Glucose 5 500ml thuốc biệt dược

Tìm hiểu chung

Tác dụng của glucose là gì?

Glucose được sử dụng để cung cấp dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn không thể uống đủ nước hoặc khi cơ thể cần bổ sung nước. Glucose cũng có thể được sử dụng để tiêm các loại thuốc khác như một dung dịch vô trùng tiêm truyền tĩnh mạch.

Bạn nên dùng glucose như thế nào?

Bạn nên sử dụng glucose theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra trên nhãn thuốc để đọc hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Glucose thường được tiêm tại bệnh viện hoặc tại phòng khám của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng glucose ở nhà, hãy tuân theo các thủ tục tiêm được chỉ dẫn bởi các đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe của bạn.

Giữ thuốc này cũng như bơm kim tiêm ngoài tầm tay của trẻ em và vật nuôi. Không sử dụng kim tiêm, ống chích hoặc các vật liệu không vô trùng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các quy định của địa phương để xử lý thích hợp, vứt bỏ đúng cách sau khi sử dụng.

Không được sử dụng nếu glucose có hạt hoặc bị đổi màu, nứt lô hoặc bị hư hại dưới bất kỳ hình thức nào.

Bạn không nên truyền tĩnh mạch glucose cùng lúc với truyền máu. Nếu bạn quên một liều glucose, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên bảo quản glucose như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng glucose cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:

Đo đường huyết lúc đói, uống 75 g glucose khan. Sau 2 giờ đo lại đường huyết.

Liều dùng thông thường cho người lớn hạ đường huyết:

Uống 15-20 g glucose, đáp ứng với glucose có thể đạt trong vòng 10-20 phút. Kiểm tra glucose huyết tương trong 60 phút và có thể cần tiếp tục điều trị.

Liều dùng thông thường cho người lớn mất dịch:

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Glucose (Dextrose)

Phân loại: Thuốc tăng thể tích máu. Dịch truyền/chất dinh dưỡng.

Nhóm pháp lý: Thuốc đường uống là thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs). Đường dùng khác là thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine).

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): D06B B03, J05A B01, S01A D03.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Glucose Kabi , Glucose

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm 5%, 10%, 20%, 30%

Thuốc tham khảo:

GLUCOSE KABI 30%
Mỗi ống 5ml có chứa:
Glucose………………………….1,5 g
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Glucose 5 500ml thuốc biệt dược

GLUCOSE 10% G-10
Mỗi chai 500ml có chứa:
Glucose………………………….50 g
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Glucose 5 500ml thuốc biệt dược

GLUCOSE 5% G-5
Mỗi chai 500ml có chứa:
Glucose………………………….25 g
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Glucose 5 500ml thuốc biệt dược

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Dung dịch 5%, 10%

Phòng và điều trị hạ đường huyết.

Mất nước hoặc mất nước kèm theo có nhu cầu cao carbohydrat.

Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.

Dùng để pha loãng các sản phẩm thuốc tương thích.

Dung dịch 20%, 30%

Thiếu hụt carbohydrat.

Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Tiêm tĩnh mạch chậm từ 5 ml – 20 ml/lần. Hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Truyền qua trung tâm tĩnh mạch hoặc ngoại vi.

Glucose 10% truyền tĩnh mạch là dung dịch ưu trương.

Áp suất thẩm thấu của dung dịch truyền cuối cùng sau khi pha loãng cùng thuốc khác phải được tính toán khi dùng cho đường tĩnh mạch ngoại vi.

Việc tăng dần tốc độ truyền nên đươc xem xét khi truyền các dung dịch chứa glucose.

Các phòng ngừa trước khi dùng thuốc

Kiểm tra cảm quan trước khi sử dụng.

Các dạng thuốc tiêm truyền nên được kiểm tra cảm quan và các tiểu phân và sự đổi màu trước khi truyền, kiểm tra tính nguyên vẹn của bao bì. Chỉ sử dụng khi dung dịch trong, không có các tiểu phân nhìn thấy, không có các bao bì hư hỏng. Phải truyền ngay khi cắm bộ truyền dịch vào.

Dung dịch phải được truyền với thiết bị vô trùng và sử dụng kỹ thuật vô trùng.Các thiết bị truyền nên có giải pháp ngăn ngừa không khí vào hệ thống.

Việc bổ sung chất điện giải nên theo nhu cầu lâm sàng của từng bệnh nhân.

