Giải bài tập Sinh lớp 12 trang 160

Bài 2 trang 160 Sinh học 12: Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời

Quan hệ hỗ trợ: Đước liền rễ, tre liền rễ, …; trâu, bò, kiến, mối,... sống thành bầy

Quan hệ cạnh tranh: tranh giành lãnh thổ, thức ăn, tranh giành bạn tình,…

Ý nghĩa:

Quan hệ hỗ trợ mang đến lợi ích cho các cá thể, giúp chúng khai thác tốt nguồn sống, được bảo vệ an toàn, tăng khả năng sống sót và sinh sản

Quan hệ cạnh tranh: giảm áp lực của quần thể lên môi trường sống khi số lượng và mật độ cá thể vừa phải, giữ lại những nguồn gen thích nghi cho thế hệ sau

Bài 3 trang 160 Sinh học 12: Đàn bò rừng tập trung lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Trả lời

Quan hệ hỗ trợ nhằm giúp các cá thể tăng cảnh giác và chống lại được kẻ thù

Lối sống bầy đàn giúp các quần thể : chống lại kẻ thù, tìm kiếm thức ăn hiệu quả, tự bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ con non, tăng khả năng con đực và con cái gặp nhau giúp thuận lợi cho sinh sản, tăng tính tổ chức bầy đàn để tăng mức sống

 - Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích:

 

      + Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm thức ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn khi đi riêng rẽ, các con trong đàn rủ nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện. 

 

      +Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp nhau của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.

 

      +Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.

Ghi nhớ:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong cùng một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

Các cá thể trong quần thể có thể hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau:

- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

- Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nới ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Bài 1, 2 trang 159, 160 Sinh 12

Bài 1. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào sau đây có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sóng, núi, eo biển,...

H. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Trả lời: B, C, G, H.

Bài 2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Bài 3 trang 160 SGK Sinh 12

Bài 3. Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Trả lời:

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 SGK biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể, nhờ đó bò rừng cảnh giác với kẻ thù rình rập xung quanh và chống lại chúng tốt hơn.

-Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích:

Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.

Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.

Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.

Giaibaitap.me


Page 2

Bài 1, 2 trang 165 SGK Sinh 12

Bài 1. Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Sự hiếu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vẽ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ. với các đàn gà, hươu, nai,... người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.

Bài 2. Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

Trả lời:

Nhóm tuổi của quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.

Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh... các cá thế non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.

Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư...

Bài 3, 4, 5 trang 165 SGK Sinh 12

Bài 3. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.

- Ý nghĩa sinh thái cùa phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.

-  Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

- Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên: phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Bài 4. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

Trả lời:

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể của quần thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ là đặc trưng cơ bản rất quan trọng của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng- nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thế trong quần thể (kích thước quần thể).

Bài 5. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Trả lời: A

Giaibaitap.me


Page 3

Bài 1, 2, 3 trang 170 SGK Sinh 12

Bài 1. Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.

Trả lời:

Các khái niệm:

- Sức sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.

- Mức độ tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.

-  Di cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuvển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.

- Nhập cư: là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

Bài 2. Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 yếu tố sức sinh sản (b), mức độ tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i) quan hệ với nhau: số cá thể mới sinh ra cộng với số cá thể nhập cư bằng với số cá thể tử vong cộng số cá thể xuất cư (b + i = d + m ; r = 0).

Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể sinh vật thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn sống có trong môi trường (thức ăn, nơi ở,...), cấu trúc tuổi (quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sinh sản), mùa sinh sản, mùa di cư (cá thể từ nơi khác tới sống trong quần thể hoặc từ quần thể tách ra sống ở nơi khác).

Bài 3. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?

Trả lời:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học cùa quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

- Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (đường cong lí thuyết, tăng trưởng theo hàm số mũ): Đứng về phương diện lí thuyết, nếu nguồn sống của quần thể và diện tích cư trú của quần thể là không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể trong quần thể là rất lớn, có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể, thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng có hình chữ J.

- Tăng trưởng thực tế là tăng trưởng trong điều kiện hạn chế (đường cong tăng trưởng logistic): Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì lẽ:

+ Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện hạn chế của môi trường.

+ Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở. dịch bệnh,...).

Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

Giaibaitap.me


Page 4

Bài 4, 5, 6, 7 trang 170 SGK Sinh 12

Bài 4. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh hoạ.

Trả lời:

- Sức sinh sản: tỉ lệ sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia.

+ Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ tỉ lệ sinh. Ví dụ, như ở Việt Nam chúng ta đang cố gắng hạ tỉ lệ sinh từ 2% xuống còn 1,7%.

+ Để làm được việc đó cần phải thực hiện cuộc vận động xây dựng quy mô gia đình ít con (từ 1 đến 2 con/ gia đình), lần sinh thứ nhất cách lần thứ 2 là 5 năm, thực hiện đúng tuổi kết hôn là 20 tuổi,...

- Mức độ tử vong: mức độ tử vong là 1 một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số.

+ Với một quốc gia, nếu mức độ tử vong thấp và sức sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng.

+ Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội phát triển, tuổi thọ của con người ngày một nâng cao, điều đó đồng nghĩa với mức độ tử vong ở các lứa tuổi trẻ sẽ ngày một giảm dẩn. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ sinh.

-  Xuất cư và nhập cư: là hiện tượng tăng (hoặc giảm) dân số cơ học.

+ Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một quốc gia, dân số của một vùng có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, phân bố dân cư hợp lí. thực hiện di dân có kế hoạch sẽ đảm bảo sự cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.

+ Ở nước ta, hiện tượng di dân tự do tới các vùng núi cao, cao nguyên vẫn thường xuyên xảy ra, hậu quả là tài nguyên đất, rừng bị xâm phạm và suy thoái.

Bài 5. Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục điều đó?

Trả lời:

Hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:

- Tăng dân số quá mức dẫn đến thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.

- Tăng dân số quá mức dẫn tới thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trờ sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp với tăng dân số, trường học có số học sinh quá đông. Nhiều vùng xa còn chưa đủ trường học, học sinh phải đi học xa.

- Tăng dân số quá mức có thể dẫn tới thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ chung người dân. Các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.

- Tăng dân số dẫn tới thiếu đất sản xuất và lương thực là 1 nguvên nhân của đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp.

- Tăng dân số dẫn tới khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (như đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây khu dân cư,...) dẫn tới làm giảm chất lượng môi trường, là nguyên nhân của phát triển kém bền vững,...

Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn, chất độc,... đang diễn ra phổ biến.... Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,... ngày một nhiều.

Bài 6. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quần thể tăng trưởng theo đường cong thực tế hình chữ S là do

A. Hạn chế về điều kiện môi trường.

B. Loài không có khả năng sinh sản mạnh.

C. Do sự biến động về số lượng cá thể theo mùa.

D. hạn chế về khả năng sinh sản của loài trong điều kiện nguồn sống có hạn.

Trả lời: A

Bài 7. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quần thể tăng trưởng theo đường cong hình chữ J khi

A. Môi trường có nguồn sống dồi dào.

B. Trong mùa sinh sản, quần thể có khả năng sinh sản rất mạnh.

C. Môi trường có nguồn sống dồi dào và quần thể đạt khả năng sinh sản rất cao.

D. Không có sự cạnh tranh trong quần thể.

Trả lời: D

Giaibaitap.me


Page 5

Bài 4, 5 trang 174 SGK Sinh 12

Bài 4. Quần thể điều chỉnh mật độ cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng?

Trả lời:

Thấp hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của môi trường hoặc có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể, hoặc tác động làm tăng số cá thể của quần thể

+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt,...) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể,... làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

+ Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,... cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể.

- Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống-của môi trường.

Bài 5. Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của mình ở mức cân bằng?

Trả lời:

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể có mức cân bằng là do: Mật độ của quần thể có ánh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Khi mật độ cá thể thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,...) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.

Bài 1, 2, 3 trang 174 SGK Sinh 12

Bài 1. Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?

Trả lời:

Do những thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường (ví dụ các nhân tố sinh thái khí hậu, thổ nhưỡng,...) và các nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể (ví dụ nhân tố sinh thái cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt...).

Bài 2. Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể?

Trả lời:

- Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể được gọi là nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con  non thấp,..

-  Các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. Các nhân tố hữu sinh ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non... và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thế.

Bài 3. Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nà đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trổng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.

Giaibaitap.me


Page 6

Bài 1, 2 trang 180 SGK Sinh 12

Bài 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật  và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

-  Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...'.

Bài 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Các đặc trưng cơ bàn của quần xã

- Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang.

Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.

Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

- Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:

+ Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.

+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,...

+ Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,...

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, sắp xếp các sinh vật trong quần xã đó thành từng nhóm theo chức năng dinh dưỡng của quần xã.

Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.

-  Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.

-  Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.

-   Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.

Bài 3, 4, 5 trang 180 SGK Sinh 12

Bài 3. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và đối dịch:

Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối địch có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.

Bài 4. Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:

-  Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.

-  Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.

Trả lời:

Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

- Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác.

(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng trước cạnh tranh).

Bài 5. Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần làm như thế nào?

Trả lời:

Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.

-  Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp,...

-  Nuôi nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

Giaibaitap.me


Page 7

Bài 1, 2, 3 trang 185 SGK Sinh 12

Bài 1. Thế nào là diễn thế sinh thái?

Trả lời:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,...

Bài 2. Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.

Trả lời: Học sinh mô tả một quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương.

Bài 3. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.

Trả lời:

Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau, vào một ngày có gió lớn một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoáng trống lớn. Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó:

- Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trona khoáng trống.

- Giai đoạn tiếp theo:

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.

+ Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.

+ Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cỏ ưa bóng.

+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.

-       Giai đoạn cuối: nhiều táng cây iủ'p kín khoảng trống, gồm có táng cày gỗ lớn ưa sáng phía trẽn cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóna ờ Iưnẹ chìmg, các cày bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ờ phía dưới.

Bài 4 trang 185 SGK Sinh 12

Bài 4. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?

Trả lời:

Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái:

Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,... sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

- Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.

- Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu.... và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn....

- Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,...

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.

Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.

Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.

Giaibaitap.me


Page 8

Bài 1, 2 trang 190 SGK Sinh 12

Bài 1. Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Trả lời:

- Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học loài chính và tương đối ổn định.

- Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hoá"  tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hoá" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thưc hiện.

Bài 2. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

Trả lời:

Ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc cùa các hệ sinh thái đó:

Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, vì thực vật chiếm một sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu của địa phương, do đó tên của hệ sinh thái thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy.

Quần hệ thực vật là đơn vị vùng địa lí sinh vật tương đối lớn (như hoang mạc. thảo nguyên, đồng rêu đới lạnh...).

Hệ sinh thái nước mặn ít phụ thuộc vào khí hậu. Tính đặc trưng của hệ sinh thái nước mặn thể hiện ớ độ sâu lớp nước, do đó có sự phân bố sinh vật theo chiều sâu lớp nước. Quang hợp của thực vật sống ngập trong nước mặn chỉ thực hiện được ở tầng nước nông (tầng sản xuất hay tầng xanh) - nơi nhận được ánh sáng mặt trời.

Bài 3, 4 trang 190 SGK Sinh 12

Bài 3. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điếm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Mộl hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điếm giống và khác nhau:

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.

Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

-  Tuy nhiên hệ sinh thái nhân tạo cũng có nhiều đặc điểm khác với hệ sinh thái tự nhiên, ví dụ như: hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh.

Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao....

Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái biển.

B. Hệ sinh thái thành phố.

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Trả lời: C

Giaibaitap.me


Page 9

Bài 1, 2 trang 194 SGK Sinh 12

Bài 1. Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Trả lời:

- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo

- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.

Bài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Trả lời:

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):

+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.

- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):

+  Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.

+  Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-  Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):

+  Sinh vật sản xuất: cây lúa.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.

Bài 3, 4 trang 194 SGK Sinh 12

Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Trả lời: 3 loại tháp sinh thái:

-  Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

-   Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số cúa tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

-   Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm:

-   Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.

-  Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau.

-Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp. đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.

Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Trả lời: C

Giaibaitap.me


Page 10

Bài 1, 2, 3 trang 200 SGK Sinh 12

Trình bày khái quát về chu trình sinh địa hoá:

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ mỏi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.

Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc 2,... tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.

Bài 2. Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.

