Em còn đẹp hơn cả sài gòn trước khi giải phóng

Cựu nhà báo làm việc cho tờ Time và LIFE Roy Rowan vẫn còn nhớ rõ những ngày cuối cùng ở Việt Nam trước khi giải phóng miền Nam ngày 30/4/1975.

Cách đây 41 năm, cựu nhà báo làm việc cho tờ Time và LIFE Roy Rowan đã có những ký ức khó quên trong những ngày cuối trước khi giải phóng miền Nam 30/4/1975, kết thúc chiến tranh và Việt Nam thống nhất. Vào năm 1975, ông Rowan rất ngạc nhiên khi nghe một bài hát được phát qua radio ở Sài Gòn. Ông là nhà báo chiến tranh làm việc cho tờ Time và LIFE thời gian đó để ghi nhận tình hình chiến sự tại Việt Nam. Nhà báo Rowan cũng rất ngạc nhiên trước việc chiến tranh kết thúc vài tuần sau đó. Ngay cả khi ông nghe thấy bài hát Giáng sinh được phát vào tháng 4/1975, nhà báo Rowan cũng chưa cảm nhận được rằng, chiến tranh ở Việt Nam sẽ sớm kết thúc.

"Mọi người đều biết chiến tranh kết thúc là điều vô cùng ấn tượng. Tín hiệu di tản là "White Christmas". Tôi nhớ rằng bản thân đã thức dậy lúc 3h sáng và nghe thấy "White Christmas". Sau đó, tôi tự hỏi điều gì xảy ra khiến mọi người phải đi ra ngoài vào lúc đó", nhà báo Rowan nhớ lại sự kiện Sài Gòn được giải phóng năm 1975.

 Lính Mỹ vội vã di tản khỏi Sài Gòn trước khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam 30/4/1975. Ảnh: LIFE.

Trong ký ức của nhà báo Rowan (bây giờ 96 tuổi) vẫn còn nhớ như in sự kiện giải phóng Sài Gòn 41 năm trước. Trong những tuần cuối cùng trước khi giải phóng Sài Gòn năm 1975, ông Rowan thường nghe thấy những âm thanh của pháo kích.

Cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm và kết thúc nhanh chóng đến bất ngờ. Bởi lẽ, trước đó, vào tháng 2/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào giải phóng Sài Gòn đã mở các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở miền Bắc Sài Gòn, khiến quân đội Sài Gòn từng bước bị đẩy lùi. Đến ngày 28/4/1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích, thả bom gây thiệt hại nặng. Khi đó, Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đưa ra quyết định quan trọng để sơ tán khẩn cấp tất cả công dân Mỹ rời khỏi Sài Gòn. Chiến dịch di tản đó mang tên "Operation Frequent Wind" (tạm dịch Chiến dịch Gió Lốc).

Khi nhận được cảnh báo phải sơ tán khẩn cấp rời khỏi Sài Gòn, các nhân viên làm việc cho tờ Time cũng vội vã di tản do quan ngại có thể phải đối mặt với nguy hiểm nếu như bị bỏ lại phía sau.

"Có 50 người trong nhóm chúng tôi di tản khẩn cấp tại Sài Gòn. Khi chuẩn bị rời đi, quy định thay đổi áp dụng đối với những người di tản: "Không mang theo hành lý". Khi đó, toàn bộ va li và túi xách được dỡ ra để những người đi di tản lấy hộ chiếu, giấy tờ và vật có giá trị khác trước khi vứt những vali chứa đồ đạc cá nhân. Tôi chỉ cầm theo máy ghi âm, máy ảnh và sẵn sàng chạy thục mạng về phía trực thăng. Cánh cửa mở ra. Ở bên ngoài, tôi có thể nhìn thấy nhiều vũ khí được trang bị sẵn sàng được kích hoạt...", nhà báo Rowan nhớ lại thời khắc vội vã di tản khỏi Sài Gòn.

Đến sáng ngày 30/4/1975, máy bay trực thăng cuối cùng chở những người di tản của Mỹ cất cánh rời khỏi Sài Gòn. Dương Văn Minh (Tổng thống mới của chính quyền Sài Gòn) đọc lời tuyên bố ngừng bắn và chờ bàn giao chính quyền trên Đài phát thanh Sài Gòn lúc 9h25 cùng ngày hôm đó. Ngày 30/4/1975 đánh dấu ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam và cũng là ngày đau đớn nhất trong lịch sử hàng chục cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới.

(Baonghean.vn) - "Mật mã" là một gói quà gồm có những thứ như: đường, sữa, chỉ màu, dao... Đây là ẩn số do một nữ bác sỹ gửi đến anh bộ đội miền Bắc để thăm dò. Cũng từ đây mở ra một chuyện tình với cái kết rất đẹp ngay trước giờ giải phòng Sài Gòn tháng 4 năm 1975.

Khu Di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh Báo Tây Ninh

Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975, tin chiến thắng từ các chiến trường dồn dập lan nhanh trên sóng phát thanh của đài Hà Nội, đài Giải phóng.

