Giáo viên nhiễm covid là ai

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ 1-7/3, số F0 trong trường học TP.HCM tăng gấp đôi so với tuần trước.

Trong đó số trẻ mầm non bị nhiễm Covid-19 là 1.169 bé, học sinh tiểu học mắc Covid-19 là 16.019 ca, số ca F0 trong học sinh trung học cơ sở là 10.313. Trong khi đó, ở bậc THPT và Giáo dục thường xuyên có 6.701 ca, đưa tổng số học sinh nhiễm Covid-19 trong tuần lên 34.202 ca. Số này tăng gần gấp đôi so với tuần trước (19.499 ca).

Cũng trong tuần qua, trường học TP.HCM ghi nhận 3.247 giáo viên nhiễm Covid-19. Tính đến hiện tại, có 454 trường học có học sinh nhiễm Covid-19, trong khi tuần trước đó là 306 trường.

Sở Y tế TP.HCM nhìn nhận, số ca nhiễm tăng đều ở các khối, trong đó khối tiểu học vẫn cao hơn các khối còn lại. Lý do F0 tăng là do nhà trường chủ động tầm soát các học sinh, giáo viên, người lao động có triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi..., xét nghiệm định kỳ F1, gia đình tự test nhanh cho học sinh.

Trước tình trạng này Sở Y tế TP.HCM thành lập 2 đoàn kiểm tra phòng, chống dịch tại trường học nhằm kiểm tra công tác an toàn phòng, chống dịch, đặc biệt là việc tổ chức ăn, ngủ tại một trường có tổ chức bán trú.

Giáo viên nhiễm covid là ai
Học sinh TP.HCM học trực tiếp (ảnh: Thanh Tùng)

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, sau 3 tuần học sinh tất cả bậc học đồng loạt đến trường, nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đối mặt với bài toán thiếu giáo viên do số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng cao; Số ca nhiễm Omicron trong trường học đang tăng, Sở GD-ĐT đã có một số phương án và kịch bản ứng phó cho các trường học tự linh động với tình hình thực tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh. 

Cũng theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM, hiện nay, số F0 và F1 là giáo viên và học sinh trên địa bàn TP.HCM có xu hướng đang tăng. Cụ thể, về số ca dương tính là học sinh, tuần lễ từ ngày 14-21/2 ghi nhận 6.799 ca, tuần lễ từ ngày 22-28/02 là 18.028 ca, ngày 3/3 là 509 ca, tuy nhiên tỉ lệ học sinh mắc Covid-19 phải nhập viện ở mức thấp (dưới 0,1%).

Trước tình hình trên, thành phố vẫn đang tiếp tục nỗ lực để thực hiện kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ mắc Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lây lan từ trẻ em mắc Covid-19 sang người thuộc nhóm nguy cơ.

Trước đó, UBND TP.HCM đã điều chỉnh một số nội dung trong quy trình kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học đã ban hành trước đó. Cụ thể, trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế phối hợp cơ sở giáo dục tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên (hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn) cho những trường hợp học sinh và giáo viên có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (nếu có) của lớp có F0...”.

Về việc xét nghiệm đối với trường hợp F1 sau khi hoàn thành cách ly y tế tại nhà, phụ huynh tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho học sinh tại nhà vào ngày thứ 5 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, hoặc ngày thứ 7 nếu chưa tiêm đủ liều vắc xin; thông báo kết quả xét nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp bằng cách gửi hình ảnh kết quả xét nghiệm (qua email/zalo/viber/tin nhắn...). Trường hợp phụ huynh không có điều kiện thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho học sinh tại nhà, phụ huynh có thể đưa học sinh đến Trạm y tế để nhân viên y tế thực hiện phụ huynh hoặc nhân viên Trạm y tế thông báo kết quả xét nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm theo cách thức như trên. Kết quả xét nghiệm âm tỉnh gửi đến giáo viên chủ nhiệm được xem như đủ điều kiện cho học sinh quay trở lại trường học”. Về theo dõi sức khỏe của các học sinh cùng lớp có F0, các cơ sở giáo dục phải lập danh sách học sinh thuộc nhóm nguy cơ (béo phì, mắc các bệnh mạn tinh, bệnh lý bẩm sinh... được ban hành kèm theo Quyết định 5525/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị) để theo dõi sát sức khỏe trong vòng 10 ngày". 

