Gia đình Em đã thực hiện việc phòng cháy chữa cháy như thế nào GDCD 8

  • Gia đình Em đã thực hiện việc phòng cháy chữa cháy như thế nào GDCD 8
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Quan sát và thảo luận

a. Quan sát các hình dưới đây: (trang 39, 40 SGK Tự nhiên và xã hội 3 VNEN tập 1)

b. Thảo luận

- Chỉ và nói tên những chất dễ cháy trong mỗi hình?

- Nói thêm tên những chất dễ cháy khác mà em biết?

- Theo các em, bếp ở hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy, tại sao?

Trả lời:

- Những chất dễ cháy nổ trong mỗi hình là:

   + Hình 1: Củi khô, đen dầu, can dầu hỏa

   + Hình 2: Củi khô

   + Hình 3: Bình ga, bếp ga mini

   + Hình 4: Bếp từ

- Nhưng chất dễ cháy khác mà em biết là: cồn, xăng, diêm, pháo, mìn, bom...

- Theo em, bếp ở hình 2 và hình 4 là những hình có bếp an toàn hơn trong việc phòng cháy vì bếp ở hai hình này bố trí gọn gàng và không có những vật dễ cháy nổ gần bếp.

2. Thực hiện hoạt động

a. Quan sát lại căn bếp vẽ trong hình 1 hoặc hình 3

b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại căn bếp trong hình 1 hoặc 3 như thế nào? Nói một số việc nên làm và không nên làm đối với căn bếp trong hình 1 hoặc 3.

c. Theo em, điều gì có thể xảy ra trong hai tình huống sau:

- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa?

- Trẻ em nghịch lửa?

Trả lời:

b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại hình 1 như sau:

- Đem can dầu hỏa đi ra khỏi góc đó, để ở một nơi khác, tránh tầm với trẻ em.

- Không cho em bé chơi đèn dầu, đậy nắp đèn thật chặt rồi bỏ lên góc tủ trên cao

- Bó củi sắp lại gọn gàng rồi để ở góc bếp (nơi để can dầu lúc ban đầu), cách bếp tầm hai mét.

c. Theo em, điều xảy ra là:

- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa thì khi can dầu nóng hoặc không may đổ ra sẽ làm cho ngọn lửa cháy loang ra và bùng cháy.

- Trẻ em nghịch lửa sẽ làm cho các tàn lửa rơi vào các vật dụng dễ cháy rồi bùng cháy.

3. Hoàn thành bảng học tập

a. Lấy bảng dưới đây ở góc học tập

Những việc nên làm và không nên làm để phòng cháy khi ở nhà hoặc khi có cháy xảy ra

Nên làm Không nên làm
Để phòng cháy khi ở nhà
Khi có cháy xảy ra

Trả lời:

Nên làm Không nên làm
Để phòng cháy khi ở nhà
Sắp xếp đồ đạc trong phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp Để đồ đạc bừa bãi
Để những đồ dễ cháy nổ xa bếp Đang nấu để bếp đó đi chơi
Khi có cháy xảy ra
Báo ngay với người lớn để dập lửa Bỏ chạy mà không nói với ai
Dùng bình chữa cháy để dập lửa Mải mê vui chơi mặc người khác dập lửa.

4. Tìm hiểu thiệt hại của cháy nhà

a. Em nói với bạn điều gì có thể xảy ra nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy

b. Hãy kể lại những thiết hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến hoặc em biết qua xem tivi, đọc báo, nghe kể.

Trả lời:

a. Nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy thì có thể gây cháy nhà vì:

- Hình 1: Đồ đạc vứt bừa bãi, có can dầu hỏa và đèn dầu để gần đó, ngọn lửa bùng phát sẽ cháy rất lớn và lan rất nhanh.

- Hình 3: Đồ đạc vứt bừa bãi, bình ga lớn nằm ngay phía dưới nên cháy sẽ nổ bình ga và gây cháy lớn.

b. Những thiệt hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến là:

- Cháy thiêu rụi nhà cửa và đồ đạc trong nhà

- Thiêu rụi những nhà hàng xóm lân cận

- Thiệt hại về tính mạng con người.

5. Đọc và trả lời

a) Đọc đoạn văn sau:

Phòng cháy khi ở nhà

Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.

b) Trả lời câu hỏi:

Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà?

Trả lời:

Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần để những thứ dễ cháy cách xa bếp nấu. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.

1. Cùng thực hiện hoạt động

Nhóm các em có thể lựa chọn 1 trong các hoạt động sau để thực hiện hoặc thực hiện 2 đến 3 hoạt động (nếu còn thời gian)

a. Hoạt động 1: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ làm gì?

b. Hoạt động 2: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ làm gì?

Trả lời:

a. Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ vội vàng chạy ra ngoài, vừa chạy em vừa kêu cứu, em hét lớn nhờ mọi người xúm lại dập tắt lửa. Nếu ngọn lửa lớn thì em gọi điện báo ngay đội phòng cháy chữa cháy.

b. Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ chạy xuống bếp xem có phải thức ăn bị cháy hay không. Nếu thức ăn khét thì em sẽ vội vàng tắt bếp, bỏ nồi vào bồn nước và xả nước. Nếu đó là mùi khét của điện, em sẽ báo ngay người lớn để bố mẹ xử lí.

2. Đóng vai thể hiện tình huống hoặc mô tả hình vẽ (Thực hành trên lớp học)

3. Đọc và trả lời

Trả lời câu hỏi: Khi gặp cháy, em cần làm gì?

Trả lời:

Khi gặp cháy, em cần phải chạy ra xa nơi có cháy, vừa chạy vừa hô to để mọi người biết. Khi chạy ra đến vùng an toàn, em liền gọi điện ngay cho 114 để dập cháy.

1. Quan sát nhà ở, bếp nấu của gia đình em và nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng cháy nhà.

2. Cùng tham gia với mọi người trong gia đình sắp xếp, dọn dẹp để nhà ở và nơi đun nấu được sạch sẽ, an toàn.

Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Gia đình Em đã thực hiện việc phòng cháy chữa cháy như thế nào GDCD 8

Gia đình Em đã thực hiện việc phòng cháy chữa cháy như thế nào GDCD 8

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm Online Công dân 8 bài 15

Bài: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm

A. Lý thuyết

1. Tác hại của tai nạn do vũ khí cháy nổ, chất độc hại:

- Mất tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội.

- Bị thương, tàn phá, chết người.

2. Các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luân tuân thủ quy định về an toàn.

* Là công dân học sinh cần phải:

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại

- Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các qui định trên.

- Tố cáo những hành vi vi phạm

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

a. Bom, mìn, đạn, pháo

b. Lương thực, thực phẩm

c. Thuốc nổ

d. Xăng dầu

đ. Súng săn

e. Súng các loại

g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu

h. Các chất phóng xạ

i. Chất độc màu da cam

k. Kim loại thường

l. Thủy ngân

Trả lời:

Theo em, chất và loại sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:

a. Bom, mìn, đạn, pháo

c. Thuốc nổ

d. Xăng dầu

đ. Súng săn

e. Súng các loại

g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu

h. Các chất phóng xạ

i. Chất độc mầu da cam

l. Thủy ngân

2. Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra

a. Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí

b. Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô

c. Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

Trả lời:

Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh hưởng xấu đế môi trường xã hội. Xã hội sẽ bất ổn nếu:

- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí

- Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô

- Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

3. Em sẽ làm gì khi thấy:

a. Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm?

b. Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháp để lấy thuốc nổ

c. Có người định hút thuốc lá, nấy ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng dầu

d. Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

Trả lời:

- Trong tình huống: (a), (b), (c), em sẽ khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm

- Trong tình huống (d), em báo ngay cho người có trách nhiệm

4. Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại ở địa phương mình?

Trả lời:

Ở địa phương em, tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khá tốt.

- Mọi gia đình đều thực hiện đúng quy định về phòng cháy

- Sử dụng súng săn có đăng ký giấy phép sử dụng

- Tắt hết điện khi ra khỏi nhà

- Không sử dụng hoá chất độc hại chế biến thực phẩm

- Khoá bình ga khi đã nấu xong

- Sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch

5. Khi gặp sự cố cháy thì chúng ta phải xử lí theo các bước nào?

Trả lời:

- Bước 1: Báo động

- Bước 2: Cắt điện

- Bước 3: Dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy

- Bước 4: Gọi điện đến 114 thông báo cháy

6. Khi phát hiện thấy bom mìn, vật liệu nổ hay những vật nghi là bom, mìn, đạn chưa nổ, chúng ta phải làm gì?

Trả lời:

Khi phát hiện thấy bom, mìn, vật liệu nổ hay những vật nghi là bom, mìn, đạn chưa nổ, chúng ta cần:

- Đánh dấu và cảnh báo cho mọi người biết

- Nhanh chóng thông báo cho chính quyền hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người là?

