Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Gần 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ tuổi 45, UEH đang sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới, với khát vọng vươn tầm quốc tế.

Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, theo quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tách ra thành Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ các trường danh tiếng, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ được coi là lớn nhất nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung; lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 35.000. Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đại học trọng điểm của quốc gia và là trường công lập đầu tiên được Thủ tướng cho phép tự chủ đại học toàn diện (năm 2014).

Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

Từ khi thành lập (năm 1976) đến nay, trường đã đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận. Từ những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch nước trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba (1986), 2 Huân chương Lao động hạng Nhì (1991), 2 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), Huân chương Độc lập hạng Ba (2001), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010) và danh hiệu Anh hùng Lao động (2006). Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh còn được các tổ chức có uy tín trong nước và trên thế giới đánh giá cao thông qua các bảng xếp hạng như: Top 1 trường đại học Việt Nam khối ngành kinh tế, kinh doanh công bố quốc tế nhiều nhất (Theo Bộ GD&ĐT); Top 601+ trường đại học tốt nhất châu Á (Theo BXH QS châu Á); Top 1.000 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal); Top 100 trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal); Top 25 trường đại học hàng đầu trên thế giới về Chuyển giao tri thức “Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” (Theo BXH U-Multirank); Top 1 trường đại học khối ngành kinh tế, kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam về năng lực số hóa và lan tỏa tài nguyên học thuật (Theo BXH Webometrics).

Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

GS.TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh ngày càng bứt tốc vươn lên trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa giáo dục. Các chương trình đào tạo và nội dung các môn học của UEH không ngừng được hoàn thiện, cập nhật theo hướng hiện đại, khoa học, giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của người học ở các ngành, bậc học. Trường có 7 chương trình đạt chuẩn AUN-QA và 4 chương trình đạt chuẩn FIBAA (châu Âu), với trên 20 đối tác thân thiết trong hoạt động hợp tác đào tạo và hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế.

Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

Cháy bỏng khát vọng vươn lên, góp phần rạng danh giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế, thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hôm nay đang từng ngày miệt mài phấn đấu, quyết tâm sớm đưa UEH có tên trong top 500 đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng QS trước năm 2025.

Trưởng bộ môn Toán cơ bản của ĐH Kinh tế TP.HCM tố một giảng viên cùng trường có tình cảm không phù hợp với sinh viên và tác động điểm thi.

Những ngày qua, Báo SGGP nhận được đơn phản ánh của TS P.H.D., Trưởng bộ môn Toán cơ bản, ĐH Kinh tế TP.HCM. Người này nộp đơn nghỉ việc vì không chấp nhận một giảng viên tại trường được đứng lớp giảng dạy do liên quan "chuyện tình cảm không phù hợp với sinh viên", tác động điểm thi trước đó.

Theo ông D., giảng viên đó là T., "là đàn ông nhưng thích sinh viên nam". T. vào lớp thường phát biểu những câu phản cảm như: “Lớp này có nhiều trai đẹp quá” hay chỉ vào một sinh viên đẹp trai và nói: “Lớp này điểm cao hay thấp là tùy vào em L. có chiều tôi hay không”. "L. sợ quá đã bỏ học và phải học lại môn này vào năm sau".

Ngoài ra, giảng viên T. sai phạm nghiêm trọng khi không chấm bài mà cho điểm khống 456 sinh viên lớp đại trà và khoảng 80 sinh viên lớp chất lượng cao. Sau đó, T. lên phòng đào tạo mượn lại bảng điểm và sửa lại toàn bộ điểm cũ. Sinh viên kiện nên khoa tổ chức chấm lại và kết quả là hơn 80% điểm của sinh viên đã bị chấm sai.

Ông D. còn cho biết sau chuyện này, giảng viên T. bị kỷ luật và 1 năm sau tiếp tục đưa về Bộ môn Toán cơ bản.

"Hơn 50% giảng viên trong bộ môn tôi đã ký tên kiến nghị không nên tiếp tục phân công cho giảng viên T. giảng dạy", vị tiến sĩ nói.

