Em hãy kể tên 3 cách bảo quản thực ăn mà em biết

Để giúp thực phẩm luôn tươi ngon, đầu tiên bạn cần phải phân loại thực phẩm trước khi bảo quản như sau:

Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản)

Đầu tiên, sau khi mua thực phẩm tươi sống về, bạn rửa sạch và để ráo các loại thực phẩm như thịt, cá.

Tiếp đó, bạn chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Tránh rã đông khối lượng lớn thực phẩm cùng một lúc trong khi bạn sử dụng chỉ có một ít, vì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm vào lần sử dụng sau.

Cuối cùng, bạn có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 - 4 độ C) với thời gian sử dụng từ 3 - 5 ngày, hoặc ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng nhưng càng sử dụng sớm càng tốt bạn nhé!

Đối với rau củ

Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước bạn nhé!

Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu, làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn.

Ngoài ra, bạn có thể đặt tại bất kì vị trí nào bên trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 - 5 độ C với thời gian sử dụng từ 2 - 7 ngày.

Đối với trái cây

Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):

  • Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 5 độ C.
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 - 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 - 2 ngày.

Đối với thức ăn đã nấu chín

Với thực phẩm đã được nấu chín, bạn cần để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.

2 Đóng gói thực phẩm an toàn

Đóng gói thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách giúp bạn duy trì được độ tươi ngon của thực phẩm. Cụ thể, bạn cần phải phân loại và sơ chế thực phẩm như Điện máy XANH đã hướng dẫn ở phần trên.

Sau đó, bạn nên đảm bảo cho đôi bàn tay được sạch sẽ và chỉ sử dụng các loại túi sạch (còn mới) trước khi cho thực phẩm vào và bịt kín.

Cuối cùng, bạn hãy đặt vào tủ lạnh ở vị trí thích hợp như ngăn mát hoặc ngăn đá. Một điều đáng lưu ý thêm, bạn nên bảo quản thực phẩm tươi sống (như thịt, cá, hải sản) trong ngăn đông mềm của tủ lạnh nếu có dự định sử dụng từ 1 - 3 ngày. Vì đây là phần ngăn được thiết kế riêng với nhiệt độ ổn định và tách biệt với các loại thực phẩm khác bên trong ngăn mát tủ lạnh, nhất là việc tránh lẫn mùi thực phẩm.

Ngoài ra, cũng có thể đặt thực phẩm tươi sống vào ngăn đá tủ lạnh với thời gian bảo quản lâu hơn đến vài tháng.

3 Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh

Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng điều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.

4 Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C.

Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày).

5 Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần.

Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.

6 Đông lạnh thực phẩm

Bạn có thể cho thực phẩm vào túi zip và ép không khí bên trong túi ra ngoài (hoặc sử dụng hút chân không thì càng tốt). Sau đó, bạn đặt thực phẩm vào ngăn đông sẽ giúp thời gian sử dụng rất lâu đến tận 1 năm.

7 Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.

Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.

Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.

8 Chú ý khi bảo quản những thực phẩm có mùi

Với các loại thực phẩm có mùi như cá khô, mắm, mít, dưa muối,… bạn cần đậy hoặc bịt kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ lạnh và kéo dài thời gian sử dụng.

9 Dùng tủ lạnh có những chức năng bảo quản phù hợp

Ngày nay, các dòng tủ lạnh mới giúp cho người tiêu dùng bảo quản thực phẩm tốt hơn khi trang bị thêm ngăn đông mềm (đối với thực phẩm tươi sống), ngăn rau quả có trang bị mắt lưới cáo kiểm soát độ ẩm.

Hoặc công nghệ ánh sáng xanh (mô phỏng theo ánh nắng mặt trời) giúp cho rau củ quả trở nên tươi ngon và không bị mất chất.

10 Không để đồ ăn quá lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.

Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt. Trung bình mỗi lần đông - rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.

Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG

Aqua 90 lít AQR-D99FA(BS)

Aqua 130 lít AQR-T150FA(BS)

4.170.000₫ 4.390.000₫ -5%

Panasonic Inverter 234 lít NR-TV261BPKV

Aqua Inverter 186 lít AQR-T219FA(PB)

Beko Inverter 188 lít RDNT200I50VS

Xem thêm

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn, luôn tươi ngon ra sao rồi nhé!

Biên tập bởi Trần Vũ Huy • 30/01/2022

Bảo quản thực phẩm là làm chậm quá trình hư hỏng và giữ cho thực phẩm được tươi. Có rất nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả và được sư dụng phổ biến. Hãy cùng CET tìm hiểu xem đó là gì nhé!


Đối với những thức ăn thừa hoặc các nguyên liệu dự trữ cho lần nấu ăn sau, chúng ta cần bảo quản đúng cách để ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Và sau đây, CET sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp được nhiều người sử dụng và nhiệt độ bảo quản thực phẩm thích hợp cho từng phương pháp.

Các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

Sấy khô

Sấy khô là phương pháp bảo quản được sử dụng từ thời xa xưa. Bạn có thể áp dụng sấy khô để lưu trữ nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây. Nguyên lý hoạt động của sấy khô là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Nhắc đến sấy khô, phải nhắc đến các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối rất được yêu thích. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Em hãy kể tên 3 cách bảo quản thực ăn mà em biết

Trái cây sấy khô ngon miệng, hấp dẫn là món ăn yêu thích của rất nhiều người
(Ảnh: Internet)

Phương pháp sấy khô có nhiều ưu điểm như: Kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng với nhiều loại thực phẩm, không tốn nhiều công sức… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm chính là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.

Muối chua

Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo…

Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

Đóng hộp

Em hãy kể tên 3 cách bảo quản thực ăn mà em biết

Bảo quản thực phẩm bằng cách sơ chế và đống hộp (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản đóng hộp thường dùng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản các thức phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được sử dụng hơn các phương pháp còn lạo bởi các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn. Đồng thời, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra sử dụng sẽ rất nhanh hư nếu không được chế biến kịp thời.

Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe như các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm.

Đông lạnh

Phương pháp đông lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông… Đông lạnh sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động. Với phương pháp này bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, hải sản… trong thời gian dài và giữ được hương vị đặc trưng.

Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải sử dụng ngay để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có phương pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

Em hãy kể tên 3 cách bảo quản thực ăn mà em biết

Phương pháp đông lạnh có thể bảo quản các loại thực phẩm là thịt, cá trong thời gian dài
(Ảnh: Internet)

Hun khói

Hun khói được dùng để bảo quản các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt. Hun khói sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon hơn và lâu bị hỏng. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây bệnh ung thư cho con người.

Hút khí chân không

Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm cần lưu ý

Khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, cụ thể như sau:

– Bảo quản khô: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F, tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thị sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.

– Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.

– Bảo quản đông: Duy trí nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.

Tổng kết

Trên đây là các phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn và nhiệt độ bảo quản thích hợp. Hy vọng rằng bạn sẽ chọn được biện pháp tốt nhất để dự trữ thực phẩm cho cả gia đình nhé!