Các bài thuốc chữa phong tê thấp

Là bệnh hay gặp ở nhiều đối tượng khác nhau với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ đau các khớp, gây đau đớn cho người bệnh và phiền toái cho họ, nhiều biến chứng nguy cơ dầy dính khớp, giảm vận động, teo cơ là rấ lớn. Chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc chữa chứng Phong tê thấp quí được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian và điều trị của nhiều lương y từ xưa đến nay, hy vọng sẽ mang lại tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

Các bài thuốc chữa phong tê thấp

Dây đau xương (khoan cân đằng)

12 g

Cầu tích

10 g

Huyết giác

10 g

Ngũ gia bì

16 g

Uy linh tiên

12 g

Cốt khí

12 g

Độc hoạt

6 g

Hà thủ ô trắng chế

16 g

  • Chủ trị: Phong thấp các khớp xương sưng, đau nhức.
  • Cách dùng – liều lượng: Các vị sắc với 600ml nước lấy 100ml thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
  • Dùng các vị: Cao lá lốt nấu theo tỷ lệ 1/10: 50g; Cao cối xay cũng nấu theo tỷ lệ 1/10: 100g; Cao cỏ xước nấu theo tỷ lệ 1/10: 25g; Cao hy thiêm cũng với tỷ lệ trên là 25g; Bột mịn cẩu tích 50g; Bột mịn thổ phục linh 50g;
  • Chủ trị: Viêm đa khớp dạng thấp
  • Cách dùng – liều dùng: Các vị trồn đều luyện thành hồ, sau đó viên thành 1000 viên (0,3g). Người lớn uống ngày 10 viên chia 2 lần với nước chín. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều.

Đại hồi

100 g

Địa liền

150 g

Quế chi

100 g

Huyết giác

100 g

Thiên niên kiện

150 g

Ô đầu

50 g

Mã tiền hạt

20 g

  • Chủ trị: Các khớp xương sưng đau tấy, nhức.
  • Cách dùng – liều dùng: Các vị tán dập cho vào 15 lít rượu trắng ngâm trong 30 ngày. Khi dùng tẩm vào gạc xoa bóp vào các khớp sưng đau. Ngày xoa bóp 2 – 3 lần.
  • Chú ý: Rượu thuốc độc không được uống. Khi xoa bóp xong phải rửa sạch tay, thuốc có hiệu lực cao khi dùng phối hợp với các thuốc thang điều trị khớp.

Thổ phục linh

16 g

Hy thiêm

16 g

Dây đau xương (khoan cân đằng)

24 g

Trinh nữ

24 g

Ngưu tất

12 g

Côt toái bổ

12 g

  • Chủ trị: Phong tê thấp các khớp sưng, nóng, đỏ đau.
  • Cách dùng – liều dùng: Các vị cho vào sắc với 600ml nước lấy 100ml chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Hà thủ ô chế

600 g

Cỏ xước

600 g

Ba kích

600 g

Thiên niên kiện

600 g

Trinh nữ

600 g

Phòng đảng sâm

600 g

Thổ phục linh

500 g

Đương quy

600 g

Sinh địa

600 g

Quế chi

600 g

Dây đau xương (khoan cân đằng)

600 g

Ngưu tất

600 g

Cam thảo

400 g

  • Chủ trị: Thấp khớp đau nhức các khớp cương, đau thần kinh ngoại biên, tê mỏi tay chân thuộc thể hư hàn, thời tiết lạnh đau tăng.
  • Cách dùng – liều lượng: Các vị nấu thành cao lỏng. Người lớn uống ngày 50ml chia 2 lần, uống xa bữa ăn.
  • Khi dùng thuốc không ăn các thức ăn tanh.