Lê Huyền - Hồ Văn

Giáo viên nhiễm covid là ai

Dù mắc bệnh và cần được nghỉ ngơi, nhưng phần lớn giáo viên diện F0 vẫn "vào lớp" dạy online hàng ngày. Áp lực với các nhà trường và giáo viên hiện rất lớn.  

Giáo viên nhiễm covid là ai

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Sở GD-ĐT, Sở Y tế, UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện, điều chỉnh một số nội dung trong quy trình kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học đã ban hành trước đó.

Như tin đã đưa, thời gian qua TP. Hải Phòng liên tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 và số người nhiễm có chiều hướng tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Chỉ tính riêng ngày hôm qua (11/2), trên địa bàn đã phát sinh thêm 1.511 ca mắc mới được ghi nhận tại 14/15 quận, huyện. Trong đó 1.415 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 37 ca test nhanh dương tính, 58 trường hợp F1, còn lại là trường hợp xét nghiệm sàng lọc nhân viên y tế.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, tính đến 17h30 chiều qua, toàn ngành giáo dục có 9.649 tổng số ca mắc COVID-19. Trong đó, giáo viên 645 ca, học sinh 9.004 trường hợp. Riêng trong ngày 11/2, địa phương này có 3.172 bệnh nhân là giáo viên và học sinh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GD&ĐT Hải Phòng vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Công điện của Bộ GD&ĐT. Cụ thể: Thống nhất tổ chức việc dạy học trực tiếp tại các địa phương tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh.

Giáo viên nhiễm covid là ai

TP. Hải Phòng hiện có tổng số trên 9.600 giáo viên, học sinh mắc COVID-19. Ảnh minh hoạ: Đ.Tùy

Trường hợp học sinh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 được nghỉ học và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của cơ quan y tế, các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh học bằng hình thức trực tuyến, bổ trợ… Những học sinh còn lại của lớp đi học trực tiếp bình thường và thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.

Trong những ngày đầu học sinh quay lại học trực tiếp tại cơ sở giáo dục, cần dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học trực tiếp. Đối với học sinh lớp 1 chưa từng chưa từng tới trường, nhà trường cần phổ biến các quy định học tập và sinh hoạt tại trường. Tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường…

Tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản theo văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh

Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường được thực hiện sau một thời gian học sinh đã ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức. Riêng học sinh lớp 12, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hoàn thành năm học 2021-2022 trước 30/6/2022…

Cũng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Sở GD&ĐT Hải Phòng thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại một số đơn vị giáo dục. Qua kiểm tra, các trường đã tổ chức dọn vệ sinh, phun khử khuẩn, kiểm tra lại các phòng học, cơ sở vật chất phục vụ phòng dịch bố trí tại các khu vực trong trường và các phòng học.

Rà soát, thống kê tình hình thông tin F0, F1 trong học sinh và giáo viên; thông báo khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh thực hiện test nhanh trước khi quay trở lại trường học…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tin vui- Tìm ra loại thuốc chữa trị được triệu chứng COVID-19 kéo dài


Tuyên Quang: Để đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2022, trước khi học sinh quay lại trường, các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức test nhanh COVID-19, làm xét nghiệm Realtime - PCR cho giáo viên và học sinh hoặc các phụ huynh tự đưa con đi làm xét nghiệm (rồi thông báo kết quả với nhà trường). Qua xét nghiệm sàng lọc đã phát hiện 27 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 giáo viên và 26 học sinh (có 3 học sinh bậc Mầm non, 16 học sinh bậc Tiểu học, 2 học sinh bậc THCS và 5 học sinh bậc THPT).

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT TP. Hải Phòng, từ ngày 8-9/2, số ca mắc mới COVID-19 mới trong ngành là gần 1.000 ca, trong đó giáo viên 65 ca, học sinh 918 ca, nâng tổng số ca F0 trong toàn ngành giáo dục TP. Hải Phòng lên 4.117 ca. Để thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh, các trường trên địa bàn TP. Hải Phòng đã triển khai nhiều hình thức giảng dạy phù hợp điều kiện thực tế, có 152 trường kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến, không để ngắt quãng chương trình giáo dục.

Giáo viên nhiễm covid là ai

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của ngoại thành Hà Nội trở lại trường học trực tiếp.