Sau đó, lãnh đạo khoa chuyển giảng viên này về Bộ môn Toán tài chính. Lo sợ giảng viên T. vô tình làm hại những sinh viên khác, ông D. làm đơn kiến nghị nhưng lãnh đạo trường không giải quyết nên ông làm đơn xin nghỉ việc.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện ĐH Kinh tế TP.HCM xác nhận có chuyện trên, nhưng đây đã là chuyện xảy ra từ đầu năm 2018.

Tháng 2/2018, trường có nhận phản ánh của sinh viên. Ngày 8/3/2018, trường tổ chức phiên họp. Sau đó 10 ngày, trường ra quyết định tạm đình chỉ giảng viên này.

Trải qua 3 phiên họp của hội đồng kỷ luật, ngày 4/5/2018, trường ra quyết định kỷ luật giảng viên T.

Theo đại diện nhà trường, liên quan giảng viên T. có 3 nội dung: Một là chưa hẳn “gạ tình” nhưng những hành vi, lời nói không phù hợp với môi trường giáo dục; hai là lịch giảng bù vào những thời gian không phù hợp sinh hoạt của sinh viên; thứ ba là cho điểm không công bằng.

Lý do là Bộ môn Toán cơ bản ra đề thi lấy điểm kết thúc môn theo cơ cấu 7 điểm câu hỏi trắc nghiệm, 3 điểm câu hỏi tự luận. T. lại lên giảng đường thông báo cho trắc nghiệm 3 điểm, tự luận 7 điểm. T. giải thích là trắc nghiệm dễ mất điểm hơn tự luận, "thương sinh viên nên có thay đổi cơ cấu". Nhưng làm vậy là sai. Khi sinh viên phản ánh, T. chấm lại theo cơ cấu cũ. Nhà trường lúc này phải giao lại bộ môn chấm.

Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM
Đơn kiến nghị của các giảng viên bộ môn Toán cơ bản gửi Ban giám hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM. Ảnh: NVCC.

Theo chúng tôi được biết, quyết định kỷ luật giảng viên T. có nội dung: Thi hành kỷ luật là cảnh cáo 12 tháng. Ngoài ra, ông T. còn chịu thêm các hình thức kỷ luật phụ như trừ 40% thu nhập từ ĐH Kinh tế TP.HCM; kéo dài thời hạn nâng lương thêm 6 tháng; không được thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng từ khi quyết định có hiệu lực; không xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 2018.

Đại diện nhà trường giải thích thêm sau thời hạn 12 tháng đến nay, giảng viên T. cũng đã chấp hành kỷ luật tốt. Bản thân các sinh viên cũng không có ý kiến khác.

Sau đó, trường có chuyển giảng viên T. sang viện nghiên cứu. Nhưng T. cho biết mình không hợp với công việc nghiên cứu. Vì vậy, trường chuyển giảng viên này từ Bộ môn Toán cơ bản sang Toán tài chính. Tuy nhiên, đến nay, trường vẫn chưa bố trí giảng viên này đứng lớp ngày nào.

Đại diện nhà trường cho biết mặc dù xét về chấp nhận kỷ luật, T. đã hoàn thành và "chịu nhiều thiệt thòi" trong thời gian chấp hành, từ thu nhập, đào tạo, bồi dưỡng…, nhưng nếu chỉ có một hành động nào đó tái diễn thì sẽ cho T. nghỉ việc ngay lập tức.

Đối với việc trưởng bộ môn D. xin nghỉ việc, nhà trường có nhận đơn nhưng hiệu trưởng vẫn đang xem xét, chưa giải quyết đồng ý.

Trong khi đó, ông D. cho rằng ông và các đồng nghiệp phản đối giảng viên T. giảng dạy là e ngại sau này T. tiếp tục "ngựa quen đường cũ". Đến khi đó, sinh viên sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là uy tín, danh dự của tập thể sư phạm nhà trường.