Giáo an học thông qua chơi lớp 5

SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh ChiMỞ ĐẦUA. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài:Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi đối với lứa tuổi tiểu học làmột yêu cầu hết sức cần thiết, đây là nhu cầu tự nhiên và cấp thiết, không thểthiếu . Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Thông quacác hoạt động vui chơi mà tạo nên các hình thức giáo dục tri thức, đạo đức, thẩmmỹ và hoàn thiện sự phát triển cơ thể của các em. Mặt khác, hình thức hoạt độngvui chơi còn giúp các em giải tỏa sự “căng thẳng”, “dồn ép” thời gian khá nhiềucho học tập, hồi phục khả năng làm việc, hồi phục sức khỏe, góp phần duy trì tíchcực - tự giác, lòng hăng say học tập, lao động, tạo tâm hồn tươi trẻ cho cácem.Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện cácgiác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tácvới bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ….thông qua đó, các em sẽ dần đượchoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trongmục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ởlớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việchọc. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụnghình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao.Bởi vì : *Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo bầu không khí trong lớp học dễchịu và thoải mái gây hứng thú cho học sinh làm cho học sinh tiếp thu kiến thứctự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. *Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm màcác em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi. *Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khitham gia trò chơi. *Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lựchợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham giatrò chơi học tập. *Tâm sinh lí, tư duy và hành động của các em sẽ chuyển dần từ thụ động sangchủ động, trực quan sinh động.Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.Hiện nay có khá nhiều trò chơi được nhiều Giáo viên thiết kế và lựa chọn để vậndụng. Nhưng làm thế nào để tổ chức và vận dụng được các trò chơi học tập thậtsự hiệu quả trong những giờ Tiếng Việt cho những học sinh cuối cấp, làm giảmbớt sự nhàm chán trong tiết học và làm cho giờ học thêm phần lí thú.Đó là điềutôi luôn mong muốn, tìm tòi và chọn đề tài : “ MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC VẬNDỤNG TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MẠCĐĨNH CHI” Trang 1SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi , với chương trình mới. Đặc biệtlà học sinh lớp 5 năm học 2008-2009 và học sinh lớp 5 năm học 2009- 2010 dotôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy. 3. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, phân tích, tổng hợp tìm nguyên nhân.- Dùng tư liệu cụ thể áp dụng cho học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, phát huy tínhtích cực, chủ động sáng tạo và tư duy.4. Mục đích nghiên cứu - Đề tài góp phần giáo dục Kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, tạo điều kiện vàcơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập của mình. Từđó các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng trong cuộc sống . 5. Thời gian nghiên cứu và áp dụng- Năm học 2008- 2009; 2009- 2010 Trang 2SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh ChiB. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :1/Cơ sở lí luận:Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ởHS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói , đọc , viết) để học tập và giao tiếptrong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Để hình thành các kiến thức màchương trình môn Tiếng Việt đặt ra với HS tiểu học, đặt biệt là HS lớp 5, ngườiGV cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của HS như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương phápnêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháphỏi – đáp, v. v...Trong đó phương pháp trò chơi học tập chiếm khá quan trọngđể rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác... HS có cơ hội thể hiện ưu thế củamình thông qua các trò chơi học tập. Bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 5 bao giờ cũng nhằm hìnhthành cho học sinh một đơn vị kiến thức hay rèn luyện cho học sinh một kĩ năngsử dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào một tình huống cụ thể. Mỗi bài tậpthường chỉ đề cập đến một khía cạnh của nội dung bài học từ mức độ thấp đếnmức độ cao nhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu bài ‘’ Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kếtcâu’’Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86.*Bài 1 : Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉnhân vật Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng ) ? Việc dùng nhiều từ ngữ thaythế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?Bước đầu bài tập chỉ yêu cầu học sinh nhận biết những từ ngữ chỉ nhân vậtPhù Đổng Thiên Vương có trong đoạn văn ( mức độ biết ). Sau đó phải nêuđược tác dụng của việc thay thế từ ngữ ( mức độ hiểu ).Như vậy thông qua bài tập 1, học sinh được rèn những kĩ năng tư duy ở mứcđộ thấp đó là : biết- hiểu.*Bài 2 : Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đạitừ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.Sang bài tập 2, học sinh phải xác định được từ ngữ được lặp lại trong haiđoạn văn và dùng từ ngữ khác để thay thế. Như vậy mức độ yêu cầu của bài tậpcao hơn, học sinh phải biết cách vận dụng từ ngữ để thay thế ( mức độ vận dụng) và thay thế cho phù hợp, làm cho đoạn văn hay hơn( mức độ phân tích ).Muốn đạt được điều đó thì ngoài việc biết cách vận dụng học sinh còn phải biếtphân tích xem việc dùng từ ngữ nào là phù hợp nhất để đoạn văn trở nên hayhơn. Thông qua bài tập 2, học sinh được rèn kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơnđó là : vận dụng- phân tích.*Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đócó sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu.Yêu cầu của bài tập là học sinh phải tạo ra được một đoạn văn mới có sửdụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu ( mức độ tổng hợp).Ngoài ra, họcsinh còn phải biết cách đánh giá sản phẩm của mình và của bạn xem có đúng Trang 3SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh Chiyêu cầu đề bài hay không ( mức độ đánh giá). Thông qua bài tập 3, học sinh sẽđược rèn luyện kĩ năng tổng hợp- đánh giá. Đó là những kĩ năng tư duy ở mứcđộ cao.Hầu như các bài tập tiếng Việt nào ở lớp 5 cũng là một sự luyện tập để nắmvững một kiến thức tiếng Việt hoặc rèn luyện một kĩ năng sử dụng tiếng Việt,rèn luyện các thao tác tư duy. Vì vậy, trò chơi học tập phải thể hiện được yêucầu rèn luyện của bài tập. Có nghĩa là trò chơi học tập phải mang được nội dungcủa bài tập, phải rèn được kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phải rèn luyện các thaotác tư duy từ mức độ thấp đến mức độ cao theo yêu cầu của bài tập. 2/Cơ sở thực tiễn: Chất lượng học tập của các em hiện nay đòi hỏi cao, kết quả học tập rõ rệt ,các em có ý thức học tập, luôn học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Bêncạnh đó một số em chưa có ý thức trong việc học hành, dành ít thời gian ôn bài,việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, dẫn đến tình trạng rỗng kiến thức. Khảnăng giao tiếp của các em hơi khuôn mẫu, còn rụt rè và chưa mạnh dạn bày tỏchính kiến của mình . Mặt khác phương pháp dạy "Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, chủ đạotrong học tập, còn giáo viên chỉ là người gợi mở, hướng dẫn" chưa áp dụng triệtđể mà hầu như giáo viên vẫn dùng phương pháp diễn giải, phần nào còn áp đặt.Các em chưa thật sự tự tin trong ứng xử, giao tiếp và chưa chủ động trong mọiđiều kiện, hoàn cảnh phù hợp với lứa tuổi . Do vậy, việc vận dụng khắc sâu kiếnthức, niềm say mê tìm tòi sáng tạo ở học sinh chưa khơi dậy được khả năng vậndụng tư duy , tích cực ở học sinh.II. NGUYÊN NHÂN:1/Đối với học sinh: Đa số học sinh lớp 5 rất yêu thích môn học Tiếng Việt, các em ham họchỏi, thích thú và hào hứng với những hoạt động trò chơi trong môn Tiếng Việt.Tuy nhiên trình độ nhận thức và điều kiện khách quan cộng với sự nhạy bén vàtính sâu sắc của các em còn hạn chế, nên dẫn đến lúng túng trong quá trình tiếpcận với các trò chơi và hơi “bất ngờ” trong quá trình thực hiện các thao tác đãđược sắp xếp và chuẩn bị.*2/Về phía giáo viên : Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việtnhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trongquá trình giảng dạy GV rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đíchgiúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một sốgiáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép,miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thìchưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài họcnên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một sốđối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt độnghọc tập. Trang 4SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh ChiIII. BIỆN PHÁP:Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thứcdạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khihọc Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoànthiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt saocho phù hợp với trình độ và điều kiện của học sinh là hết sức cần thiết.Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ họcTiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luônsáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũng đồng thời tìm tòi,nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới. Trang 5SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh ChiNỘI DUNG SÁNG KIẾN I. VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO GIẢNG DẠYTIẾNG VIỆT LỚP 5:Qua nhiều năm giảng dạy ở tiểu học đặc biệt là lớp 5, tôi đã sử dụng rấtnhiều trò chơi học tập trong dạy Tiếng Việt như : trò chơi ô chữ, ai nhanh hơn,tìm bạn, thả thơ, ghép hình,...Ngoài ra, phương pháp tích cực của bộ môn TiếngViệt, đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng vận dụng các trò chơi học tập vàogiảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp củahọc sinh. Khi vận dụng cần lưu ý một số điểm sau :1. Các yêu cầu khi vận dụng: - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài tập vì nó quyết định việcchọn trò chơi cho phù hợp. Ví dụ : Tiết luyện từ và câu :‘’Từ đồng nghĩa “ , Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang8.Bài tập 2 : Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to lớn, học tập.- Bài tập không yêu cầu học sinh nhận diện các từ đồng nghĩa cho sẵn ( mức độ hiểu –biết ) mà mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải tựnghĩ ra những đồng nghĩa phù hợp với từ đã cho( mức độ vận dụng – phântích ). Vì vậy, đối với bài tập này chỉ phù hợp với những trò chơi như : ong đitìm tổ hoặc tổ chức chơi dưới hình thức thi đua giữa 3 dãy để tìm từ chứ khôngphù hợp với trò chơi ‘’ Tìm bạn ”. Nếu ta vận dụng trò chơi “Tìm bạn” đối vớibài tập này là vô tình ta làm giảm mục tiêu của bài tập. Vì trò chơi “Tìm bạn’’chỉ tổ chức được khi từ ta cho sẵn, học sinh chỉ việc di chuyển và tìm bạn mangtừ phù hợp chứ học sinh không tự nghĩ ra từ.- Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhómchơi hợp lí. Nói chung, cần chọn hình thức nào lôi cuốn được đông đảo học sinhtham gia nhất.