Tỉnh Bắc Giang ghi nhận 604 học sinh dương tính với SARS-CoV-2 từ đầu tuần này, tập trung chủ yếu ở TP. Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam. Như vậy, đến nay, hơn 200 trường tại Bắc Giang đã phải chuyển hình thức học trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.496 giáo viên và học sinh mắc COVID-19, trong đó có 222 giáo viên và 1.274 học sinh. Số học sinh và giáo viên mắc COVID-19 được xác định là do bị lây nhiễm trong thời gian nghỉ Tết qua quá trình sàng lọc y tế tại địa phương hoặc test nhanh khi giáo viên và học sinh trở lại trường.

Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, đầu tuần này, toàn tỉnh có 266 học sinh là đối tượng F0 ở 4 cấp học. Ngoài ra, có 71 giáo viên, nhân viên là đối tượng F0. Số giáo viên và học sinh thuộc đối tượng F1 là gần 4.000 trường hợp, trong đó có 3.345 học sinh và 786 học sinh giáo viên. Con số này có thể tăng thêm trong thời gian tới, bởi nhiều địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, thống kê.

Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, so với thời điểm trước Tết, số học sinh ở các nhà trường bị nhiễm COVID-19 gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc vừa tổ chức dạy học trực tiếp nhưng phải đảm bảo an toàn trong các nhà trường được đặt lên hàng đầu.

Ngành giáo dục Hà Tĩnh từ ngày 8/2 đến nay đã ghi nhận gần 400 giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19, trong đó có 50 giáo viên và 331 học sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã cho 58 trường chuyển học trực tiếp sang học trực tuyến hoặc nghỉ học.

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, từ ngày 7 đến 9/2, Sở GD&ĐT TP ghi nhận 5 trường hợp F0 tại trường học và đều được xử lý đúng quy trình, kịp thời. Từ 14/2, TPHCM sẽ tổ chức cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 và trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi trở lên đi học trở lại. Công tác chuẩn bị đã được thực hiện trước Tết và trong tuần này, các cơ sở giáo dục cũng đang chuẩn bị rốt ráo công đoạn cuối. Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã có hướng dẫn cụ thể cho từng bậc học và cấp học đảm bảo hoạt động chuyên môn và phòng chống dịch COVID-19.

Còn tại Thủ đô Hà Nội, đến thời điểm này chưa có thống kê số giáo viên và học sinh mắc COVID-19 trên địa bàn từ khi đi học trở lại, tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số trường, lớp và trên các diễn đàn, hội nhóm liên quan đến học tập, nhiều học sinh vừa đến lớp đã phải về vì trong lớp có bạn là F0 hoặc do giáo viên là F0 đang cách ly tại nhà nên học sinh phải học trực tuyến tại trường.

Tại huyện Ba Vì, thay vì cho học sinh đến trường theo kế hoạch chung của TP. Hà Nội là ngày 10/2 thì học sinh lớp 1 tới lớp 6 trên địa bàn huyện sẽ đến trường ngày 14/2. Quyết định lùi ngày của huyện Ba Vì với lý do sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch COVID-19 ở Ba Vì có diễn biến phức tạp. Các ca F0 rải đều ở các xã và tăng nhiều ca mỗi ngày. Bên cạnh đó, huyện muốn dành nhiều thời gian cho các trường chuẩn bị hơn vì đối tượng học sinh Tiểu học đi học lại cần được tổ chức kỹ lưỡng, an toàn tuyệt đối các biện pháp phòng chống dịch.

Khi có F0 trong trường học, xử lý thế nào?

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra hướng dẫn xử lý những trường hợp học sinh mắc COVID-19 tại Quyết định 406/QĐ-BGDĐT. Theo đó, quy trình xử lý gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Thông báo kết quả dương tính cho Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, tổ an toàn COVID-19 của Sở Giáo dục và cha mẹ học sinh, tiếp tục cách ly tạm thời F0;

Thông báo cho trạm y tế địa phương các biện pháp triển khai phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bước 2: Đánh giá tình hình sức khỏe của F0, nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, SPO2 dưới 97% thì liên hệ và chuyển đến bệnh viện có khoa, đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến bằng xe cấp cứu.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương tiếp nhận xử lý.

Bước 3: Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên, không quá 03 người/mẫu.

Các lớp khác hoạt động bình thường.

Bước 4: Cách ly, theo dõi F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn 647/MP-VP về điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1).

Giáo viên nhiễm covid là ai
Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp