Em hiểu gì về Hiến pháp vì sao mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

em hiểu gì về Hiến Pháp ? vì sao mọi người phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Các câu hỏi tương tự

Answers [ ]

  1. Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ”
    Trong xã hội nếu mọi công dân đều thực hiện đúng pháp luật thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
    Chúng ta đều hiểu pháp luật với tư cách là các yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật.

    Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

    Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

    Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

    Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

    Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

    Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu“Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

    Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

  2. Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế.

Thứ tư - 07/11/2018 15:28


Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu"Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

Ngày Pháp luật năm 2018với Chủ đề:"“Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngày pháp luật năm nay được các ngành, các cấp trên phạm vi toàn quốc tổ chức triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm chào mừng sự kiện đặc biệt này. Riêng Ngành kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ban hành Kế hoạch số 102/KH-VKSTC ngày 30/8/2018 về việc tổ chức Ngày Pháp luật năm 2018 trong ngành KSND theo đó, các cấp kiểm sát cần chỉ đạo, quán triệt phổ biến đến toàn thể đội ngũ Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, nội dung Ngày pháp luật Việt Nam năm 2018.Hơn ai hết tất cả chúng ta là cán bộ Ngành kiểm sát phải luôn luôn trau dồi kiến thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, vận dụng pháp luật một cách khoa học vào công việc thực tiễn hàng ngày để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày Pháp luật 9/11/2018 tiếp tục là một điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Ẩn

Nguồn tin: VKS. H. Thới Lai

admin 18/05/2021

Từ năm 2013, ngày 9/11 hằng năm được chọn làm ngày “Pháp luật Việt Nam”. Tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 ghi : “Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.Bạn đang xem: Vì sao phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật tải xuống

Như vậy, đây là lần đầu tiên có một đạo luật qui định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hàng năm để tôn vinh pháp luật và những người làm công tác pháp luật. Thế cũng đủ để chúng ta thấy tầm quan trọng của pháp luật ra sao.

Tính đến thời điểm này, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện nền luật pháp quốc gia để minh bạch thông tin và quản lý xã hội hiệu quả hơn.Các bộ luật, luật của nước ta gần như đầy đủ ở mọi lĩnh vực của đời sống, bảo đảm quyền lợi công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân. Luật cũng được thay đổi liên tục để phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, với nền kinh tế thị trường và với những đòi hỏi ngày càng cao về mặt quyền con người.Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta diễn ra khá phổ biến; nhiều văn bản pháp luật sau khi ban hành phải hủy bỏ vì không hợp với thực tế cuộc sống. Có lẽ phổ biến là vi phạm luật giao thông, đường bộ; vi phạm luật hình sự như đánh đập người khác, cướp giật, giết người; vi phạm luật an toàn thực phẩm; vi phạm luật dân sự như tranh chấp tài sản, đất đai; vi phạm luật hôn nhân gia đình như ngoại tình, đối xử tàn nhẫn với vợ hoặc chồng, con cái; vi phạm luật sở hữu trí tuệ như đạo văn, đạo nhạc…Một vấn đề nữa cũng cần nhắc tới là chất lượng một số luật ban hành còn thấp, số lượng văn bản dưới luật quá lớn, dẫn đến khó kiểm soát được tính hợp hiến, hợp pháp hoặc gây chồng chéo, mâu thuẫn. Ngoài ra, tình trạng cùng một vấn đề nhưng giao cho nhiều bộ, ngành quản lý nên ban hành các quy định khác nhau dẫn đến khó áp dụng, thực hiện trên thực tế. Điển hình nhất là trường hợp của Bộ luật hình sự 2015 phải hoãn thi hành do gặp phải nhiều lỗi nghiêm trọng. Vì thế, để xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, thì trước hết cần phải có những văn bản pháp luật hợp tình, hợp lý.Xem thêm: Mẹo Và Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 10 Về Halogen, 12 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Chuẩn Nhất

Pháp luật được ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng của tất cả mọi công dân sinh sống trong quốc gia. Lịch sử cho thấy sự hủy diệt của các nhà nước chiếm hữu nô lệ, hay phong kiến một phần là do sự vô pháp luật, luật pháp bị chà đạp. Biểu hiện của một quốc gia công bằng, văn minh là ở chỗ pháp luật được tôn trọng không chỉ bởi người dân, mà còn bởi những quan chức, lãnh đạo trong bộ máy chính trị của quốc gia đó. Bất kể là ai, nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Vi phạm pháp luật dù ở mức độ nào cũng để lại hậu quả xấu, nếu nhẹ thì ảnh hưởng đến quyền lợi, công việc, cuộc sống của người khác, nếu nặng có thể dẫn tới chết người, hoặc gây hại cho người dân cả vùng rộng lớn. Vi phạm pháp luật khiến cho người dân cảm thấy bất an, lo lắng, không tin tưởng vào cuộc sống. Có những trường hợp do thiếu hiểu biết pháp luật để lại hậu quả không thể nào bù đắp được, để lại những vết thương không bao giờ lành.

