Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất cả nước

Câu hỏi: Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở đông nam bộ?

Trả lời:

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Điều kiện sinh thái:

- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh

- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước

+ Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)

- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu những thông tin hữu ích về cây cao su nhé !

Nguồn gốc xuất xứ cây cao su

Cây cao su ban đầu chỉ có ở Nam Mỹ – rừng nhiệt đới Amazon, được các cư dân bản địa như người Olmec ở Mesoamerica sử dụng khoảng 3.600 năm trước trong trò chơi bóng ở Mesoamerican, hay các dụng cụ đựng nước, chống nước.

Đến năm 1839 việc phát hiện ra quá trình lưu hoá mủ cao su dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu cao su thiên nhiên ở khắp thế giới.

Năm 1873, với nổ lực mang cây cao su khỏi Nam Mỹ, 12 cây con đã được nảy mầm tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew. Chúng được gửi đến Ấn Độ để trồng trọt, nhưng đã chết.

Một nỗ lực thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được Henry Wickham buôn lậu đến Kew vào năm 1875, phục vụ cho Đế quốc Anh.

Khoảng 4% trong số này nảy mầm và vào năm 1876 , trong trường hợp của Wardian, khoảng 2.000 cây giống đã được gửi đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) và 22 cây được gửi đến Vườn Bách thảo ở Singapore.

Sau đó cây cao su đã được nhân giống rộng rãi ở các thuộc địa của Anh, Pháp, Đông Nam Á.

Ngày nay, hầu hết các đồn điền cây cao su là ở Nam và Đông Nam Á, các nước sản xuất cao su hàng đầu năm là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Đặc điểm chung

+ Vùng sinh sống bản địa của cao su là lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Trải dài từ vĩ độ 15 độ Nam đến 60 độ Bắc, giữa kinh độ 46 độ Tây và 77 độ Đông. Nằm trên các quốc gia Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Surinam và French Guyana.

+ H. brasiliensis là một loài cây thay lá hàng năm, thân thẳng có thể cao đến 43m, tuy nhiên trong sản xuất cây chỉ cao dưới 25m.

+ Vỏ cây mềm láng, có vết đốm nấm, một số bóng màu nâu, đây là bộ phận khai thác mủ cao su.

+ Lá cao su dạng ba lá chét, sắp xếp hình xoắn và tuỳ giống cao su.

+ Hoa có mùi hăng, màu vàng kem và không có cánh hoa.

+ Quả là một quả nang chứa ba hạt lớn, khi chính hoá gỗ và rụng nổ tách văng các hạt đi xa

Canh tác cây cao su

- Trong tự nhiên cao su mọc hoang dại như cây rừng. Tuy nhiên, trong sản xuất cây cao su thường được trồng thành các lô vuông 25ha với mật độ phổ biến 6m x 3m (hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3m). Tập hợp các lô trồng thành các đồn điền cao su rộng lớn.

- Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản trước khi khác thác từ 6-7 năm tuỳ điều kiện khí hậu và giống trồng.

- Bước vào tuổi khai thác, những cây đạt chu vi thân từ 50cm trở lên được khai thác mủ cao su bằng cách cạo cắt vào vỏ cây. Vòng đời khai thác mủ của vườn cây có thể đạt đến 25 năm.

- Sau thời gian khai thác mủ cao su, vườn cây cao su bước qua giai đoạn khai thác gỗ, cưa thanh lý, tái canh lại diện tích, trồng mới vụ tiếp theo.

Sản phẩm từ cây cao su

Cao su được trồng nhằm khai thác mủ cao su (cao su thiên nhiên), và thu hoạch gỗ cao su vào cuối chu kỳ khai thác mủ.

Mủ cao su

+ Đây được xem là sản phẩm chính từ cây cao su, là nguồn cao su thiên nhiên chính trên thế giới. Hiện nay, mủcao su thiên nhiênđược sản xuất và ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.

+ Giá mủ cao su biến động theo cung cầu, các thị trường lớn xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ… Giá cao su được giao dịch chủ yếu qua sàn Osaka Nhật Bản và Thượng Hải Trung Quốc các bạn có thể theo dõi tại mụcgiá cao sutrên GCS.

Gỗ cao su

+ Gỗ cao su đang là mặt hàng có giá trị cao trong ngành nội thất, giá trị ngày càng tăng do các biện pháp cấm rừng, kỹ thuật sơ chế biến ngày càng hiện đại.

+ Gỗ cao sungày càng hiện diện rộng rãi và đa dạng trong các sản phẩm nội thất gỗ, trang trí … Do đó, xu hướng lai tạo các giống cao su sau này đều được định hướng kết hợp mủ và gỗ.

Cây cao su ở Việt Nam

+ Năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong đó có 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (nay là Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

+ Hơn 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (Long Khánh – Đồng Nai và hiện tại đây vẫn còn lưu trữ vườn cao su cổ nhất Việt Nam).

+ Từ năm 1910, cây cao su phát triển rất mạnh và nhanh tập trung chủ yếu ở Châu Á. Với diện tích gần 5 triệu ha, chiếm đến 92% diện tích và 90% sản lượng mủ cao su của thế giới.

+ Việt Nam đứng thứ 3 thế giới với tổng diện tích là 969.700 ha ( diện tích thu hoạch 653.200 ha). Sản lượng mủ cao su 1.094.500 tấn với năng suất trung bình đạt 1.676 kg/ha/năm. (Tất cả số liệu nguồn VRA năm 2017).

+ Cây cao su được trồng nhiều nhất là ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Miền núi Phía bắc.

  •  

    Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất cả nước


    Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước?

    - Có thuận lợi về tự nhiên: 

    + Địa hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mỡ (Đất Bazan) thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn.

    + Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước p/ phú thuận lợi để phát triển cây công nghiệp     

    - Về kinh tế – xã hội:  

    + Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và kinh nghiệm, năng động trong cơ chế thị trường                    

    + Thị trường rộng lớn 

    + Cơ sở vật chất, hạ tầng khá tốt, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách Nhà nước

    ................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. - Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

    iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


  • 2. Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?


    Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

    Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

    • Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.
    • Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

    Điều kiện thuận lợi xã hội:

    • Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.
    • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.
    • Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.