— Chu trình nitơ:

+ Nitơ tuần hoàn trong tự nhiên: Phần chính của chu trình nitơ là các sinh vật phân giải (như vi khuẩn, nấm,...) phân giải xác sinh vật, biến prôtêin trong xác sinh vật thành các hợp chất đạm amôn, nitrit và nitrat. Một số vi khuẩn sống trong môi trường, cộng sinh trong rễ cây họ Đậu, hoặc vi khuẩn lam cộng sinh trong lá cây bèo dậu,... cố định nitơ trong đất và nước thành các dạng đạm.

Trong khí quyển, các tia lửa điện (sấm chớp) cố định một lượng nitơ trong không khí thành đạm. Thực vật hấp thụ các dạng đạm trên (nhất là đạm dễ tiêu nitrat), cấu tạo nên cơ thể sống. Trong quần xã, nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn, từ sinh vật sản xuất chuyển lên sinh vật tiêu thụ ở bậc cao hơn.

Khi sinh vật chết, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường. Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động cùa một số vi khuẩn phân nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nước,... và giải phóng nitơ vào trong không khí. Hàng năm con người đã sản xuất một lượng lớn phân đạm bón cho cây, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

+ Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.

-  Chu trình cacbon:

+ Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon trong sinh quvển tồn tại chủ yếu dưới dạng khí cacbônic trong khí quyển và cacbônat trong đá vôi. Quang hợp là động lực cơ bản của chu trình cacbon, trong đó thực vật hấp thụ khí cacbônic trong khí quyển, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon.

Hợp chất cacbon trao đổi trong quuần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Hô hấp của các sinh vật (như hô hấp của thực vật, động vật và các sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất,...) là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành khí cacbônic.

Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,... đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí cacbônic.

+ Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lừa,...

Bài 3. Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.

Trả lời:

-  Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng:

+ CO2 thải ra bầu khí quyển qua quá trình hô hấp của động và thực vật ; qua phân giải xác hữu cơ cùa vi sinh vật (quá trình hô hấp đất); C02 thải ra từ sản xuất công nghiệp, giao thông,... ; ngoài ra còn do các hoạt động tự nhiên như núi lừa. Các hoạt động trên làm tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.

+ Thực vật hấp thụ một phần CO2 qua quang hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng COcủa bầu khí quyển.

Nếu thảm thực vật, nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều sẽ dẫn tới sự mất cân bằng giữa lượng CO2 thải ra và CO2 được thực vật sử dụng, từ đó làm cho COtrong bầu khí quyển tăng lên.

-   Hậu quả của nồng độ C02 tăng cao là gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất.

-  Cách hạn chế: Hạn chế sừ dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thồng vận tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.

Giaibaitap.me


Page 11

Bài 4, 5, 6 trang 200 SGK Sinh 12

Bài 4. Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng.

Trả lời:

Các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất, nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng: trồng cây họ đậu góp phần cải tạo đất, thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm cho lúa, cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học là các vi sinh vật cố định đạm,.

Bài 5. Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục.

Trả lời:

-  Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn nước tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước: sử dụng nguồn nước lãng phí làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm; thải các chất gây ô nhiễm nguồn nước ; phá rừng làm tăng dòng chảy trên mặt đất gây lụt lội và xói mòn đất, hạn chế lượng nước ngầm xuống các mạch nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc hơi qua thoát hơi nước trên bề mặt lá,...

-  Có rất nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất như:

+ Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng sẽ góp phần hạn chế dòng chảy trên mặt đất. Qua đó lượng nước ngầm xuống các mạch nước ngầm nâng cao hơn, đồng thời hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói mòn đất. Cây xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của Trái Đất.

+ Bảo vệ các nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.

Bài 6*. Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất.

Trả lời:

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6-7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển).

- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm địa lí. khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học lớn (biôm). Các khu sinh học được phân ra thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.

Ví dụ, về các khu sinh học trên cạn, nước ngọt và biển: các khu rừng bảo vệ Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,... Khu sinh học dưới nước của nước ta: khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hoà.

-  Sắp xếp các khu sinh học trên cạn, theo thứ tự từ Cực Bắc về xích đạo cùa Trái Đất: Đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga), rừng rụng lá ôn đới. thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng rậm nhiệt đới, hoang mạc và savan.

Giaibaitap.me


Page 12

Bài 1, 2 trang 203 SGK Sinh 12

Bài 1. Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái?

Trả lời:

Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái

Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp.

Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo.

Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.

Ví dụ, về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng hợp lí phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

Ví dụ, về chọn khoảng cách trồng cây hợp lí, chọn cây trồng đúng thời vụ phù hợp với thời gian chiếu sáng trong ngày,...

Bài 2. Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?

Trả lời:

Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:

- Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bộc dinh dưỡng.

- Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Bài 3, 4, 5 trang 203 SGK Sinh 12

Bài 3. Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích.

Trả lời:

- Do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:

+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại. 

Bài 4. Hãy mô tả lại dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh hoạ trong hình 45.4.

Trả lời:

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh hoạ trong hình 45.4 SGK:

-    Sinh vật sản xuất (một phần năng lượng tiêu hao qua hố hấp, rụng lá cây). Động vật ăn cỏ (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,-..)- Động vật ăn thịt bậc I (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,...). Động vật ăn thịt bậc 2 (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp cùa động vật, bài tiết, thải qua phân,...).

- ở tất cả các bâc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như xác sinh vật chết, lá cây rụng và phân,— được sinh vật phân giải thành các chất vô cơ.

Bài 5. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết

A. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.

B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.

C. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.

D. Dòng năng lượng trong quần xã.

Trả lời: D

Giaibaitap.me


Page 13

  • Giải bài 1, 2 trang 274, 275 SGK Sinh học 12 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 273, 274 SGK Sinh học...
  • Giải bài I.1, I.2, II.1, II.2 trang 272 SGK Sinh...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 271 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 270 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 268, 269, 270 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 267 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 266 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 263 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 258 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 254 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 248 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 243 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 239 SGK Sinh học 12...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 236 SGK Sinh học 12...


Page 14

Bài 1, 2, 3 trang 212 SGK Sinh 12

Bài 1. Tiến hoá nhỏ là gì?

Trả lời:

Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

Bài 2. Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên:

Trả lời:

-   Đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản tạo nguồn biến dị sơ cấp để rồi qua sinh sản tạo ra các biến di tổ hợp (biến dị thứ cấp). Sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều kiểu gen khác nhau (biến dị tổ hợp) ở đời sau. Các kiểu gen trong những môi trường cụ thể sẽ cho ra những kiểu hình khác nhau.

-  Các cá thể với các kiểu hình khác nhau sẽ khác biệt nhau về khả năng sống sót cũng như về khả năng sinh sản (chịu sự tác động của CLTN) nên hoặc là sống sót được (những cá thể có kiểu hình thích nghi) hoặc không sống sót hay khả năng sinh sản kém (những cá thể có kiểu hình không thích nghi).

Bài 3. Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?

Trả lời:

-  Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên Nhân tố liên hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

-  Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể.

+ CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội. 

+ Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10'6 đến 10-4.

Giaibaitap.me


Page 15

Bài 4, 5, 6 trang 213 SGK Sinh 12

Bài 4. Giải thích sơ đồ hình 47.2:

Trả lời:

-  Từ đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) thì vẫn chỉ là hai quần thể của một loài. Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thế giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngàv một được tăng cường) thì các quần thể cách li tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí.

- Nếu sự trao đổi vốn sen giữa các chủng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chúng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít xảy ra).

-  Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ sẽ trở thành hai loài khác nhau.

Bài 5. Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

Trả lời:

-  Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông núi, biển,... ngăn cách các cá thế của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

+ Do có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau.

+ Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần sẽ được chọn lọc tự nhiên(CLTN) và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

+ Sự khác biệt về tần số alen dần dần được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.

- Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Lai xa kèm theo đa bội hoá cũng góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về mặt NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.

Bài 6. Tiến hoá văn hoá là gì? Loài người ngày nay còn chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá sinh học hay không? Giải thích.

Trả lời:

- Sau khi được hình thành, loài người hiện nay với những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,... con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá.

-  Trong vài thế kỉ qua, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thông qua quá trình học tập và trong đời sống, con người đã được cải thiện chưa từng thấy, tuổi thọ được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học).

Giaibaitap.me