Em hay xây dựng ý tưởng kinh doanh cho bản thân Công nghệ 10

Để tìm hiểu, căn cứ lập kế hoạch kinh doanh thì trước tiên chúng ta phải hiểu kế hoạch kinh doanh là gì?

Mục tiêu của giáo án Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanhsẽgiúp các em học sinh hoàn thành tốt công việc trên, biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mời các em cùng theo dõi bài học !


1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Căn cứ để lập kế hoạch

1.2. Nội dung và phương pháp

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập bài 53 Công Nghệ 10

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đápBài 53 Chương 5 Công Nghệ 10


Em hay xây dựng ý tưởng kinh doanh cho bản thân Công nghệ 10


1.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:

Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

Bạn đang xem: Lập 1 kế hoạch kinh doanh cho bản thân công nghệ 10

1.1.2. Các căn cứ để lập kế hoạch:

Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.


1.2.1. Nội dung kế hoạch

5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

Kế hoạch bán hàng

Kế hoạch mua hàng

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch lao động

Kế hoạch sản xuất

1.2.2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

a. Kế hoạch bán hàng:

Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng =Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua+(-)Các yếu tố tăng (giảm)

Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường. Dự đoán nhu cầu thị trường.

Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng:

Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng =Mức bán kế hoạch+(-)Nhu cầu dự trữ hàng hoá

Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất =Năng lực sản xuất 1 tháng xsố tháng

Cơ sở xác định: căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là:

10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động:

Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng =Doanh số bán hàng (dịch vụ) /Định mức lao động của một người

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính:

Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp =Vốn hàng hoá+Tiền công+Tiền thuế

Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

Xem thêm: Cách Chơi 2 Acc Jx1 Efunvn Mobile Trên 1 Điện Thoại Android, Hướng Dẫn Cách Cài Đặt Chơi 2 Ních

Ví dụ:Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?

Trả lời:Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)


Bài 1:

Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau:

Nhu cầu thị trường

Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Pháp luật hiện hành

Khả năng của doanh nghiệp

Căn cứ nhu cầu thị trường là quan trọng nhất. Bởi nếu khách hàng không có nhu cầu thì doanh nghiệp không thể kinh doanh được.

Bài 2:

Trình bày nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất.

Việc lập kế hoạch bằng văn bản (trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh) đó chính là sự lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào và ai làm cái đó cụ thể như:

Kế hoạch bán hàng: bán cái gì, khi nào bán và bán bằng cách nào (bán lẻ, bán buôn...)

Kế hoạch mua hàng: cần mua hàng gì? Khi nào mua? Ai mua? Mua bằng cách nào.

Kế hoạch tài chính: làm thế nào để huy động được nguồn tài chính, phục vụ vào mục đích gì, ai thực hiện, khi nào cần, thực hiện bằng cách nào.

Kế hoạch lao động: Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào, bộ phận nào cần, khi nào cần, bố trí lao động trong doanh nghiệp ra sao.

Kế hoạch sản xuất: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào.

Bài 3:

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thi trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thi trường thì kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thi trường.

Kế hoạch mua hàng được xác đinh phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian... với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác đinh căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch.

Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thi trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất đinh (quý, năm...)

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:

Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

Bạn đang xem: Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh công nghệ 10

Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường.

Bạn đang xem: Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh | Công nghệ 10

Có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn.

Bài viết gần đây

II – TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP


1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

Mục đích là chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.

a) Thị trường của doanh nghiệp

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

b) Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua 3 yếu tố:

– Mức thu nhập của dân cư.

– Nhu cầu tiêu dùng.

– Giá cả trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Ai mua hàng? Mua ở đâu? Khi nào? Mua như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng.

Xem thêm: Lê Thẩm Dương Dạy Kinh Doanh, Thiết Lập Chiến Lược Kinh Doanh

Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp.

c) Xác đinh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).

Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d) Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

– Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn

– Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn

– Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó

Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

– Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

– Xác định đối tượng khách hàng

– Xác định loại hàng hoá, dịch vụ

– Xác định lĩnh vực kinh doanh

– Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh

Em hay xây dựng ý tưởng kinh doanh cho bản thân Công nghệ 10

Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh" width="597">

III. Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh quán nước 

1. Mô tả quán và mục tiêu

1.1. Tên quán: Lạ rồi Quen!

1.2. Vị trí: Trung tâm thành phố. Tập trung đông dân, có nhiều trường học, công ty..

1.3. Hình thức kinh doanh: quán café phục vụ các loại nước uống, món ăn nhanh.

1.4. Diện tích: 120m2

1.5. Bố trí quán:

Gồm 3 khu vực:

– khu vực đặc biệt dành cho các vị khách muốn kết bạn với một người lạ, không đoán trước. Bàn ghế ở khu vực này có vách ngăn, một vách ngăn giữ bàn có thể hạ.

– khu vực truyền thống: là một dãy bàn ghế thông thường kiểu nhật dành cho các cuộc hẹn hoặc khách không có nhu cầu ở khu vực đặc biệt

– khu vực bán hàng mang đi

1.6. Nhân viên: 1 tiếp tân, 2 đầu bếp, 7 nhân viên phục vụlương 2 triệu/ tháng7. 

Lịch làm việc Quán mở từ 6h đến 23h8. 

Mục tiêu của quán:

+ nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi những thứ mới lạ và nhu cầu kết bạn, giao lưu của khách hàng+tạo điều kiện cho các buổi gặp mặt, hẹn hò,….

+ đạt doanh thu cao. 100 khách hàng/ngày Doanh thu trên 90 triệu/ tháng

2. Sản phẩm và dịch vụ

2.1. Menu – sản phẩm và giá cả

a. Nước uống:

Cà phê

Tại chỗ

Mang đi

Cà phê đen

20.000VNĐ

18.000VNĐ

Cappuccino

25.000VNĐ

23.000VNĐ

Cappuccino (favor)

30.000VNĐ

28.000VNĐ

Mocha (coffee & chocolate)

30.000VNĐ

28.000VNĐ

Mocha (favor)

30.000VNĐ

28.000VNĐ

Cacao 

30.000VNĐ

18.000VNĐ

Yaout

Tại chỗ

Mang đi

Yaout đá

12.000VNĐ

10.000VNĐ

Yaout chanh 

15.000VNĐ

12.000VNĐ

Yaout cam

15.000VNĐ

12.000VNĐ

Yaout bạc hà

15.000VNĐ

12.000VNĐ

Matcha

15.000VNĐ

12.000VNĐ

– Các loại sinh tố: 12.000VNĐ (tại chỗ) – 10.000VNĐ (mang đi) 

– Các loại nước ép: 12.000 VNĐ (tại chỗ) – 10.000VNĐ (mang đi)

– Các loại trà sữa: 15.000VNĐ (mang đi và tại chỗ) 

Các loại nước khác

b. Thức ăn:

Các món thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, bò lúc lắc, xúc xích nướng, trái cây dầm, xoài lắc, cá viên chiên,…

2.2 Dịch vụ

-Khu vực đặc biệt: khách hàng đến quán sẽ được bóc số chọn bàn và ngồi vào bàn đặc biệt dùng cho 2 người được ngăn cách ở giữa ( có thể hạ tấm ngăn). Sau đó gọi món. Khi đồ dùng đưa lên thì hạ tấm ngăn.

-Khu vực truyền thống: như các quán bình thường có thể dành cho nhiều người

-Quầy bán đồ mang đi: bạn có thể lựa chọn các loại thức uống và các món ăn nhanh mang đi nhắm đến khách hàng thích sự tiện lợi, nhanh chóng và linh động mà vẫn đảm bảo được chất lượng từ hạt cafe nguyên chất được xay trực tiếp tại quán và thức ăn chế biến tại quán.

3. Chiến lược

3.1. Khai trương quán

Phát tờ rơi, lập Fan page. 

Giảm 30% hóa đơn trong ngày khai trương đầu tiên. Và giảm 30% trong 2 ngày còn lại, áp dụng với hóa đơn từ 150.000VND

Tổ chức cuộc thi up ảnh của khách tại quán lên Fanpage. Mỗi khachs hàng up ảnh sẽ nhận được voucher trị giá 30.000VNĐ từ ngày thứ 4 sau khi khai trương, tổ chức trong 1 tuần.

3.2. Khuyến mãi

Dựa vào các sự kiện đặc biệt trong năm sẽ tổ chức khuyến mãi thích hợp

Ví dụ: tặng hoa cho khách 8/3, valnetine tặng móc khóa tình nhân và ảnh lưu niệm cho các cặp đôi áo cặp khi đến quán sẽ được ghi hinhf và up lên Fanpage.

IV. Chi phí mở quán

Vốn 180 triệu (huy động từ gia đình người thân + tiền làm thêm dành dụm,..) 

STT

Khoản mục

Chi phí

1 Mặt bằng 15 triệu tháng đầu
2 Trang bị và trang trí 60 triệu
3 Khai trương 5 triệu
4 Wifi 220k
5 Lương nhân viên 20 triệu
6 Điện và nước 1 triệu
7 Rác 60k
8 Nguyên liệu 50 triệu tháng đầu
9 Khác 500k
10 Tổng cộng 151.780.000

4. Doanh thu và lợi nhận ước tính

Ước tính đạt 100 người/ ngày

Doanh thu ước tính

Nước uống tại chỗ 30 triệu/ tháng
Nước uống mang đi 22 triệu/ tháng
Thức ăn 100 triệu/ tháng
Tổng 152 triệu/ tháng

5. Các chi phí phải trả mỗi tháng 

STT Mục  Phí
1 Mặt bằng  20 triệu/ tháng
2 Lương nhân viên  20 triệu/ tháng
3 Wifi 220k/ tháng
4 Nguyên liệu 80 triệu/ tháng

6. Kế hoạch quản lí