- Khi vận dụng các trò chơi trong học tập Tiếng Việt, người giáo viên nênhoạch định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả củatrò chơi . Có thể gồm : *Phương tiện theo nội dung trò chơi quy định ( Ví dụ như : trang phục chocác nhân vật sắm vai … Loại phương tiện này thường được sử dụng trongphân môn Tập đọc, kể chuyện …giúp học sinh tái hiện lại nội dung câuchuyện hay nội dung bài đọc . . . )*Phương tiện phục vụ cho việc đánh giá ( Ví dụ như : Bảng đúng / sai, mặtkhóc/ mặt cười …) *Phương tiện vật chất là phần thưởng cho đội thắng cuộc như các phiếukhen tặng, một bông hoa điểm thưởng…Học sinh sẽ rất thích thú khi biếtđược chơi thắng cuộc sẽ được thưởng. Nó là động lực để các em tham giatrò chơi nhiệt tình, năng động hơn. Trang 6SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi- Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: *Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kĩnăng mà các em đã học được qua trò chơi.*Việc đánh giá tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánhgiá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rènluyện óc suy luận, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nêntự tin, mạnh dạn hơn.- Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cần lưuý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe củahọc sinh.2.Cách vận dụng :Có rất nhiều cách xếp loại trò chơi học tập :*Theo mục đích sử dụng :+ Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức.+ Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy.*Theo yêu cầu rèn kĩ năng : Nghe, nói, đọc, viết*Theo phân môn : + Luyện từ và câu+ Tập làm văn+ Chính tả+ Kể chuyện+ Tập đọcĐể việc vận dụng có hiệu quả, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôixin trình bày các trò chơi được phân loại theo mục đích sử dụng:a/ Các trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức : Trò chơi hái quả, trò chơitìm bạn, trò chơi tập trung... Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi “Tập trung” khi dạy bài“Từ đồng nghĩa”, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7. Trò chơi được vận dụng khi tìmhiểu bài.- Mục tiêu : *Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.*Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới. - Chuẩn bị : Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổchức trò chơi có thành công hay không. Chính vì thế giáo viên phải thực hiệnmột số việc sau đây :*Chuẩn bị các đồ dùng phục vụ để tổ chức trò chơi. Đối với trò chơi này, giáoviên cần phải chuẩn bị : 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gầngiống nhau. ( có thể lấy từ ngữ liệu cần phân tích trong phần nhận xét của bàihọc ở sách giáo khoa. )*Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút rađược thế nào là từ đồng nghĩa ,đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa khônghoàn toàn.*Xác định rõ các bước tiến hành trò chơi.- Tiến hành :*Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp ( đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy). Trang 7SKKN: Một số trò chơi được vận dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi*Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi . Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ và oẳntù tì để giành quyền lật trước.*Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớpđây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không. Nếu hai thẻ từ tạo thành mộtcặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữcặp thẻ. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt úp hai thẻ này vào lại chỗcũ.*Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắngcuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất.- Lưu ý : *Giáo viên cần phải cân nhắc thật kĩ số lượng thẻ từ để thời gian chơi khôngquá dài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Thời gian tiến hành tốt nhấtlà khoảng 5 phút. Sau đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinhhình thành kiến thức trong vòng 5 phút tiếp theo là hợp lí. Thời gian còn lạinên dành cho việc luyện tập hình thành kĩ năng.*Giáo viên phổ biến cách chơi càng rõ ràng bao nhiêu thì việc tiến hành chơicàng đỡ mất thời gian bấy nhiêu.*Cần chú ý đến màu sắc của thẻ từ và độ lớn của chữ ghi trên thẻ từ sao chophù hợp, gây được sự chú ý của học sinh, học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thểnhìn thấy được.*Trò chơi này cũng có thể vận dụng khi dạy bài “Từ trái nghĩa’’. Cách tổ chứcnhư trên nhưng chỉ cần thay đổi ngữ liệu ghi trên thẻ từ. b/ Các trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy : Trò chơi truyền điện,trò chơi tập trung, trò chơi tìm bạn, trò chơi thi viết câu ghép, trò chơi nhữnghình ảnh biết nói……Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi : “truyền điện”Thời điểm chơi: cuối tiết tập đọc – học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập học thuộclòng.- Mục tiêu :*Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.*Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.*Rèn phản xạ nhanh, nhạy.*Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong học tập.- Chuẩn bị : *Học sinh hai nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành hai hàngđối diện)- Tiến hành : *Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi: hai nhóm bắtthăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. *Đại diện nhóm đọc trước (nhóm A) đọc câu đầu tiên của bài thơ rồi chỉ địnhthật nhanh (truyền điện), một bạn bất kì của nhóm kia (nhóm B), bạn được chỉđịnh đọc tiếp câu thơ thứ 2 của bài. *Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn của nhóm A đọc tiếp câu thơ thứ 3, cứnhư vậy cho đến hết bài. Trang 8

Video liên quan

Chủ đề