Bisexual flag có nghĩa là gì

Cộng đồng LGBTQ+ đã thông qua một số biểu tượng nhất định để tự nhận dạng, thể hiện sự thống nhất, niềm tự hào, giá trị chung và lòng trung thành với nhau. Các biểu tượng này truyền đạt ý tưởng, khái niệm và bản sắc cả trong cộng đồng của họ và văn hóa chính thống. Hai biểu tượng LGBT quốc tế được công nhận nhất là hình tam giác màu hồng và cờ cầu vồng.

Cờ cầu vồng trước đây được sử dụng như một biểu tượng cho sự đoàn kết giữa tất cả mọi người đã được công nhận để trở thành một sự thay thế tự nhiên, thể hiện mối quan hệ hữu cơ hơn mà không có bất kỳ tiêu cực nào gắn liền với nó. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lá cờ và biểu tượng khác với ý nghĩa đặc sắc mà Lost Bird sẽ tổng hợp trong bài viết này.

Những ''Pride Flag'' khác bên cạnh cờ cầu vồng

Asexual/nonsexuality.

Cờ vô tính bao gồm bốn sọc ngang: đen, xám, trắng và tím từ trên xuống dưới. Sọc đen đại diện cho vô tính, sọc màu xám tượng trưng cho á tính và bán tính, sọc trắng đại diện cho các đồng minh, và sọc tím đại diện cho cộng đồng.

Cờ Agender.

Agender (hay còn gọi là genderless, genderfree, non-gendered, or ungendered) là những người nhận dạng không thuộc giới nào hoặc không nhận dạng giới.

Cờ Aromantic.

Aromantic (danh từ là "aromanticism"): Những người không có cảm xúc lãng mạn với bất cứ ai.

Bear Flag, cờ của gấu.

Cờ của International Bear Brotherhood là một lá cờ thể hiện văn hóa nhóm trong cộng đồng LGBT. Màu cờ tương đồng với lông của các loài gấu trên thế giới. Lá cờ này được tạo ra để tôn vinh những đặc trưng về ngoại hình thể hiện nhiều ra bên ngoài và dễ nhận biết của những người thuộc giới LGBT như lông, tóc, râu...

Cờ Bigender.

Bigender hoặc dual-gender - ''hai giới'' là một bản sắc giới tính bao gồm bất kỳ hai bản sắc và hành vi giới tính khác nhau trong cùng một chủ thể.

Cờ Bisexual.

Song tính luyến ái hay lưỡng tính luyến ái là mối quan hệ hoặc hấp dẫn tình dục của một người với cả hai giới tính nam và nữ. Người có thiên hướng tình dục song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm và tình dục với cả người cùng giới tính và khác giới tính với mình.

Cờ Demisexual.

Người á tính (demiasexual) là người không bị thu hút về tình dục trừ khi họ xây dựng được một mối liên hệ tình cảm mạnh mẽ với ai đó.

Cờ Drag Pride.

Đây là một lá cờ đại diện cho những người thích hóa trang thành người khác giới với mình (nam thành nữ hoặc ngược lại) để phục vụ cho mục đích giải trí, biểu diễn. Những người này gọi là cộng đồng Drag.

Cờ Gay Pride của Nam Phi.

Là một biểu tượng niềm tự hào đồng tính nhằm phản ánh sự tự do và đa dạng của quốc gia Nam Phi và xây dựng niềm tự hào là một người LGBT ở Nam Phi.

Cờ Genderfluid.

Lá cờ của những người có giới tính linh hoạt, họ có thể tùy lúc cảm thấy mình là nam hoặc là nữ.

Cờ Genderqueer.

Genderqueer là một khái niệm rơi vào bất kì điểm nào nằm giữa nam và nữ. cảm nhận về giới của người Genderqueer không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội.

Cờ Intersex.

Của những người Liên giới tính, tức là một hiện tượng về giới tính (nam/nữ) ít gặp trong cuộc sống. Thường thì hiện tượng này chỉ phát hiện khi một đứa trẻ vào giai đoạn tiền trưởng thành. Vào giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục chính, thì cơ quan sinh dục phụ của chúng cũng bắt đầu hình thành và tồn tại song song với nhau.

Cờ transgender và genderqueer của người Israel.

Lá cờ này có nền màu xanh neon (để nổi bật ở những nơi công cộng) với biểu tượng Venus (dấu cộng/nữ), Mars (mũi tên/nam) và Mars với gạch ngang (đại diện cho người chuyển giới).

Cờ Leather Pride.

Hay còn gọi là cờ tôn vinh văn hóa nhóm của những người thích BDSM hoặc có ''fetish'' lạ trong giới LGBTQ+ (ví dụ những người thích mặc đồ latex, dùng roi da đánh bạn tình khi quan hệ).

Cờ Lesbian Pride.

Lá cờ có 2 biểu tượng Venus trên nền cờ cầu vồng quen thuộc, biểu tượng của đồng tính nữ.

Cờ Nữ Quyền Đồng Tính Nữ.

Rìu 2 lưỡi vốn là biểu tượng của nữ quyền, tự lập từ năm 1970 được đặt trên nền tam giác đen (vốn có từ thời Đức Quốc Xã dùng để phân loại đồng tính nữ) và nền tím là màu của các lesbian.