Các thuốc khác có thể thêm vào được ngay trước khi truyền hoặc trong quá trình truyền thong qua cổng thích hợp. Khi trộn lân với thuốc khác, áp suất thẩm thấu cuối cùng của hỗn hợp phải được đo lường trước khi truyền.Việc sử dụng các dung dịch có áp suất thẩm thấu cao có thể gây kích ứng tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch.

Việc pha loãng với các thuốc khác bắt buộc phải tiến hành vô trùng và cẩn thận,kỹ lưỡng.Dung dịch sau khi pha loãng phải được sử dụng ngay lập tức.Dung dịch sau pha loãng có thể truyền theo tĩnh macgj trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

Kiểm soát:

Việc điều trị nên tiến hành dưới sự giám sát thường xuyên và cẩn thận. Các thong số lâm sàng và sinh học, đặc biệt nồng độ glucose huyết, cân bằng dịch và điện giải nên được theo dõi thường xuyên và trong suốt quá trình điều trị.

Liều dùng:

Dung dịch 20%, 30%

Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg/kg thể trọng/giờ.

Dung dịch 5%, 10%

Liều dùng và tốc độ truyền glucose 10% phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Chỉ định sử dụng, lứa tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng.

Người lớn và người cao tuổi:

Chỉ dẫn liều dùng cho người có cân nặng trên 70kg

Chỉ địnhLiều dùng bân đầu.Tốc độ truyềnKhoảng thời gian điều trị
Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.Từ 500ml đến 3000ml/ ngày( Từ 7 đến 40ml/ngày/kg)Tốc độ truyền khuyến cáo không được vượt quá quá trình oxy hóa glucose của bệnh nhân, vì điều này có thể gây tăng đường huyết: 5mg/kg/phút( 3ml/kg/h)Không giới hạn về thời gian điều trị- tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh.
Phòng và điều trị hạ đường huyết.
Mất nước hoặc mất nước kèm theo nhu cầu cacbohydrat.
Dùng để pha loãng các sản phẩm tương thích.Từ 50 đến 250 ml trên liều dùngTùy thuộc vào thuốc pha loãng cùngTùy thuộc vào thuốc pha loãng cùng

*Thể tích lớn nhất trong khuyến cáo nên dùng trong 24h để tránh chứng loãng máu.

Bệnh nhi:

Tốc độ truyền và thể tích truyền tùy thuộc vào lứa tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng và tình trạng chuyển hóa của bệnh nhân,việc làm và điều trị được kiểm soát bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân nhi.

Chỉ dẫn liều dùng cho bệnh nhân nhi:

Chỉ địnhLiều dùng ban đầuTốc độ truyền ban đầu
Trẻ sinh non và trẻ sơ sinhTRẻ sơ sinh và mới biết đi (1-23 tháng)Trẻ em (2-11 tuổi)Thanh thiếu niên (12-16 đến 18 tuôi)
Cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng*0-10kg thể trọng(BW)

100ml/kg/ngày

*10-20kg thể trọng(BW)

1000ml+ 50ml cho mỗi kg thể trọng>10kg/ngày

*>20 kg thể trọng (BW)

1500 ml + thêm 20 ml cho mỗi kg thể trọng >20 kg/day

6-11ml/kg/h (10- 18mg/kg/phút)5-11ml/kg/h (9-18mg/kg/phut)4-8ml/kg/h (7-14mg/kg/phút)4ml/kg/h (7-8.5mg/kh/phút)
Phòng và điều trị hạ đường huyết
Mất nước hoặc mất nước kèm theo nhu cấu carbohydrat cao
Dùng để pha loãng các sản phẩm tương thíchLiều ban đầu:50-100ml/liều. Không tùy thuộc vào lứa tuổi.

Tốc độ truyền: Tùy thuộc vào thuốc pha loãng cùng, không tùy thuộc vào lứa tuổi.

LƯU Ý: Thể tích lớn nhất trong liều khuyến cáo nên dùng trong 24h để tránh loãng máu.

Tốc độ truyền khuyến cáo tối đa không được vượt quá quá trình oxy hóa của glucose của bệnh nhân, vì điều này có thể gây tăng đường huyết.

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, tốc độ truyền thấp hơn so với khuyến cáo có thể được sử dụng để làm giảm nguy cơ gây lợi tiểu thẩm thấu không mong muốn.

Khi thuốc được sử dụng để pha loãng các sản phẩm tương thích khác để truyền tĩnh mạch, chỉ dẫn của thuốc pha loãng cùng sẽ quyết định thể tích truyền phù hợp cho mỗi điều trị.

4.3. Chống chỉ định:

Bệnh nhân tiểu đường mất bù, đái tháo nhạt.

Hôn mê tăng thẩm thấu

Chứng loãng máu,tăng lượng nước ngoài tế bào, tăng dung lượng máu lớn.

Tăng đường huyết và tăng lactat máu.

Suy thận nặng

Suy tim mất bù

Phù( Bao gồm phù phổi và phù não) xơ gan cổ trướng.

Không dung nạp glucose

Các trường hợp quá mẫn với các hoạt chất của thuốc.

Cần xem xét các chống chỉ định có liên quan đến các sản phẩm thuốc pha loãng cùng dung dịch glucose 10%.

Tình trạng mất nước nhược trương nếu chất điện giải không được bù đắp.

Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Mê sảng do mất nước kèm ngộ độc rượu cấp.

4.4 Thận trọng:

Phải theo dõi đều đặn đường huyết,cân bằng nước và các chất điện giải, cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.

Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua 1 bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc tắc nghẽn.

Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể gây rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, magnesi huyết, phosphor huyết.

Truyền kéo dài hoặc quá nhanh một lượng glucose ưu trương có thể làm mất nước tế bào do tăng đường huyết.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: Miễn

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Dùng được cho người có thai và an toàn cho người có con bú

Thời kỳ cho con bú:

Dùng được cho người có thai và an toàn cho người có con bú

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Sử dụng dung dịch glucose 10% có thể dẫn tới

Tăng đường huyết

Rối loạn cân bằng dịch

Rối loạn điện giải

Các tác dụng không mong muốn trong quá trình lưu hành thuốc đã được báo cáo và liệt kê trong bảng sau theo mức độ nghiêm trọng

Cơ quan bị ảnh hưởngTác dụng không mong muốnTần suất
Rối loạn hệ thống miễn dịchPhản ứng phản vệ

Qua mẫn

(Biểu hiện tiềm tàng ở những bệnh nhân dị ứng với ngô)

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡngRối loạn điện giải

Tăng đường huyết

Chứng loãng máu

Tăng thể tích tuần hoàn

Rối loạn da và mô dưới daĐổ mồ hôi

Phát ban

Rối loạn chung và tại vị trí tiêmỚn lạnh,run rẩy

Sốt, phản ứng sốt

Nhiễm trùng vị trí tiêm

Viêm tắc tính mạch

Viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm truyền

Ban đỏ tại chỗ tiêm truyền

Đang điều traĐường niệu

Các tác dụng không mong muốn khác đã được báo cáo khi sử dụng dung dịch tiêm truyền glucose:

Hạ natri máu, có thể là triệu chứng.

Suy gan, xơ gan, xơ hóa gan, ứ mật, gan nhiễm mỡ, tăng bilirubin huyết thanh, tăng men gan, sỏi mật, túi mật.

Tắc mạch phổi.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Giảm liều và/hoặc tiêm insulin, nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu.

Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.

Điều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Cần tính toán đến ảnh hưởng của glucose lên đường huyết và cân bằng nước, điện giải cho những bệnh nhân đang điều trị các thuốc khác mà có tác dụng kiểm soát đường huyết,cân bằng dịch, điện giải.

Dùng đồng thời thuốc catecholamine và steroids làm giảm hấp thu glucose.

4.9 Quá liều và xử trí:

Sử dụng quá liều glucose có thể dẫn tới tăng đuồng huyết và đái tháo đường. Qúa nhiều glucose trong máu có thể gây khử nước, rối loạn tinh thân nặng có thể gây tử vong.

Trong trường hợp quá liều glucose, chỉ định liều thích hợp insulin để làm giảm lượng glucose trong máu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Glucose có các tác dụng hỗ trợ calo, cứ 100 g Glucose cung cấp 400 kilocalo.

Glucose là đường đơn 6 cacbon, dùng điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được dùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp. Glucose còn được dùng để điều trị chứng hạ đường huyết và sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.

Cơ chế tác dụng:

Glucose là đường đơn 6 carbon, chế phấm của glucose được dùng để điều trị thiếu hụt glucose và dịch trong cơ thể.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Nước pha tiêm.

6.2. Tương kỵ :

Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.

Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

6.3. Bảo quản:

Chế phấm đóng trong lọ kín, ở nhiệt độ không quá 25 °C. Không đông lạnh.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.