A. Chất độc màu da cam.

B. Súng tự chế.

C. Các chất phóng xạ.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 2: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?

A. Vũ khí.

B. Tang vật.

C. Chất độc hại.

D. Chất gây nghiện.

Đáp án: A

Câu 3: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Đáp án: A

Câu 4: Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là?

A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

C. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Kiểm lâm.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6: Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 10 triệu đến 100 triệu đồng.

B. 10 triệu đến 50 triệu đồng.

C. 10 triệu đến 150 triệu đồng.

D. 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Đáp án: A

Câu 7: Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu

A. 4 năm. B. 5 năm C. 6 năm. D. 7 năm.

Đáp án: D

Câu 8: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Đáp án: A

Câu 9: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại thường dẫn đến những hậu quả nào sau đây?

a. Tệ nạn xã hội

b. Con người bị tàn phế, mất khả năng lao động

c. Gây tổn thất về tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội

d. Mất trận tự an ninh ở công cộng

e. Bị pháp luật xử lí

g. Chết người

h. Thất nghiệp

i. Bị mọi người xa lánh

A. b, c, d, g

B. a, b, h, g

C. c, d, e, i

D. a, c, d, h

Đáp án: A

Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

"Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những .............do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra".

A. Tình huống

B. Nguy cơ

C. Tai nạn

D. Bệnh tật

Đáp án: C

Câu 13: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?

a. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Báo cho những người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

c. Vận động bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định về phòng ngừa vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d. Sản xuất, tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ.

e. Không chơi nghịch với vũ khí, bom, mìn hoặc vật liệu nổ.

g. Không cưa bom, mìn, đạn để lấy thuốc súng, sắt phế liệu.

h. Không đốt lửa ở gần khu vực để xăng, ga và các chất dễ cháy.

i. Nhà nước bắt pháo hoa những dịp lễ tết.

A. a, b, c, d, e, g.

B. a, b, c, e, g, h.

C. a, c, e, g, h, i.

D. b, d, e, g, h, i.

Đáp án: B

Câu 14: "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" là ngày nào?

A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm.

B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm.

C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm.

D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm.

Đáp án: D

Câu 15: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tổ chức phản động.

B. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

C. Công ty tư nhân.

D. Cá nhân.

Đáp án: B

Câu 16: Nhà nước nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

a. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất nổ, chất cháy.

b. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí.

c. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

d. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.

e. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất phóng xạ.

g. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất độc hại.

h. Chế tạo, mua bán, chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

i. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.

A. b, c, d, e, g, h.

B. a, c, d, e, h, i.

C. a, b, c, d, e, g.

D. a, b, e, g, h, i.

Đáp án: D

Câu 17: Hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam sẽ bị xử phạt:

A. Phạt 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

B. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

C. Phạt tiền từ 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

D. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Đáp án: D

Câu 18: Những hành vi nào sau đây cần phải tránh?

a. Hút thuốc vứt tàn thuốc ra xung quanh.

b. Đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch.

c. Đốt nương làm rẫy.

d. Cưa bom, mìn để lấy thuốc nổ.

e. Cho người khác mượn vũ khí do mình quản lí.

g. Thắp hương gần các vật liệu dễ cháy.

h. Nổ mìn phá đá để mở đường giao thông.

i. Dùng mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.

A. c, d, e, h, i.

B. a, b, c, d, e, g, i.

C. a, b, c, d, e, g, h.

D. b, c, d, g, h, i.

Đáp án: B

Câu 19: Trong dịp tết Nguyên Đán, nhà ông T đã mua 6 kg pháo về để bắn vào đêm giao thừa. Hành vi của gia đình ông T sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm .

B. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

C. Phạt tiền từ 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

D. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đ

Đáp án: A

Câu 20: Nghiêm cấm các hành vi tàng trữ, vận chuyển, sản xuất và đốt pháo nổ nhằm đảm bảo

A. an ninh chính trị của đất nước

B. trật tự, an toàn cho công dân

C. an toàn xã hội

D. an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội

Đáp án: D

Với nội dung bài Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tác hại của tai nạn do vũ khí cháy nổ, chất độc hại, các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, chất độc hại...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới