Công tác vận động tập hợp nữ tổ chức triển Khai phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà

Câu chuyện của nữ công nhân Hoàng Thị Hải là điển hình của hàng triệu nữ CNLÐ xứng đáng với danh hiệu "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Năm 2007, chị Hải về công tác tại Nhà máy sợi, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Ðịnh. Trong ba năm từ 2015-2017, chị Hải có hai sáng kiến "Nối mối nhanh", "Thao tác máy nhanh", làm lợi cho nhà máy hơn 200 triệu đồng. Từ những nỗ lực bền bỉ, sáng tạo, chị đoạt giải Vàng ngành sợi tại Hội thi thợ giỏi toàn quốc lần thứ 5 - 2015; Người lao động Dệt May tiêu biểu giai đoạn 2011 - 2016; Người thợ giỏi toàn quốc, Bằng Lao động sáng tạo năm 2017; Giải thưởng Nguyễn Ðức Cảnh năm 2018 của Tổng LÐLÐ Việt Nam, là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu nhất của Chương trình "Tự hào Phụ nữ Việt Nam" tham dự Ðại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII; Giải thưởng Nguyễn Thị Sen năm 2019, dành riêng cho lao động nữ dệt may xuất sắc. Gần đây nhất, chị được Hội đồng Quản lý quỹ Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam trao tặng "Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam tiêu biểu" năm 2020. Chị Hải tâm sự: Cũng như nhiều nữ CNLÐ khác, tôi luôn xác định vun đắp, xây dựng tổ ấm gia đình là hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ. Thời gian lao động, sản xuất tại nhà máy, tôi nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thời gian còn lại, tôi cố gắng làm tròn thiên chức của người con dâu, người vợ, người mẹ. Do công việc gắn với ca kíp, gia đình có mẹ già, con nhỏ, chồng làm khác ngành nghề, chị Hải phải lên kế hoạch cho cả tuần để tổ chức cuộc sống gia đình khoa học. Với người dân nơi cư trú, chị cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời vận động người thân trong gia đình thực hiện tốt các quy định của địa phương, nhất là hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

Từ khi phát động phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đến nay, Tổng LÐLÐ đã sơ kết, tổng kết từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng Liên đoàn. Thông qua tổng kết, các cấp công đoàn đã khẳng định: Phong trào thi đua có nội dung toàn diện, thiết thực, vừa đề cập trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của lao động nữ đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HÐH) đất nước, vừa nêu lên chuẩn mực, tiêu chí phấn đấu của mỗi nữ CNVCLÐ. Kế thừa kết quả những năm trước, từ năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tiếp tục ký Chương trình phối hợp Tổng LÐLÐ Việt Nam về tổ chức các hoạt động cho nữ CNVCLÐ giai đoạn 2017 - 2022. Trong đó, tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Từ đó, tiêu chuẩn nội dung phong trào thi đua này đã được cụ thể hóa trong nội dung phong trào thi đua "Lao động giỏi" và các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Hội Phụ nữ phát động. Thông qua phong trào, nữ CNVCLÐ đã trưởng thành về mọi mặt các lĩnh vực công tác, phát huy trí tuệ và năng lực để thực hiện tốt chức năng người lao động, người mẹ, người vợ, người quản lý gia đình tốt, khẳng định được vị thế của mình trong xã hội và gia đình. Kết quả phong trào thi đua cho thấy tổ chức công đoàn Việt Nam đã quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt đường lối phụ vận của Ðảng trong nữ CNVCLÐ và gắn phong trào nữ CNVCLÐ với phong trào chung của phụ nữ cả nước.

Theo báo cáo của Tổng LÐLÐ Việt Nam, hằng năm, có hơn 95% số nữ CNVCLÐ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua. Từ năm 2015 đến 2019, đã có 10 triệu lượt nữ CNVCLÐ đăng ký tham gia thi đua. Trong đó, hàng triệu lượt phụ nữ đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", hàng trăm tập thể, cá nhân nữ được tặng cờ thi đua, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Hội LHPN Việt Nam, các cấp chính quyền; hàng chục nghìn lượt nữ đoàn viên, gia đình nữ tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh ở các cấp. Hằng năm, Tổng Liên đoàn đề cử một nữ công nhân tiêu biểu và được trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam; đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam cho hàng trăm chị là cán bộ nữ công chuyên trách, trưởng ban nữ công cơ sở. Số nữ CNVCLÐ được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn qua 5 năm (2015 - 2020) chiếm hơn 20%, Giải thưởng Nguyễn Ðức Cảnh chiếm 24,3%, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh chiếm 35%.

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế, phong trào thi đua còn có những bất cập, hạn chế. Trưởng ban Nữ công, Tổng LÐLÐ Việt Nam Trịnh Thanh Hằng chỉ ra: Phong trào phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu trong đội ngũ nữ CNVCLÐ khối hành chính sự nghiệp, khối giáo dục. Tại các doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước, DN tư nhân, DN 100% vốn nước ngoài, phong trào còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ nữ sản xuất trực tiếp được khen thưởng còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng đông đảo. Ngoài ra, nhiều vấn đề xã hội tác động đến tâm lý, tình cảm của nữ CNVCLÐ như: phụ nữ đơn thân, hôn nhân đồng tính, nạo phá thai trước hôn nhân. Ðịnh kiến giới vẫn tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị và trong xã hội. Do chưa nhận thức đầy đủ tinh thần của phong trào dẫn đến có lúc, có nơi còn cho rằng phong trào thi đua "vô tình" tạo thêm gánh nặng cho phụ nữ trong việc quán xuyến gia đình.

Ðể phong trào tiếp tục phát triển cả bề rộng, chiều sâu trong nữ CNVCLÐ, Phó Chủ tịch Tổng LÐLÐ Việt Nam Trần Văn Thuật khẳng định: Phong trào xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi chị em, yếu tố tự thân đó được nhân thêm sức mạnh, lan tỏa và kết nối bởi sự chỉ đạo có hiệu quả của các cấp công đoàn, giúp chị em thêm bản lĩnh vươn lên, tự khẳng định mình trong công việc và cuộc sống. Ban Nữ công Công đoàn các cấp là hạt nhân tham mưu cho công đoàn cùng cấp tổ chức triển khai chỉ đạo phong trào; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Từ thực tiễn phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", các cấp công đoàn cần linh hoạt, sáng tạo, cụ thể hơn nữa để các phong trào phù hợp từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Thái Sơn

Liên đoàn Lao động thành phố Bạc Liêu hiện có 89 đơn vị trực thuộc (CĐGD quản lí 40 đơn vị), với tổng số 3 078 CNVCLĐ (có 1 885 nữ, chiếm 61,24%), trong đó có 2.528 đoàn viên công đoàn (nữ: 1.531, chiếm 60,56%). Nữ có trình độ đại học và trên đại học 1 409 người, nữ có trình độ ngoại ngữ 1 531 người, có trình độ tin học 1 501 người; nữ là đảng viên 617. Ở mỗi CĐCS đều có Ban nữ công, tổ nữ công và ở mỗi đơn vị đều có thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Qua thực tiễn, hoạt động phong trào đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ nữ đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa của xã hội” và Bác đã rút ra kết luận: “Xem trong lịch sử cách mạng, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia”,do lực lượng nữ chiếm 60,56%, nên phong trào thi đua nữ 2 giỏi cũng được LĐLĐ thành phố đặc biệt quan tâm trú trọng. Thời gian qua, LĐLĐ thành phố, đã quán triệt được lời dạy của Bác và xác định được mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện tốt chỉ thị 03 và Nghị quyết 6b của Tổng liên đoàn cũng như các chương trình hành động của Liên đoàn Lao động tỉnh về công tác phụ nữ. Ban thường vụ Liên đoàn lao động thành phố từng giai đoạn, từng năm kịp thời xây dựng và triển khai kế hoạch để chỉ đạo thực hiện công tác nữ công một cách kịp thời sâu rộng trong đoàn viên, CNVCLĐ.

Để có được phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ đạt kết quả cao, vấn đề được quan tâm trước tiên là Ban nữ công Công đoàn các cấp được kiện toàn rộng khắp từ thành phố đến cơ sở. Nhất là Ban nữ công công đoàn cấp trên cơ sở phải đủ năng lực làm chức năng tham mưu cho Ban chấp hành công đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ và kinh nghiệm để có một đội ngũ cán bộ nữ công vừa có tâm, vừa có tầm thì Ban thường vụ phải nghiên cứu các yếu tố để lựa chọn cán bộ làm công tác nữ công cho phù hợp. Lựa chọn những đồng chí có năng khiếu để tiếp cận chị em; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định và có kiến thức cơ bản trong chuyên môn cũng như kiến thức về pháp luật, có khả năng giao tiếp, đặc biệt là hòan cảnh gia đình hài hòa, kinh tế tương đối ổn định. Có như thế người cán bộ nữ công mới tự tin và tâm huyết với công việc mới hoàn thành được tốt nhiệm vụ được giao.

Điều đặc biệt, đối với LĐLĐ thành phố vẫn áp dụng cho Ban nữ công của Công đoàn thành phố nhiều năm là vẫn cơ cấu đồng chí cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố vào làm thành viên của Ban nữ công và ngược lại Hội liên hiệp phụ nữ thành phố cũng cơ cấu đồng chí trong Ban thường vụ LĐLĐ thành phố là ủy viên Ban thường vụ của Hội liên hiệp phụ nữ, vì thế phong trào vận động nữ CNVCLĐ rất thuận lợi và rất nhịp nhàng với phong trào vận động nữ nói chung.

Hai là, LĐLĐ thành phố quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động. Ông bà ta từ xưa đã có câu “Tư tưởng không thông, vác cái bình đông cũng nặng”, xác định được công tác tuyên truyền vận động là cực kỳ quan trọng, nên công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho nữ CNVCLĐ được đẩy mạnh, đa dạng về mặt hình thức, phong phú về nội dung, mở rộng về đối tượng và vận động chị em tích cực hăng sai tham gia vào các hoạt động để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn cũng hoàn thành được trọng trách của người phụ nữ mà gia đình giao phó.

Thời gian qua, để triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, Liên đoàn Lao động thành phố, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ và Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm giúp Ban nữ công Công đoàn cơ sở hoạt động tốt, trước hết Ban nữ công LĐLĐ thành phố trang bị đầy đủ các văn bản, tài liệu tuyên truyền, những hướng dẫn qui định về chế độ, chính sách đối với LĐ nữ. Trong 5 năm, đã cấp phát 420 quyển “Sổ tay công tác nữ công” để trang bị cho cơ sở và nhiều văn bản khác để cơ sở lấy đó làm tài liệu chính để sinh hoạt về giới. Tổ chức 584 cuộc tuyên truyền, hội thảo, tọa đàm về chính sách, pháp luật, các vấn đề có liên quan đến LĐ nữ và trẻ em gái có hiệu quả. Từ đó,  CNVCLĐ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Qua đó, chị em phấn đấu học tập, rèn luyện kỹ năng, tay nghề; nhiều phụ nữ đã vượt qua tự ti, mặc cảm, vượt khó vươn lên thành đạt trong công tác, kinh doanh, sản xuất và tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Nhiều chị có gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, thành đạt trong cuộc sống, tham gia giữ chức danh chủ chốt cũng như cấp ủy của địa phương. Các chị khéo léo sắp xếp công việc chuyên môn, thu vén việc gia đình tiếp tục tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ sau đại học (có 768 lựợt chị tham gia học các lớp, hiện tại có 1 531/1177 chị có trình độ đại học, so với năm 2010 tăng 77%), có chị đã ngoài 50 tuổi hoặc có chị rất trẻ mà phấn đấu theo học lớp sau đại học như: chị Trần Thu Hương (trưởng Phòng GD & ĐT), chị Võ Thúy Hằng (trung tâm Bồi dưỡng chính trị), chị Nguyễn Phương Quyên (cán bộ Phường 7) có trình độ thạc sĩ; chị La Tích Huệ dạy ở trường tiểu học Tân Huê có 02 con là tiến sĩ, mặc dù kinh tế gia đình chỉ ở dạng trung bình.

Ba là, xác định khâu xây dựng kế hoạch là cực kỳ quan trọng, bám các kế hoạch của cấp trên và chính quyền đồng cấp và tình thực tế để xây dựng kế hoạch hoạt động thì hiệu quả công việc mang lại mới cao. Chính vì thế, Liên đoàn lao động thường xuyên xây dựng các kế vận động nữ. Bên cạnh việc thực hiện các phong trào thi đua thì công đoàn luôn quan tâm, chăm lo tạo điều kiện cho nữ CNVCLĐ an tâm công tác và thúc đẩy CĐCS thực hiện nhằm giúp cho chị em vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt nhiệm vụ được giao. Các ban nữ công đã khéo léo lồng ghép chương trình hành động của Hội phụ nữ sao cho phù hợp với từng đặc điểm tình hình của đơn vị nhằm thiết thực chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ CNVCLĐ, tuyên truyền pháp luật, tư vấn, hướng dẫn lao động nữ ký hợp đồng lao động đúng quy định; tuyên truyền đạo đức lối sống lành mạnh, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực gia đình, HIVS, và các tệ nạn xã hội. Trong 5 năm, LĐLĐ phối hợp với Hội LHPN thành phố cho ra mắt 02 câu lạc bộ (câu lạc bộ Nữ CNVCLĐ và câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp), 02 câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả trong phong trào chăm lo cho phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn và nữ CNVCLĐ hỗ trợ nhau trong chuyên môn và trong công tác.

Trong thời gian qua, LĐLĐ luôn làm tốt công tác phối hợp và tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng, nên thực hiện phong trào luôn được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Công đoàn quan tâm đến việc xét tặng nhà và cho vay vốn từ quỹ Mái ấm công đoàn cho lao động nữ. Tổ chức vận động hỗ trợ cho nữ CNVCLĐ mắc bệnh hiểm nghèo (cụ thể là bệnh ung thư), hoặc chuyển bệnh tuyến trên, mà có hoàn cảnh khó khăn, đã vận động hỗ trợ (7 chị) với số tổng số tiền trên 400 triệu đồng. Công CĐCS tổ chức tốt họp mặt đêm hội trăng rằm, hoặc họp mặt tuyên dương khen thưởng cho các cháu thiếu nhi học giỏi con của  CNVCLĐ nhân 1/6. Nhân quốc tế Lao động 1/5, hay tết cổ truyền dân tộc. Ngoài ra, nhiều CĐCS còn tổ chức các mô hình quỹ tương trợ, nghĩa hụi, để giúp chị em hỗ trợ nhau những lúc khó khăn đã có 256 chị được mượn từ nguồn quỹ tương trợ.

Hằng năm, LĐLĐ phối hợp tốt với Hội LHPN tổ chức họp mặt nữ cán bộ chủ chốt, hoặc biểu dương nữ cán bộ có thành  tích tiêu biểu nhân 20/10, 8/3. Ngoài ra, công đoàn còn làm tốt công tác phối hợp và tham mưu với cấp ủy Đảng để tổ chức các chuyến tham quan du lịch và khám sức khỏe định kỳ cho nữ (LĐLĐ thành phố đã phối hợp đưa 41 chị cán bộ chủ chốt đi khám chuyên khoa tại TP HCM, CĐCS đưa 1 267 lựơt chị khám sức khỏe định kì. Công đoàn đã phối hợp với các tổ chức để đưa nữ tham gia đo loãng xương, thử đường trong máu, tư vấn về cách phát hiện và phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B.

      Bằng hoạt động sâu sát, lắng nghe và tổng hợp những ý kiến phản ánh của nữ  CNVCLĐ về lĩnh vực công tác, gia đình, văn hoá, xã hội … Công đoàn đã đề đạt lên các cấp có thẩm quyền giải quyết, riêng những vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn thì được đưa vào Nghị quyết, các chương trình hành động của công đoàn. Định kỳ, sơ tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng, biểu dương kịp thời. Việc làm trên đã động viên được đông đảo chị em cán bộ CNVCLĐ nữ an tâm công tác, phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Từ những giải pháp trên, được thực hiện tốt thì kích thích được phong trào thi đua nữ 2 giỏi. Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để rồi phong trào thi đua được nhẹ nhàng đưa vào các chương trình công tác của đơn vị. Hằng năm, đội ngũ nữ CNVCLĐ đã sôi nổi đăng ký thi đua phong trào Nữ 2 giỏi, từ đó phong trào này đã trở thành động lực, niềm tin để phấn đấu và phát triển, phong trào thi đua Nữ 2 giỏi đã thật sự đi vào chiều sâu và đã trở thành nhu cầu của nữ giới, bởi phong trào Nữ 2 giỏi đã thật sự cần thiết để chị em có cơ hội để khẳng định mình, giúp cho các chị gạt bỏ tự ti, thiếu tự tin đối với bản thân và góp phấn đấu dần xóa bỏ định kiến trọng nam khinh nữ, cũng như góp phần thực hiện thắng lợi bình đẳng giới trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tổ chức các phong trào thi đua làm sao tránh nhàm chán, thu hút được giới tham gia là vấn đề cần đặt ra, bên cạnh công đoàn làm tốt công tác phát động phong trào thi đua ở từng đơn vị, từng ngành nghề chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thì công đoàn thành phố còn khéo léo lồng ghép các phong trào thi đua theo từng đợt gắn liền với các chủ điểm. Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo điều kiện cho các chị em giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, để cho chị em phụ nữ phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mình, các cấp công đoàn thành phố còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia như: Thi ẩm thực, thi làm bánh, thi cắm hoa, thi hát Karaokê, bóng chuyền, cầu lông, tổ chức thi thiết kế dạ hội hóa trang về chủ đề môi trường… để lồng ghép tuyên truyền về giới, ngày gia đình Việt Nam. Phong trào của LĐLĐ phát động luôn bám sát chủ đề năm, hoặc các chủ trương của Đảng của nhà nước, của địa phương hoặc tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm. Mỗi đợt Ban nữ công LĐLĐ thành phố cử chọn các đội tham gia dự thi các cấp như thi ẩm thực, thi cắm hoa, gói bánh tét, trưng bày mâm quả, thi năng khiếu gia đình, thi game show “Vợ tôi là số 1”, …các đội luôn đạt giải cao. Trong các phong trào, hội thi như:  Thi viết bài hiểu về Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam, thi tìm hiểu Lịch sử Công đoàn Việt Nam ( chị Nguyễn Thị Thúy Ngọc- Đoàn viên trường TH Lê Văn Tám, đạt giải nhì), thi tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông, thi tìm hiểu về NQ 01, 02 của tỉnh, thi tìm hiểu về An toàn vệ sinh thực phẩm,…

    Khi tổ chức các phong trào, hội thi phải thiết thực, bổ ích, đa dạng, phong phú thì mới đ thu hút được chị em tham gia và hình thức tổ chức cũng được thay đổi liên tục, các trò chơi, hội thi phải phù hợp, có tính chất giáo dục tuyên truyền về giới, về gia đình…

     VD: Cũng là hội thi nấu ăn, nhưng mỗi năm mỗi tổ chức một cách khác nhau để làm thay đổi sinh khí và chủ đề tuyên truyền: Có năm thì thi nấu ăn theo kiểu dân gian (nấu cơm bằng nồi đất, gánh giống gánh; khi thì tổ chức 2 nữ  là một đội thi, 1 nam 1 nữ là một đội thi, 2 nam là một đội thi…. Để tuyên truyền về chủ đề bảo vệ môi trường, tổ chức hội thi nấu ăn và tặng giỏ nhựa, ký cam kết xách giỏ nhựa đi chợ nhằm hạn chế hạn chế bọc nilong; tổ chức hội thi “ Dạ hội hóa trang” chủ đề bảo vệ môi trường. Các hội thi liên tục thay đổi, giao lưu bóng chuyền, thi cắm hoa, thi hát karaoke, thi hát ca cổ tài tử…Đôi khi không tổ chức thi mà tổ chức họp mặt, tọa đàm, giao lưu,tặng quà hoặc thi hái hoa dâng chủ.  

            Hàng năm, có trên 70% nữ  CNVCLĐ đạt danh hiệu nữ 2 giỏi “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, trong giai đoạn 5 năm đã cấp  4 080 giấy chứng nhận nữ 2 giỏi cho 845 lượt chị, đặc biệt có 450 chị được cấp giấy chứng nhận nữ hai giỏi 5 năm liền. 

            Nhằm thiết thực chia sẽ giúp chị em nữ CCVCLĐ vượt qua khó khăn trong đời sống LĐLĐ phối hợp với HLHPN thành phố thành lập 02 câu lạc bộ nữ CNVCLĐ và CLB doanh nghiệp nữ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau và doanh nghiệp hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái nghèo. Ban nữ công CĐCS vẫn duy trì thường xuyên mô hình xây dựng quỹ tiết kiệm tương trợ, hay nghĩa hụi để chị em xoay sở khi gặp khó khăn, quỹ này giúp được nhiều chị em nuôi con học đại học hoặc mua sắm tài sản, mua máy tính, phương tiện đi lại, sửa nhà .v.v. Nhiều đơn vị duy trì mô hình tổ chức sinh nhật cho nữ trong đơn vị. Việc ban nữ công phân công chị em nữ giúp đỡ nhau khi gia đình đồng nghiệp gặp hữu sự cho ta thấy vai trò của BNC CĐCS thật sự chẳng những là người đồng nghiệp mà còn là người thân trong gia đình.

Để có được kết quả như trên, là sự chỉ đạo kỳ quyết của lãnh đạo, sự phối hợp của chính quyền, sự nỗ lực của các CĐCS và phần nỗ lực đoàn kết phấn đấu của đoàn viên nữ.

Video liên quan

Chủ đề