Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn theo quan điểm triết học Mác Lênin

18/06/2021 19,792

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Đáp án chính xác

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.

Đáp án: B

Lời giải: Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng là nhận định đúng khi bàn về mâu thuẫn trong Triết học.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

Xem đáp án » 18/06/2021 40,187

Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

Xem đáp án » 18/06/2021 35,502

Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

Xem đáp án » 18/06/2021 32,921

Phương án nào dưới đây là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập?

Xem đáp án » 18/06/2021 29,663

Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

Xem đáp án » 18/06/2021 28,730

Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường nào dưới đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 24,640

Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

Xem đáp án » 18/06/2021 23,465

 Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

Xem đáp án » 18/06/2021 21,119

Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

Xem đáp án » 18/06/2021 20,025

Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

Xem đáp án » 18/06/2021 19,233

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là các mặt đối lập luôn luôn

Xem đáp án » 18/06/2021 16,403

Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

Xem đáp án » 18/06/2021 16,145

Nhận định nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

Xem đáp án » 18/06/2021 15,486

Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là gì sau đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 13,196

Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?

Xem đáp án » 18/06/2021 12,980

Theo quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật chính là xuất phát từ mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được nội dung này thông qua bài viết khái niệm niệm mâu thuẫn sau đây:

Mâu thuẫn là gì?

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn.

Theo quan niệm siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

Các tính chất chung của mâu thuẫn

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về khái niệm mâu thuẫn chúng tôi chia sẻ về các tính chất chung của mâu thuẫn. Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến.

Theo Ăng-ghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”

Bên cạnh đó mâu thuẫn còn có có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản…Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

Quá trình vận động của mâu thuẫn

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, qui định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó. Lênin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập(sự thống nhất của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng)”.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại,bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

Theo Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết.

Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.

Trên đây là nội dung bài viết về Khái niệm mâu thuẫn Chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào có thêm cho mình những thông tin hữu ích có liên quan.

Video liên quan

Chủ đề