Cẩu tích

600 g

Thiên niên kiện

600 g

Trinh nữ

600 g

Thổ phục linh

500 g

Đương quy

600 g

Sinh địa

600 g

Quế chi

600 g

Dây đau xương

600 g

Ngưu tất

600 g

  • Chủ trị: Đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoài biên, thời tiết lạnh thì đau tăng.
  • Cách dùng: các vị nấu thành cao lỏng, người lớn dùng ngày 50ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Kiêng dùng các thức ăn tanh.
  1. BỘT TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Xuyên khung

8 g

Đương quy

12 g

Bạch truật

12 g

Độc hoạt

12 g

Xương truật

12 g

Ngưu tất

12 g

Thiên niên kiện

12 g

Huyết giác

20 g

Rễ cây lá lốt

12 g

Phong kỷ

10 g

Hy thiêm

10 g

Quế chi

8 g

Củ gấu tàu (ô đầu Việt nam)

5 g

Cam thảo

5 g

  • Chủ trị: Phong hàn thấp: Xương khớp đau nhức, khu trú một vài điểm nhất định, không sưng nóng đỏ, thân thể cảm giác nặng nề khó chịu, mệt mỏi.
  • Cách dùng – liều dùng: Củ gấu tàu thái phiến dày, tẩm nước đỗ đen 24h. Phơi khô, trộn cùng các vị khác sấy khô tán bột mịn, rây đều. Người lớn ngày dùng 10 – 15g chia 2 lần uống lúc đói với nước chín.
  • Kiêng các thức ăn sống lạnh, tôm cua cá, ốc.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 Cách trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc dân gian là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn và tiết kiệm nhất. Đây là các bài thuốc được dân gian lưu truyền từ bao đời và cho đến nay vẫn còn được nhiều người áp dụng vì tính hiệu quả cao. Với các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, người bệnh cũng có thể áp dụng tại nhà để chữa trị bệnh phong thấp cho mình và người thân.

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp, là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức, sưng nóng đỏ ở các khớp xương, bắp thịt. Nó không chỉ gây tổn thương các khớp xương. Mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, tim, hệ thần kinh… nếu không được điều trị kịp thời

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp 

Bệnh phong thấp do một loại vi khuẩn tên là Streptococcus tan huyết nhóm A ở đường hô hấp trên gây ra. Điều này làm cho màng lót tại các khớp sẽ bị sưng lên . Từ đó tiết ra chất đạm khiến lớp màng này dầy lên. Lâu ngày, chất đạm này sẽ gây ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương khớp. Khiến sụn, gân, xương và dây chằng bao quanh khớp bị hủy hoại. Lúc này, khớp xương trở nên biến dạng và dễ bị phá hủy.

Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh phong thấp

Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh phong thấp cao hơn nam giới và gặp nhiều di chứng nguy hiểm khó chữa trị hơn. Điều này là do thể trạng và thể chất của nữ giới thường không bằng nam giới. Người phụ nữ còn phải trải qua sinh đẻ, mãn kinh… nên sức khỏe sẽ ngày càng yếu đi. Xương khớp cũng bị ảnh hưởng và dễ mang mầm bệnh hơn.

Các bài thuốc chữa phong tê thấp
Bệnh phong thấp

Gen di truyền

Di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phong thấp. Nếu người thân hay họ hàng có tiền sử mắc bệnh này. Thì khả năng di truyền cho các thế hệ sau mang tỉ lệ khá cao.

Quá trình lão hóa ở người cao tuổi

Lão hóa là một quá trình tự nhiên, đặc biệt ở những người cao tuổi. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ khiến cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Đặc biệt, đối với xương khớp, lão hóa khiến chất lượng dịch khớp bị suy giảm và thiếu hụt. Sụn khớp không còn trơn bóng mà trở nên thô ráp, sần sùi, dễ cọ xát vào nhau. Gây ra những triệu chứng đau xương, đau khớp ở bệnh phong thấp.

Yếu tố nghề nghiệp

Những người lao động trong môi trường ẩm thấp, phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc khom người, đứng thường xuyên hay ngồi lâu một chỗ , ít di chuyển cũng dễ bị bệnh hơn những người khác. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thợ sơn, thợ làm móng tay chân, người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu hay thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc bệnh phong thấp rất cao.

Thời tiết, môi trường

Môi trường hay thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp. Mùa đông, thời tiết thường lạnh lẽo và ẩm thấp khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Dịch khớp cũng trở nên đông đặc khiến các đầu khớp xương không được bôi trơn, cọ xát gây ra đau nhức. Còn khi đến mùa hè, nhiệt độ lại tăng cao lại làm khớp giãn ra. Dễ chèn ép lên các dây thần kinh quanh khớp hình thành nên những cơn đau.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp

Chế độ ăn uống có liên hệ rất lớn đến sự hình thành những căn bệnh. Những người sử dụng quá nhiều chất béo nhưng lại thiếu hụt vitamin và khoáng chất thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh béo phì, tim mạch,…Đặc biệt, những người béo phì thường khiến xương khớp phải chịu một lực lớn để nâng đỡ cơ thể. Nên lâu ngày trở nên suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, trong đó có phong thấp.

Bệnh phong thấp thường gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Để lại nhiều di chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, việc tìm hiều những nguyên nhân gây bệnh phong thấp trên đây sẽ giúp bạn có phương pháp phòng hiệu quả. Tránh được những hậu quả đáng tiếc mà căn bệnh này mang đến. Chúc bạn sống vui khỏe!

 Cách trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc dân gian

Trị bệnh phong thấp với lá lốt

Các bài thuốc chữa phong tê thấp
Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá lốt và thân có chứa nhiều tinh dầu và ancaloit có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Còn theo y học cổ truyền, lá lốt được cho rằng có vị nồng, cay, tính ấm nên trừ lạnh, làm ấm bụng, giảm đau nhức đối với các bệnh xương khớp như phong thấp, tây chân lạnh và tê bì, đau nhức khớp và nhiều bệnh thông thường như sình vụng, đầy hơi,nôn mửa, tiêu chảy, mụn nhọt…bằng cách sử dụng lá lốt tươi hay phơi không.

 Chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt có các bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1: 15g lá lốt, 15g dây đau xương, 15g cỏ xước, 15g cốt khí củ. Đem sắc với 600ml nước sao cho còn khoảng 200ml thì chia 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: 20g lá lốt, 16g gai tầm xọong, 12g thiên niên kiện. Sắc với 3 chén nước sao cho còn 1 chén thì uống hết trong ngày. Uống liên tục 1 tuần để cảm nhận hiệu quả mà bài thuốc đem lại.

Bài thuốc 3: 30g lá lốt, 30g cây vòi voi, 30g rễ cây bưởi bung, 30g cỏ xước. Đem các vị thuốc này xắt mỏng rối sao vàng, sắc với 600ml nước sao cho còn lại 1/3 thì chia 3 lần uống. Thực hiện bài thuốc này trong 1 tuần sẽ thấy kết quả.

Công dụng: chữa đau nhức xương khớp do phong tê thấp.

Chữa bệnh phong thấp bằng cần tây

Cần tây là thực phẩm bổ thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Ngoài ra, cần tây còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp, mất ngủ, cao huyết áp và đặc biệt rất tốt cho xương khớp.

Từ lâu dân gian đã dùng cấn tây như là một cách trị bệnh phong thấp hiệu quả bằng cách sử dụng cả rễ, thân và lá cây sắc nước uống hàng ngày. Để biết cách thực hiện bài thuốc này như thế nào, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

– Ta mua 1 kg cần tây tươi bao gồm cả rễ, thân và lá về rửa sạch rồi đem phơi khô trong bóng mát.

– Mỗi khi cần dùng thì lấy khoảng 150g cần tây khôi đem sắc với 3 chén nước sao cho còn 2 chén.

– Chia thuốc uống 3 lần trong ngày và uống khi nóng ấm.

Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có tính hàn để tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Chữa bệnh phong thấp bằng cây chìa vôi

Các bài thuốc chữa phong tê thấp
Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp

Cây chìa vôi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh, tán huyết, tiêu độc sát trùng, trừ tê thấp, lưu thông máu huyết rất tốt nên được dùng chữa các bệnh xương khớp như phong thấp, đau nhức xương khớp, bệnh viêm thận, ung nhọt ghẻ lở…rất hiệu quả.

Để trị phong thấp với cây chìa vôi, dân gian có các bài thuốc sau:

Bài 1: Dùng 50g dây chìa vôi,  10g xuyên khung, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 40g ngưu tất  đem ngâm với 1 lít rượu ít nhất 7 ngày. Sau đó, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 -30ml sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Bài 2: Dùng 20g dây chìa vôi, 15g cành dâu, 10g bạch chỉ và 10g quế chi đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Áp dụng thường xuyên, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc dân gian là một trong những phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả tuyệt vời đã được các bệnh nhân kiểm chứng. Caychi.vn chúc quý bệnh nhân thành công với những bài thuốc dân gian này.