Giá trị vốn hóa của các ngân hàng

Nối tiếp đà tăng ấn tượng của tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua (5-6 đến 9-6) đã có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư đã giúp VN-Index tăng điểm mạnh trong hai phiên đầu tuần, chinh phục thành công ngưỡng kháng cự mạnh 1.100 điểm.

Sau một số phiên điều chỉnh mạnh, thị trường hồi phục tốt, VN-Index chốt tuần tại mốc 1.107,5 điểm (+1,5% so với tuần trước); chỉ số HNX tăng 0,7% lên mức 227,6 điểm và Upcom tăng 0,3% lên mức 84,2 điểm.

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect - cho biết thanh khoản tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 21.265 tỉ đồng (+14,9% so với tuần trước).

Điểm cải thiện nữa so với tuần trước là khối ngoại đã giảm giá trị bán ròng trên sàn HOSE xuống còn 483 tỉ đồng và tăng giá trị mua ròng trên sàn HNX lên mức 91 tỉ đồng.

Động lực tăng điểm của thị trường tuần qua đến từ nhóm ngành bất động sản, chứng khoán và ngân hàng. Đáng chú ý, ở nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng xuất hiện một mã chạm mốc 3 con số. Đó là mã VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Viectombank) đã tăng tốc lên mức 100.500 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất trong lịch sử từ khi lên sàn chứng khoán.

Giá trị vốn hóa của Vietcombank theo giá trị trường đã vượt 475.617 tỉ đồng, tương đương hơn 20 tỉ USD. Việc cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh sau thông tin ngân hàng được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức 55.891 tỉ đồng, đứng đầu nhóm ngành ngân hàng.

Thậm chí vốn hóa của Vietcombank còn vượt nhiều ngân hàng khác trên thế giới và xấp xỉ vốn hóa của ngân hàng hàng đầu của Đức là Deutsche Bank.

Giá trị vốn hóa của các ngân hàng

Cổ phiếu của Vietcombank đang được giao dịch với mức giá vượt 100.000 đồng. Ảnh: Bình An

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận hình thức tăng vốn điều lệ của Vietcombank là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của các năm 2019 và 2020, đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua trước đó. Vietcombank dự kiến phát hành 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tương ứng với tỉ lệ 18,1%.

Theo một số môi giới của công ty chứng khoán, trong tuần qua cũng có thông tin hành lang về việc Vietcombank có thể phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tin này khiến cổ phiếu của ngân hàng này được các nhà đầu tư mua vào. Một số công ty chứng khoán cũng khuyến nghị mua vào cổ phiếu VCB với tầm nhìn đầu tư trung, dài hạn. Riêng với nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhiều người cho biết do thị giá của Vietcombank lớn nên việc đầu tư, lướt sóng cổ phiếu này không thật sự hấp dẫn với họ.

Vietcombank hiện là ngân hàng đứng dầu về các chỉ tiêu tài chính trong ngành. Tính đến hết năm 2022, ngân hàng có tổng tài sản hơn 1,8 triệu tỉ đồng; dư nợ tín dụng hơn 1,15 triệu tỉ đồng và huy động vốn hơn 1,25 triệu tỉ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế hơn 37.300 tỉ đồng trong khi nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp chỉ 0,68%.

Báo cáo hợp nhất quý I/2023 cho thấy, Vietcombank tiếp tục báo lãi trước thuế hơn 11.200 tỉ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Trong năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu 15%, tương đương tăng thêm khoảng 5.600 tỉ đồng.

Tối qua (15/8), VinFast đã rung chuông ra mắt trên Nasdaq Global Select Market, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng trên sàn chứng khoán Mỹ.

Trong phiên chào sàn, cổ phiếu VFS của VinFast mở cửa ở mức 22 USD, giảm xuống dưới 17 USD ngay sau đó rồi bật ngược nhờ lực cầu tăng vọt. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/8 tại Mỹ, cổ phiếu VFS của VinFast đóng cửa với mức giá 37,06 USD/cp, tăng 68,4% so với mức giá chào sàn (22 USD). Khối lượng khớp lệnh trong phiên đầu tiên đạt mức gần 6,8 triệu cổ phiếu.

Với con số trên, giá trị vốn hóa của hãng xe điện này sau phiên giao dịch đầu tiền tại Mỹ đạt mức 85,5 tỷ USD, gấp 3,7 lần định giá ban đầu là 23 tỷ USD và gấp hơn 3 lần định giá lại sau khi sát nhập thành công với Black Spade.

Thậm chí, với mức 85,5 tỷ USD đã biến VinFast lọt vào top 5 những hãng sản xuất xe có vốn hóa lớn nhất trên thế giới. Con số trên cũng giúp vốn hóa công ty xe điện đến từ Việt Nam vượt mặt nhiều ông lớn như Mercedes - Benz, BMW, Volswagen, Honda, Ford...

So với thị trường trong nước, vốn hóa của VinFast cao hơn khoảng 7,5 tỷ USD so với tổng giá trị thị trường của 27 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên thị trường UPCoM (tổng vốn hóa đạt hơn 1,87 triệu tỷ đồng vào lúc 10h sáng nay, tương đương 78 tỷ USD).

Trong đó, vốn hóa VinFast gấp hơn 4,1 lần Vietcombank (20,7 tỷ USD) – ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất Việt Nam và gấp 2,3 lần tổng vốn hóa của 3 ngân hàng TMCP gốc quốc doanh Vietcombank, VietinBank và BIDV (khoảng 37 tỷ USD).

Với diễn biến tích cực của của cổ phiếu VFS, phần vốn của Vingroup nắm giữ tại VinFast (51%) đã có giá trị hơn 40 tỷ USD, trong khi vốn hóa hiện tại của Vingroup thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 12 tỷ USD, tương ứng 1/3 phần vốn góp và 1/7 vốn hóa VinFast.

Tại lễ rung chuông ở Mỹ tối qua, bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc toàn cầu của VinFast, cho biết việc VinFast niêm yết thành công sẽ tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu phổ cập xe điện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường, thực hiện cam kết của họ trong cuộc cách mạng di chuyển bền vững trên quy mô toàn cầu.

Theo bà Thủy, sự kiện còn mở ra khả năng tiếp cận thị trường vốn lớn nhất thế giới và là hướng đi quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

"Chúng tôi hy vọng câu chuyện của VinFast sẽ truyền cảm hứng và mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu Việt Nam cùng tiến ra thế giới", bà nói.