Vừa qua, trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin trường hợp ông Đinh Ngọc Thạch, một cựu binh trong chiến tranh biên giới, chở tấm tôn bằng xích lô đâm vào một bé 9 tuổi đi xe đạp. Hậu quả bé trai bị miếng tôn cứa vào cổ gây tử vong. Khi đọc tin tức này, đa số độc giả thấy buồn, thương xót hơn là giận ông Thạch, vì ông lại là cựu binh già sống sót sau cuộc chiến ở biên giới Vị Xuyên mưu sinh bằng nghề chở xích lô, và ông không cố tình gây tai nạn. Thương xót cũng còn vì nạn nhân là cậu bé nhỏ tuổi. Nhưng gạt bỏ qua cảm xúc cá nhân thì nguyên nhân của sự việc đau lòng cho cả hai bên này chính là do sự thiếu hiểu biết pháp luật mà ra. Nếu như ông Thạch chấp hành đúng luật giao thông, không chở hàng cồng kềnh thì liệu có gây ra cái chết cho cậu bé đó không?

Chúng tôi thường hay về các xã để phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân gia đình. Qua đó mới thấy sự hiểu biết của người dân nông thôn còn hạn chế. Nhiều người sau khi nghe giảng mới ngỡ ngàng rằng từ trước tới nay bạn đời của mình thường xuyên vi phạm pháp luật, nhất là các ông chồng hay đánh đánh vợ con; nhiều chị em phụ nữ như được ra khỏi ngục tù khi biết rằng có thể đơn phương ly hôn người chồng vũ phu, nát rượu, cờ bạc; nhiều gia đình ngỡ ngàng trước việc cho con kết hôn khi chưa đủ tuổi lại có nhiều hậu quả nghiêm trọng như vậy…Một trường hợp cũng khá phổ biến ở làng quê, thỉnh thoảng có thể gặp trên phố, đó là để súc vật chạy giông trên đường. Đã có những người đâm phải con bò nghênh ngang qua đường, có người đâm phải con chó chạy lao vút qua đường. Theo pháp luật, thì đáng lẽ chủ nhân của những con vật kia có tội nhưng chúng ta thường xử sự cảm tính, nếu con vật có làm sao thì người đâm phải kia phải đền tiền, ăn mắng chửi, thậm chí ăn đòn. Nếu như hiểu được pháp luật và chấp hành nghiêm pháp luật thì trường hợp này không diễn ra hoặc nếu có thì hai bên xin lỗi bỏ qua cho nhau, mà không bao giờ có cãi cọ, chửi mắng. Những trường hợp xô xát khi ai cũng muốn mình đúng tương tự thế này rất dễ bắt gặp hàng ngày.

Thời gian gần đây, nhiều người dân không thiện cảm với cảnh sát giao thông, tình trạng “mãi lộ” cũng bị nhiều người lên án. Bên cạnh việc có một bộ phận người thực thi pháp luật vi phạm luật pháp, việc kém hiểu biết pháp luật của người dân cũng tiếp tay cho tình trạng này. Nếu người dân đi đúng luật thì sẽ không bao giờ bị phạt; nếu người dân nắm rõ luật giao thông đường bộ và hiểu rõ quyền lợi của mình, thì sẽ không phải “mãi lộ” cảnh sát giao thông.Trước hết, pháp luật phục vụ lợi ích cho chính công dân, vì thế người dân phải chủ động nắm vững luật pháp, tạo thói quen chấp hành nghiêm pháp luật. Đồng thời, những người thực thi pháp luật trước hết phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, kết hợp với các hội, các tổ chức đoàn thể khác thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân. Bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng cần củng cố, hoàn thiện cơ quan tố tụng, tòa án, việm kiểm soát để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện đầy đủ quyền lợi mà luật pháp quy định.


Chuyên mục: