

- Trường hợp trong thời gian kiểm tra, người nộp thuế tự phát hiện khai sai, đã khai bổ sung hồ sơ thuế và nộp số tiền thuế khai sai/gian lận vào ngân sách nhà nước thì đoàn kiểm tra ghi nhận chứng từ nộp tiền, số tiền thuế đã nộp vào biên bản để xử lý vi phạm theo Luật Quản lý thuế 2019.

- Trường hợp người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của đoàn kiểm tra/cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của đoàn kiểm tra trong thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thì đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thông qua biên bản vi phạm hành chính có chữ ký của người nộp thuế/đại diện người nộp thuế.
  • Trường hợp người vi phạm, đại diện đơn vị vi phạm không có mặt/cố tình trốn tránh/vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra vi phạm/của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận. Nếu không có sự xác nhận của chính quyền/người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Trong quá trình kiểm tra, nếu nội dung phát hiện qua kiểm tra có thể dẫn đến khiếu nại của người nộp thuế khi ban hành Quyết định xử lý/Kết luận kiểm tra về kết quả xử lý thì Trưởng đoàn kiểm tra phải tập hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung vướng mắc để báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra:

  • Khi nhận được văn bản, hồ sơ xin ý kiến của trưởng đoàn kiểm tra về những vướng mắc khi tiến hành kiểm tra thì Lãnh đạo bộ phận kiểm tra phải đưa ra ý kiến chỉ đạo xử lý bằng văn bản, nếu còn vướng mắc thì có văn bản xin ý kiến Người ra quyết định kiểm tra trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo nội dung vướng mắc của Trưởng đoàn kiểm tra.
  • Trường hợp phải lấy ý kiến các bộ phận khác/xin ý kiến cơ quan cấp trên thì Lãnh đạo bộ phận kiểm tra báo cáo Người ra quyết định kiểm tra có văn bản lấy ý kiến. Văn bản lấy ý kiến được gửi trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Lãnh đạo bộ phận kiểm tra.
  • Khi nhận được ý kiến tham gia thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc đoàn kiểm tra phải tổng hợp báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Người ban hành Quyết định kiểm tra để xem xét, quyết định.

- Trong quá trình kiểm tra, xác định trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp/trường hợp cần thiết phải gia hạn kiểm tra để xử lý nội dung vướng mắc có khả năng xảy ra khiếu nại thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra chậm nhất 01 ngày làm việc trước khi kết thúc thời gian kiểm tra để ban hành Quyết định gia hạn kiểm tra.

Việc gia hạn kiểm tra không quá 01 lần, thời hạn gia hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.

- Kết thúc kiểm tra phần công việc được giao, thành viên đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác nhận số liệu với đại diện người nộp thuế (theo mẫu 09/QTKT Quyết định 970/QĐ-TCT).

Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản xác nhận số liệu kiểm tra.