Giáo viên quản lý học sinh như thế nào

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả có rất nhiều. Nhằm mục đích giữ kỷ luật cho tập thể và nâng cao hiệu quả học tập hơn. Những phương pháp này sẽ có ích với những giáo viên đứng lớp hoặc các thành viên có chức vụ như lớp trưởng, lớp phó. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Seoul Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu về những phương pháp này!

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên là xây dựng nội quy cho lớp. Mỗi tập thể cần có những quy luật và kỷ luật riêng. Các nội quy phải được thiết lập theo chuẩn mực hành vi, đạo đức và kỳ vọng của tất cả mọi người. Các quy định này không được quá cứng nhắc, cũng không được quá mềm mỏng. Bạn có thể tham khảo những quy định của nhà trường và các tập thể khác.

Giáo viên quản lý học sinh như thế nào
Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên phải kể đến là xây dựng nội quy, trật tự kỷ luật cho lớp học

>>> Xem thêm: KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CÁC GIÁO VIÊN NHẤT ĐỊNH PHẢI NẮM

Việc xây dựng và duy trì các nội quy là rất cần thiết trong một tập thể chung. Sau khi xây dựng bảng nội quy rành mạch, hãy thông báo kỹ càng cho cả lớp. Tiếp theo, cần thống nhất và kiên định thực hiện để thiết lập kỷ luật, trật tự cho cả tập thể. Những quy định này cần có ngay từ những ngày đầu thành lập lớp học và áp dụng càng sớm càng tốt để tạo nề nếp.

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả quan trọng nhất là phải kiểm soát cảm xúc bản thân. Dù bạn là giáo viên hay cán bộ lớp, bạn cũng phải giữ phong thái và không được mất bình tĩnh. Bạn không nên thể hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, giận dữ, thất vọng hay mệt mỏi trong lớp học,, Như vậy, bạn mới có thể làm tấm gương tốt về thái độ cho cả tập thể.

Kinh nghiệm cho bạn là phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Ví dụ có một học sinh ngang ngược, cãi bướng, bạn chỉ cần đứng im lặng và nhìn thẳng vào mắt học sinh đó. Đây là đòn tâm lý khá hiệu quả để cảnh báo đối phương. Khi bạn làm vậy, đối phương sẽ nhận ra hành vi sai trái của bạn thân và thay đổi thái độ sớm.

Giáo viên quản lý học sinh như thế nào
Luôn giữ thái độ tốt, bình tĩnh, không thể hiện cảm xúc tiêu cực để trở thành tấm gương sáng cho học sinh

Tương tác bằng cách nói chuyện hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực. Hãy sử dụng những thuật ngữ đơn giản khi nói chuyện để không khí lớp học thoải mái hơn. Tránh thuyết trình hay giảng đạo quá nhiều cũng như hạn chế sử dụng từ ngữ trịnh trọng, cứng nhắc với học sinh. Giao tiếp tốt sẽ thu hút và tạo sự hòa đồng, thân thiện hơn với cả tập thể.

Bạn cần phải xây dựng bầu không khí tích cực, vui vẻ, hòa đồng trong lớp học. Đừng quá hà khắc với học sinh. Hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn những tâm tư, đồng hành cùng những suy nghĩ, trải nghiệm của họ. Với sự đồng cảm, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn của học sinh.

Khi làm vậy, bạn sẽ có được mối quan hệ tốt với cả tập thể. Sẵn sàng hỗ trợ học sinh và nhiệt tình hơn. Từ đó, xây dựng một mối quan hệ tốt, đáng tin cậy cho bản thân và tập thể lớp học.

Giáo viên quản lý học sinh như thế nào
Kết nối, xây dựng mối quan hệ, để bầu không khí lớp học luôn vui vẻ, hòa đồng là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

Với phương pháp quản lý lớp học hiệu quả này bạn có thể thử niềm nở chào hỏi học sinh khi bắt đầu và kết thúc buổi học. Điều này sẽ giúp tạo năng lượng tích cực trong suốt buổi học và khiến học sinh vui vẻ chờ đón buổi học tiếp theo hơn. Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến sở thích, cá tính, phong cách và cả thần tượng của học sinh. Điều này sẽ giảm bớt các hành vi sai trái, không kỷ luật của học sinh một cách đáng kể đấy!

Luôn đưa ra những nhiệm vụ, câu hỏi cần phải hoàn thành. Đảm bảo rằng học sinh luôn có việc để làm, được trải nghiệm, được sai và được sửa chữa, làm lại. Khi để học sinh nhàn rỗi, các vấn đề, hành vi xấu rất dễ dàng phát sinh. Hãy tạo một học hấp dẫn, sôi động để học sinh tích cực tham gia. Điều này sẽ giúp tâm trí học sinh không đi lang thang. Là một phương pháp quản lý lớp học hiệu quả và nâng cao chất lượng học tập tốt.

Giáo viên quản lý học sinh như thế nào
Đưa ra nhiều câu hỏi, nhiệm vụ để học sinh luôn tích cực và chủ động trong học tập cũng như các hoạt động tập thể khác

Thường xuyên giao nhiệm vụ về nhà như bài tập, soạn đề cương,… cho học sinh. Kèm với nhiệm vụ là thời hạn hoàn thành. Việc này sẽ giúp cả tập thể nhận thức được giới hạn và tầm quan trọng của việc học tập. Từ đó, học sinh sẽ không trì hoãn các nhiệm vụ học tập và khẩn trương thực hiện theo đúng thời gian đã đặt ra.

Một trong những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả, để học sinh học tốt hơn là thay đổi phương pháp giảng dạy mới, phù hợp hơn. Hãy áp dụng nhiều cách dạy học để lôi cuốn học sinh hơn.

Sự nhàm chán trong giảng dạy sẽ khiến học sinh không nghe lời giáo viên. Tạo nên các hành vi không tốt như không ghi chép bài, không lắng nghe, không thực hiện nhiệm vụ, không tiếp thu kiến thức,…

Đừng cố chấp và bảo thủ, đôi khi lý do bạn quản lý lớp học không tốt lại đến từ chỉnh bản thân bạn. Hãy theo dõi, cập nhật tình hình và luôn sẵn sàng đổi mới để trở nên tốt hơn.

Một lời khích lệ hay phần thưởng đơn giản cũng có thể là nguồn động lực tuyệt vời. Hãy tạo ra phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học sinh tuân thủ kỷ luật và chăm chỉ.

Giáo viên quản lý học sinh như thế nào
Khen thưởng cho học sinh tốt, chăm chỉ là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả tốt hơn so với kỷ luật

Các phần thưởng này cũng là lời thúc đẩy cải thiện hành vi rất hiệu quả. Hãy nhớ, lời khen ngợi, sự động viên kịp thời có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với kỷ luật và hình phạt.

Hãy đưa ra hình phạt cho những hành vi trái kỷ luật. Đối thoại trực tiếp với những học sinh làm sai. Trong quá trình nói chuyện, cần giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng cũng như thể hiện sự kiên định của bản thân. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau các hành vi sai trái của học sinh. Từ đó, bạn có thể giải quyết triệt để các hành vi sai trái, ngăn chặn chúng về sau.

Các hành vi này cần được phát hiện và phạt ngay lập tức. Một hành vi sai được bỏ qua đồng nghĩa với sự bảo vệ và nuôi dưỡng cho sự sai trái. Đây là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả và cần thực hiện kịp thời.

Phụ huynh cũng là những người có đóng góp tích cực cho việc học tập của học sinh. Hãy kết nối với phụ huynh học sinh. Cho họ có cơ hội phối hợp cùng với bạn để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Cần cho phụ huynh biết những điểm tích cực lẫn tiêu cực của con em mình. Để phụ huynh cũng có những lời khen thưởng hay hình phạt tương xứng, để học sinh nhận ra được hành vi của mình.

Trên đây là một số phương pháp quản lý lớp học hiệu quả dành cho giáo viên. Các bạn cán bộ lớp cũng có thể áp dụng một số phương pháp để lớp học của mình trở nên tốt hơn. Những phương pháp này sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý của bạn và cải thiện thành tích học tập của cả tập thể. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

Muốn quản lý lớp học hiệu quả, việc xây dựng nền nếp là yếu tố tiên quyết để học sinh có được môi trường học tập nghiêm túc, chủ động. Giáo viên cần có những biện pháp cụ thể để thực hiện điều này. 

>> Xem thêm: Quản lý lớp học hiệu quả nhờ phần mềm quản lý nhà trường chuyên dụng

Quản lý lớp học hiệu quả bằng nội quy

Xây dựng nội quy để lấy đó làm chuẩn mực cho các hành vi xử sự trong lớp. Mỗi lớp học đều cần có nội quy riêng và hãy đảm bảo tất cả các học sinh hiểu được nội quy đó. Xây dựng nội quy cũng cần đảm bảo các nguyên tắc để học sinh có được môi trường lành mạnh, an toàn để học tập, không bị áp lực bởi nội quy quá hà khắc. 

