Hải quan việt nam ở đâu

CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Địa Chỉ: Số 140 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
  • Điện thoại: 028-39330642 Fax: 028-39330659, 028-39330642
  • Email: 

Xem danh bạ điện thoại nội bộ đầy đủ tại đây

Dưới đây là danh sách và địa chỉ các chi cục trực thuộc Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh

Hải quan việt nam ở đâu

  • Địa chỉ: số 2 Lê Phụng Hiểu, Phường Cát lái, Q.2, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3742 3649
  • Số fax: 028 3742 3650
  • Email:
  • Mã chi cục: 02CI
  • Địa chỉ: 157 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thọai: 028.38259347
  • Fax: 028.39404740
  • Email:
  • Mã chi cục: 02CC
  • Địa chỉ: Đường Liên cảng A5, KP1, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thọai: 028.38725258
  • Fax:028.38728326
  • Email:
  • Mã chi cục: 02CH
  • Địa chỉ: Km số 7, Xa lộ Hà Nội, phường Phước Long A, quận 9, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thọai: 028.37310117
  • Fax: 028.37313109
  • Email:
  • Mã chi cục: 02K1 – Đội ICD Tanamexco
  • Mã chi cục: 02K2 – Đội ICD Transimex
  • Mã chi cục: 02K3 – Đội ICD Sotrans
  • Địa chỉ: Lô C17 đường số 14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 38734606
  • Fax: 028 38734549
  • Mã chi cục: 02CV
  • Địa chỉ: số 990 Nguyễn Duy Trinh, Phường Phú hữu, Q.9, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.37316229
  • Fax: 028.3737316227
  • Email:
  • Mã chi cục: 02CX
  • Địa chỉ: 51 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3845 7111
  • Fax: 028 3844 6392
  • Email:
  • Mã chi cục: 02B1 – Đội Thủ tục
  • Mã chi cục: 02B1 – Đội Nhà ga hàng hóa 
  • Địa chỉ: 6 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thọai: 028.39487610
  • Fax: 028.39487611
  • Email:
  • Mã chi cục: 02DS
  • Địa chỉ: 73 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 38 212 050
  • Fax: 028 38 293 819
  • Mã chi cục: 02PG
  • Địa chỉ: Số 2 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM
  • Điện thọai: 028.38210232
  • Fax: 028.38210258
  • Mã chi cục: 02PJ
  • Địa chỉ: Khu phố 4, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM
  • Điện thoại: 028.37241044
  • Fax: 028.38969031
  • Emai:
  • Mã chi cục: 02F1 – Đội HQ KCX Linh Trung 1
  • Mã chi cục: 02F2 – Đội HQ KCX Linh Trung 2
  • Mã chi cục: 02F3 – Đội HQ KCX Linh Trung 1 – Khu CNC
  • Địa chỉ: KCX Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Q. 7, TP. HCM
  • Điện thoại: 028 3770 0154
  • Fax: 028 3770 1600
  • Emai:
  • Mã chi cục: 02XE 
  • Địa chỉ: 51 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 38 487 881
  • Fax: 028 38 487 883
  • Mã chi cục: 

Goldtrans cung cấp dịch vụ hải quan tp Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến nay. Đặc biệt, Goldtrans làm dịch vụ hải quan và kiểm tra chuyên ngành cho những hàng khó như hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng,… 

Mời các bạn tham khảo dịch vụ hải quan TP Hồ Chí Minh tại bài viết dưới đây

Dịch vụ hải quan TP Hồ Chí Minh 

Thông tin liên hệ của chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội: Tầng 5+6 số 86 Đường Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn

Email: 

Hotline: Mr. Đức 0969961312 – Mr. Hà 0985774289

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm Tổng cục Hải quan Việt Nam
  • 2. Nhiệm vụ củaTổng cục Hải quanViệt Nam
  • 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam
  • 4. Chi cục hải quan
  • 5. Quản lí nhà nước về hải quan
  • 5.1. Nội dung quản lí nhà nước về hải quan
  • 5.2. Cơ quan quản lí nhà nước về hải quan
  • 5.3. Hình thức quản lí chuyên ngành về hải quan
  • 6. Thủ tục hải quan là gì?

1. Khái niệm Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tổng cục Hải quan được hiểu là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan sẽ có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí Nhà nước chuyên ngành về hải quan cũng như thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.

Như vậy, ta nhận thấy, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ là giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản quan, quan hệ của hải quan khu vực với các cơ quan hành chính nhà nước, viện kiểm sát, toà án cũng như quan hệ của hải quan với các bộ, ngành khác chỉ mang tính phối hợp hoạt động chứ không phải là quan hệ phục tùng chỉ đạo. Nguyên tắc tập trung, thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam đã giúp Tổng cục Hải quan có thể đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động hải quan. Đây cũng chính là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với những công việc và nội dung có liên quan đến những hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Nhiệm vụ củaTổng cục Hải quanViệt Nam

Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

Theo đó, Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật; kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan; tổ chức thực hiện một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và thực hiện cơ chế kết nối một cửa quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia, các vùng lãnh thổ theo các cam kết quốc tế Việt Nam là thành viên hoặc theo phân công của Chính phủ; tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan...

3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về cơ cấu tổ chức, các tổ chức hải quan ở trung ương gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); Cục Giám sát quản lý về hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Tài vụ - Quản trị; Cục Quản lý rủi ro; Cục Kiểm định hải quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan; Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Báo Hải quan.

Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan gồm: Cục Hải quan thành phố Hà Nội; Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Hải quan thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; Cục Hải quan tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau; Cao Bằng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Điện Biên; Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum; Cục Hải quan tỉnh: Hà Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế.

Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó Tổng cục trưởng.

4. Chi cục hải quan

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ : “Chi cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.”

Như vậy,Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức và địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Chi cục Hải quan có thể được thành lập các Đội, Tổ nghiệp vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan theo phân cấp của Bộ Tài chính.

Cục trưởng Cục Hải quan quy định cụ thể địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan. Biên chế của Chi cục Hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.

Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

5. Quản lí nhà nước về hải quan

Quản lí nhà nước về hải quantrong tiếng Anh làState administration of customs.

Quản lí nhà nước về hải quan (State administration of customs)là sự quản lí nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.

Quản lí nhà nước về hải quanđược thể hiện ở hai phương diện cơ bản

- Quản lí của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan

- Quản lí nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân

5.1. Nội dung quản lí nhà nước về hải quan

Nội dung quản lí nhà nước về hải quan bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về hải quan;

- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;

- Qui định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;

- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lí hải quan hiện đại;

- Thống kê nhà nước về hải quan;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về hải quan;

- Hợp tác quốc tế về hải quan.

(Tài liệu tham khảo: Điều 99 Luật Hải quan 2014)

5.2. Cơ quan quản lí nhà nước về hải quan

- Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về hải quan

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà nước về hải quan

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lí nhà nước về hải quan

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương.(Tài liệu tham khảo: Điều 100 Luật Hải quan 2014)

5.3. Hình thức quản lí chuyên ngành về hải quan

Hình thức quản lí chuyên ngành về hải quan là các cách thức được các cơ quản lí chuyên ngành sử dụng để thực hiện quản lí hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể bảo gồm các hình thức sau:

- Ban hành danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép)

- Cấp giấy phép: Gồm giấy phép tự động, giấy phép hạn ngạch, giấy phép khảo nghiệm

- Qui định hạn ngạch xuất, nhập khẩu

- Và một số qui định khác có liên quan như hàng hóa thuộc diện phải thực hiện kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng và một số mặt hàng nhập khẩu theo qui định riêng

Ngoài ra, tùy vào tính chất, đặc điểm hàng hóa thuộc phạm vi quản lí của mình, cơ quan quản lí chuyên ngành còn sử dụng một số hình thức quản lí khác như;

- Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

- Qui định hồ sơ nguồn gốc, phê duyệt nội dung

- Đăng kí lưu hành

- Chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu

6. Thủ tục hải quan là gì?

Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.