Cờ Lipstick Lesbian.

Cờ đồng tính nữ có biểu tượng dấu son môi dành cho nhóm những Lesbian có xu hướng thể hiện nhiều nét nữ tính ở ngoại hình, cách trang điểm, trang phục. Họ có thể nữ tính hơn cả một người nữ dị tính đủ để đốn tim bất kỳ người đàn ông nào nhưng vẫn là một người nữ đồng tính.

Cờ Non-binary.

Cờ đại diện chung cho nhóm người không phải, không thuộc về hoặc phản đối lại khái niệm nhị phân (tức chỉ có nam hoặc nữ). Một người thuộc nhóm Non-binary có thể là bigender, trigender hoặc pangender. Đối với họ, không chỉ tồn tại có 2 giới phân biệt.

Cờ Pansexual.

Cờ đại diện cho cộng đồng toàn tính luyến ái, là những người có thể bị hấp dẫn bởi người khác vì một giá trị nào đó bất chấp giới tính của đối tượng. Nói chung, giới tính không phải là một tiêu chí khi người toàn tính luyến ái chọn lựa bạn tình.

Cờ Pink Union Jack Flag.

Đơn giản là cờ Gay Pride của Anh.

Cờ Polysexual.

Là cờ của người đa tính. Polysexuality chỉ một khuynh hướng tính dục của những người bị hấp dẫn bởi hơn một giới tính (2 trở lên), nhưng không phải là tất cả các giới tính.

Cờ Transgender.

Cờ đại diện cho những người chuyển giới.

Cờ Twink.

Twink là những người đàn ông đồng tính có ngoại hình có thân hình ốm, dáng người nhỏ, trẻ tuổi, không có râu tóc rậm rạp, trái ngược với các người đồng tính thuộc nhóm Bear (có cờ gấu) đã nhắc tới ở trên.

Những biểu tượng khác

1. Ace Ring (hay Asexual ring)

Một cái nhẫn đen của những người vô tính như một chỉ dấu về giới tính của họ cho những người xung quanh biết. Thường là đeo ở ngón giữa bàn tay phải.

2. Cây Thủy Xương Bồ (Calamus)

Còn được gọi là cây Bồ Bồ, nhà thơ đại tài người Mỹ Walt Whitman từng dùng hình ảnh cây này để miêu tả tình yêu đồng tính.

3. Vòng Tự Do

Là một xâu gồm 6 vòng tròn bằng nhôm, có 6 màu tương tự lá cờ cầu vồng.

Vòng tự do (Freedom Rings) được thiết kế bởi David Spada năm 1991. Được giới LGBT sử dụng như móc khóa, vật trang sức, trang trí trong nhà, bàn học, nơi làm việc...

4. Hoa cẩm chướng màu xanh lá cây.

Từ thời Victoria ở Anh, hoa cẩm chướng xanh đã là biểu tượng của tình yêu đồng tính. Đàn ông thời này đeo trên vạt áo như một chỉ dấu. Nổi tiếng nhất có tác giả Oscar Wilde đã từng đeo nó khiến biểu tượng này trở nên phổ biến.

5. Mật mã khăn tay (hanky code)

Một hệ thống những chỉ dấu bằng khăn mùi soa nhiều màu sắc, thường được sử dụng bởi cộng đồng đồng tính nam muốn thể hiện và tim kiếm đối tác thực hành các fetish lạ, bdsm hoặc cho đối tác biết mình thuộc nhóm top/bot, chiếm ưu thế hay phủ phục.

6. Ký hiệu Lambda

Xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, ký hiệu Lambda được Liên minh các nhà hoạt động đồng tính ở New York, cụ thể là nhà thiết kế Tom Doerr chọn làm biểu tượng vào năm 1969.

7. Con Unicorn (Ngựa 1 sừng)

Chú ngựa 1 sừng kéo theo dải cầu vồng khi bay đã là biểu tượng của LGBT từ năm 1970, bắt đầu từ những cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng.

8. Bàn Tay Tím

Một dấu bàn tay tím in trên tường hay bất cứ đâu chính là biểu tượng của gay, xuất phát từ năm 1969 khi một cuộc biểu tình đòi quyền cho người đồng tính nổ ra ở San Francisco.

9. Hoa tử la lan

Hoa Viola, biểu tượng của người phụ nữ đồng tính và song tính.

10. Mặt trăng đôi

Ký hiệu hai mặt trăng khuyến có màu tương tự màu cờ Bisexual là biểu tượng của người song tính.

11. Nút thắt màu trắng

Ở Mỹ, một nút thắt màu trắng tượng trưng cho hôn nhân đồng giới.

12. Lông vũ xanh

Vào thời Phục Hưng, chưa có hình tượng Unicorn hay cờ cầu vồng, tất cả những biểu tượng kể trên chưa hề tồn tại. Lúc đó, người đồng tính chỉ có thể đưa ra chỉ dấu về bản thân mình bằng cách đeo một cái lông màu xanh dương mà thôi.

Ngày nay, ở trong những lễ hội, hội chợ phong cách Phục Hưng hoặc sự kiện mang tính văn hóa dân gian của các bộ lạc du mục, lông vũ xanh được cộng đồng LGBT sử dụng rất phong phú.

Video liên quan

Chủ đề