Công bằng giữa các học sinh

Công bằng là yếu tố cần thiết để học sinh cảm thấy được tôn trọng và tạo được không khí hòa bình trong lớp học. Học sinh nào cũng muốn thầy cô yêu thương mình, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm với từng cá nhân học sinh cũng cần giáo viên phải khéo léo để những học sinh khác không cảm thấy tổn thương, không ganh tị lẫn nhau trong lớp học. 

Lắng nghe và thấu hiểu học sinh của mình

Lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố quan trọng để duy trì trật tự lớp học. Cá nhân từng học sinh sẽ có những nét tính cách riêng biệt, yêu cầu cần phải có cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Hiểu được từng cá nhân suy nghĩ thế nào sẽ là điều kiện để giáo viên gần gũi học sinh của mình hơn. Thêm vào đó, rất nhiều học sinh trở nên quậy phá, hung hăng khi bị áp đặt hoặc không được bày tỏ quan điểm. Vì thế, hãy chắc chắn rằng giáo viên đã quan tâm và để cho trẻ được nói trước khi phân xử bất kỳ hành vi nào.

Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quản lý lớp học cho giáo viên

Quản lý lớp học hiệu quả bằng thưởng phạt hợp lý

Áp dụng các hình thức thưởng để khuyến khích học sinh là một cách hay mà giáo viên vẫn thường sử dụng trong quản lý lớp học. Các phần thưởng sẽ khiến trẻ trở nên hưng phấn hơn khi bắt đầu một nhiệm vụ trong lớp. Với các hành vi sai trái, giáo viên cũng cần đưa ra các hình phạt để răn đe, giáo dục học sinh không tái phạm. Điều này sẽ giúp duy trì nội quy lớp học tốt hơn. 

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý trường học – Những lầm tưởng thường gặp

Thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên

Phương pháp dạy học nhàm chán, đi theo lối mòn cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến học sinh làm việc riêng, nói chuyện, giảm chú ý,… trong giờ học. Hãy thay đổi điều này bằng cách lựa chọn phương pháp dạy học kiểu mới, lấy học sinh làm trung tâm. Hãy khiến học sinh luôn bận rộn với các câu hỏi và nhiệm vụ thú vị để không còn thời gian vi phạm nội quy lớp học. Sự “khó lường” trong cách truyền tải bài học sẽ làm học sinh hứng thú tham gia vào lớp học hơn nhiều lần.

Quản lý thời gian khi giao nhiệm vụ

Nếu để học sinh có thể thoải mái thời gian khi giao nhiệm vụ thì các bạn sẽ gặp phải vấn đề rằng hầu hết học sinh sẽ không thực hiện nhiệm vụ đó một cách nghiêm túc. Quản lý thời gian chặt chẽ và đốc thúc học sinh hoàn thành nhiệm vụ không chỉ khiến trẻ tập trung hơn mà còn là cách để giữ cho lớp học trật tự.

Tiếp cận với cha mẹ học sinh để quản lý lớp học hiệu quả

Luôn  luôn coi trọng giáo dục từ hai phía: nhà trường và gia đình, phụ huynh sẽ hiểu được tính cách của cá nhân học sinh đồng thời là những người mong muốn học sinh hoàn thiện nhất, vì thế hãy cùng phụ huynh trao đổi và tìm ra cách quản lý học sinh phù hợp. Khuyến khích phụ huynh dành lời khen cho sự tiến bộ của con ở nhà để học sinh luôn cảm nhận được sự ghi nhận của bố mẹ cho những cố gắng của mình. 

Với ứng dụng quản lý lớp học ClassClap, hiệu quả quản lý lớp sẽ được nâng cao nhờ vào những tính năng độc đáo hỗ trợ công tác chủ nhiệm của giáo viên. ClassClap sẽ giúp phụ huynh tham gia tích cực hơn vào lớp học của con, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thầy, cô giáo quản lý lớp học trong mỗi giờ lên lớp. 

Tham gia ngay cộng đồng người dùng ClassClap để trải nghiệm những tính năng hữu ích cho công việc của giáo viên:

Tải ngay ClassClap dành cho thiết bị di động tại đây: 

Dành cho iOS: http://bit.ly/Tai-ClassClap-iOS
Dành cho Android: http://bit.ly/Tai-ClassClap-Android

Liên hệ chúng tôi tại Facebook để được hỗ trợ nhanh nhất!