Hình thức công ty nào cho phép nhà đầu tư có vốn nước ngoài được góp vốn không giới hạn

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ BỊ GIỚI HẠN TỶ LỆ VỐN GÓP KHI MUA CỔ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM?

Trong nền kinh tế mở như hiện nay, việc các công ty cổ phần Việt Nam chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng phổ biến, phản ánh nhu cầu mua lại cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài. Câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là liệu họ có thể sở hữu bao nhiêu cổ phần trong công ty cổ phần của Việt Nam.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư 2014

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư

- Nghị định 60/2015/NĐ-CP

- Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

- Nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 59/2011/NĐ-CP

- Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.

2. Luật sư tư vấn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam

Khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định:

“3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP thì:

“1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

a) Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

b) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;

c) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;

d) Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định tương ứng tại Khoản 1 Điều này”.

Theo các quy định trên, khi một nhà đầu tư nước ngoài có ý định mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam cần xác định giới hạn tỷ lệ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, việc xác định giới hạn tỷ lệ dành cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định lĩnh vực kinh doanh của công ty:

Lĩnh vực kinh doanh đó có chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không. Nếu có tồn tại một điều ước quốc tế như vậy thì phải tuân thủ quy định tại đó.

Nếu lĩnh vực kinh doanh của công ty mà nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư không thuộc biểu cam kết WTO thì phải xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

Bước 2: Xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật:

Theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Quy định pháp luật chuyên ngành: Nếu ngành nghề đó, pháp luật có quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài thì phải tuân theo quy định đó.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trường hợp này phải tuân theo quy định của từng ngành nghề về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện chưa quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 49%.

Trường hợp hoạt động đa ngành nghề thì nhà đầu tư nước ngoài cần xác định có những ngành nghề nào có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Trong những ngành nghề đó thì chọn ra mức thấp nhất.

Bước 3: Quy định tại Điều lệ công ty:

Nếu pháp luật liên quan không quy định cũng như ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục có điều kiện thì phải căn cứ vào điều lệ công ty có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không.

Nếu không, thì giới hạn cho nhà đầu tư ngoại là không hạn chế, có thể lên đến 100%.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa:

Việc cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo các quy định tại nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 59/2011/NĐ-CP, thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Huế)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email:

Website: //htc-law.com; //luatsuchoban.vn

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty quảng cáo tại Việt Nam

Hồ sơ thay đổi thành viên là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty phần vốn góp chưa niêm yết

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua phần vốn góp, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Bạn có biết giới hạn nào cho nhà đầu tư nước ngoài về tỉ lệ góp vốn và mua cổ phần?

Sau khi gia nhập và ký các cam kết với tổ chức thương mại thế giới – WTO, Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tham gia góp vốn hoặc sở hữu cổ phần phụ thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Có những ngành nghề cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia 100% vốn, Có những ngành cho tham gia dưới 50%. Và đầu tư sau một khoảng thời gian sẽ được gia tăng tỷ lệ sở hữu vốn.

Theo luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác tại Việt Nam quy định nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: 


  • Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước ngoài.
  • Là các cá nhân nước ngoài, không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc cư trú tại Việt Nam

Theo quy định mới của pháp luật Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn ngoại trừ những ngành nghề hạn chế tỷ lệ vốn góp theo cam kết gia nhập thế giới WTO như:

Thứ nhất là trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành. Vì vậy tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần phải theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó

Thứ hai là tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh về thương mại dịch vụ  tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Thứ ba là trường hợp doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau và trong số đó có các ngành nghề, lĩnh vực quy định về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài khác nhau. Bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề hay lĩnh vực có tỉ lệ tham gia thấp nhất.

Thứ tư, quy định dành cho các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, tiến hành thực hiện việc chuyển đổi sở hữu, thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn, mua cổ phần theo tỉ lệ  của phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không được vượt quá các mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động trong lĩnh vực thuộc trường hợp mà pháp luật quy định

Thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại chúng theo tỉ lệ thì cần căn cứ như sau:

 Đối với cổ phiếu chỉ được mua tỉ lệ tối đa là 49% trong tổng số cổ phiếu của công ty đại chúng. Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo pháp luật chuyên ngành. Nếu tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục ngành nghề cụ thể phải áp dụng theo danh mục phân loại.

♦ Góp vốn và  mua  cổ phần đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng thì tối đa là 49% trong tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư

♦ Đối với trái phiếu thì tổ chức phát hành trái phiếu có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài với trái phiếu lưu hành.

Trên đây là những quy định cụ thể về giới hạn tỷ lệ góp vốn và mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về tỷ lệ vốn góp được phép tham gia và lựa chọn nhưng phương án đầu tư phù hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu khách hàng còn những thắc mắc khác về luật đầu tư và các loại thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thành lập công ty vốn nước ngoài hay điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi thông qua đường dây nóng của công ty Nam Việt Luật gặp trực tiếp các tư vấn viên chia sẻ và hỏi đáp.

Video liên quan

Chủ đề