Ở khu căn cứ của Ban Tuyên huấn Trung ương cục dọc Suối Cây,  Lò Gò, Tây Ninh không khí chuẩn bị về tiếp quản thành phố Sài Gòn - Gia Định diễn ra nhộn nhịp khác thường. Ở hội trường lớn lợp lá trung quân của Tiểu ban giáo dục “R” treo một tấm bản đồ thành phố Sài Gòn - Gia Định phóng to, trên đó có đánh dấu đỏ các điểm chính mà cơ quan Tiểu ban giáo dục “R” sẽ về tiếp quản như Bộ Giáo dục và Thanh niên ở số 70 đường Lê Thánh Tôn; các viện đại học, các trường...

Trong các lán nhỏ, từng tốp cán bộ tranh thủ xem lại kế hoạch về tiếp quản, chị em phụ nữ lo chuẩn bị rang gạo, thịt lợn, gà làm ruốc… cho bộ phận tiền trạm mang theo để khi vào thành phố là có dùng trong một vài ngày đầu... Tất cả căn cứ, ai cũng lo chuẩn bị cho ngày tiến về thành đô.

Những người lính "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Ảnh tư liệu minh họa 

Mật mã tình yêu

Đang lúc chuẩn bị chộn rộn như vậy thì bỗng một sớm đầu tháng 4 anh Nguyễn Thiều, người Nam Đàn bên căn cứ của Điện ảnh Giải phóng cùng với một anh bộ đội sang chỗ Tiểu ban giáo dục gặp tôi.

Vừa bước chân vào nhà, anh Thiều nói ngay:

- Đây, đồng hương của Yên Thành đây, Nguyễn Quế Chất, người Văn Thành, bác sỹ bên C50 sang nhờ anh em đồng hương bên này giúp cho một việc mà bên Chất chưa giải được.

Tôi mời hai anh ngồi chơi rồi tranh thủ xuống nhà bếp báo cơm và tin cho mấy anh đồng hương đến “nhà” tôi. Nghe tin anh Thiều đến, mấy anh em Nghệ An đến đông đủ cả.

Anh Thiều mở đầu câu chuyện:

- Hôm qua Chất từ C50 (một đơn vị lớn của bộ đội chủ lực đóng dọc biên giới vùng giải phóng giữa ta và Campuchia, tương đương sư đoàn) có sang chỗ mình. Cậu ấy có người yêu là bác sỹ dân y cùng vào Nam bộ năm 1969. Trên đường hành quân vượt Trường Sơn vào Nam, đơn vị của Chất và đoàn dân chính gồm các y bác sỹ và giáo viên kết nghĩa với nhau. Trên đường hành quân mấy tháng trời Chất đã yêu một cô bác sỹ, nhưng vào đến Tây Ninh gặp trận càn lớn của địch đánh vào căn cứ đầu não của Trung ương cục, đơn vị của Chất phải bổ sung quân cho các đơn vị chiến đấu. Chất và bạn gái phải đột ngột chia tay chỉ kịp hứa với nhau sẽ chờ đến ngày chiến thắng ai còn ai mất cũng tìm nhau.

Kỷ vật của người chiến sỹ thời kháng chiến chống Mỹ. Ảnh tư liệu Thành Chung

Từ 1969 đến nay cả hai người bặt tin nhau. Mãi gần đây, trạm xá của C50 về đóng quân ở Lò Gò, Chất nhận được “thư” đặc biệt của bạn gái, đó là một gói quà trong đó có: một cân đường và hộp sữa, một gói trà Brao, một gói thuốc lá AKa (loại thuốc lá của Campuchia), một con dao nhỏ và hai cuộn chỉ xanh đỏ. Anh em bên ấy đã mở ra xem, cũng không rõ bức thư đặc biệt này gửi gắm điều chi, bên cánh lính tráng đang bí muốn sang đây nhờ các thầy giáo “thông kim bác cổ”, “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” giải mã hộ. Bọn mình đưa cả sang đây để các bạn xem rồi ta tìm cách giúp Chất. Cũng không còn nhiều thời gian nữa vì sợ các đơn vị cơ quan chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới không gặp nhau được.

Nghe anh Thiều nói chuyện ai cũng ngỡ ngàng, đúng là chuyện chưa từng gặp. Mấy thầy đồ Nghệ tìm lục trong trí nhớ của mình, người thì Triết, người thì Sử, Văn, người thì Tâm lý giáo dục, thôi thì đông tây kim cổ có cả. Có người kể chuyện các sứ thần trao thư bằng hiện vật, có người nhắc đến lông ngỗng của Mỵ Châu, có anh kể chuyện tiếu lâm ông quan huyện sai lính về nhắn bà huyện gửi cho chiếc lông nhưng bà huyện gửi nhầm lông khác...

Anh Đinh Hối, anh Nguyễn Như (Đức Thọ, Hà Tĩnh) nêu sáng kiến nên xem trong mấy hiện vật này mỗi cái gửi gắm nội dung gì, anh Phan Hoan, anh Trần Đương, anh Phan Cung Tùng tranh luận và góp ý to tiếng nhất. Biết chuyện, mấy anh ở Phòng Phổ thông, Phòng Đô Thị, Phòng Tuyên truyền... cũng sang góp lời. Lúc đầu chỉ mấy thầy đồ Nghệ nhưng sau cả mấy nhà giáo kỳ cựu ở các lán bên cạnh cũng sang, đủ cả Bắc-Trung-Nam, mỗi người một ý. Cũng là trường hợp hiếm gặp nên ai cũng vắt óc suy nghĩ, phán đoán để giải mã bức thư tình độc đáo của cô nàng bác sỹ. Chuyện kéo dài từ sớm sang quá chiều, cuối cùng bức thư tình của nàng bác sỹ cũng được giải mã.

Thầy đồ Nghệ giải mã

Sau khi nhiều bộ óc cùng chụm vào, anh em thống nhất đáp án của nữ bác sĩ thông minh là: Anh em mình yêu nhau, tình yêu chúng ta như hai cuộn chỉ màu nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh nên chưa chắp nối được. Nay em gửi anh cân đường, hộp sữa để anh uống có thêm sức khỏe. Em gửi kèm gói trà, bao thuốc để anh dùng cho vui vẻ tỉnh táo, suy nghĩ cho chín chắn. Nếu anh còn thương em, hai ta còn duyên phận thì anh nối hai cuộn chỉ với nhau cùng nhau xây dựng hạnh phúc lâu dài. Nếu tình yêu không còn hoặc anh có người khác rồi thì dao em gửi đây anh cắt chỉ để em lo liệu vì con gái chỉ một thì xuân sắc không chờ đợi lâu mãi được.

Đáp án chung này được tôi viết ra giấy, đọc to.

Anh Thiều bảo:

- Có thầy mô có cao kiến hơn cho ý kiến. Ý Chất thế nào?

Chất rụt rè:

- Anh Thiều đưa em sang cứ Giáo dục gặp các anh là đúng rồi. Em cảm ơn các anh nhiều. Bây giờ ta xử lý ra răng đây?

Anh Thiều nói:

- Thôi thế là rõ rồi! Chất lấy hai cuộn chỉ buộc lại với nhau gói lại, ngày mai anh em ta cùng xuống C24 đơn vị dân y miền gặp bạn ấy, có đáp án rồi thì cưới liền tay, phải thần tốc trước ngày về Sài Gòn. Còn trà thuốc, đường sữa anh em ta gặp tại đây thì dùng ngay một nửa, một nửa Chất đem về cho đồng đội bên C50, lộc bất tận hưởng.

Sau bữa trà nước vui vẻ ấy chúng tôi chia tay nhau. Một tuần sau chúng tôi nhận được tin nhắn của anh Thiều mời sang C50 dự đám cưới Chất nhưng rồi bận túi bụi cho việc chuẩn bị về tiếp quản Sài Gòn chúng tôi không về dự được.

Một cái kết viên mãn

Mãi sau ngày giải phóng miền Nam, hết thời kỳ quân quản tôi về công tác tại Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, tình cờ gặp anh Thiều ở Rạp chiếu phim 12 tháng 9 ở Vinh mới biết anh đã về quê Nghệ làm trưởng rạp chiếu phim lớn nhất thành phố Vinh. Anh Thiều cho biết sau buổi gặp gỡ ở cứ Giáo dục, ngày hôm sau anh em cùng đi sang C24 gặp bạn gái Chất gửi lại gói quà có hai cuộn chỉ buộc với nhau, bạn gái Chất bóc quà đã ôm lấy Chất khóc nức nở, khóc cho niềm vui được người yêu thấu hiểu nỗi lòng của mình, vẫn chung thủy với mình. Anh Thiều cho biết đám cưới hai bạn ấy anh làm chủ hôn. Sau 30/4/1975 vợ chồng Chất về công tác tại Viện quân y. Hai bạn sống hạnh phúc với hai cháu trai.

Tác giả Ngô Đức Tiến nhận lại kỷ vật, hồ sơ đi B từ Phó Cục trưởng Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước. Ảnh tư liệu Thanh Lê

Sau này về Yên Thành tôi biết thêm Chất là người thuộc dòng họ Nguyễn Quế ở xóm Hóp, xã Văn Thành. Chất cũng là học sinh Trường cấp 3 Yên Thành, cậu ấy cũng chỉ học sau tôi một lớp. Mỗi khi gọi điện cho tôi vợ chồng Chất thường hỏi thăm các thầy đồ Nghệ ở căn cứ của Tiểu Ban Giáo dục miền Nam ngày ấy. Thấy vợ chồng Chất đầm ấm hạnh phúc anh Thiều cũng quên lời dặn là hỏi vợ Chất xem thử ngày ấy tự cô ta nghĩ ra hay là nhờ ai đó bày cho gửi thư bằng gói quà như vậy.

Anh Thiều còn cho biết: Có cậu Tráng người Nam Đàn trước làm Giao bưu của Trung ương cục ở Ngã ba Cây Cầy, Tây Ninh là người chở  anh đi đám cưới Chất, hiện giờ mở quán tiết canh vịt ở gần sân vận động thành phố Vinh. Các cậu đến gặp Tráng cho vui – anh Thiều dặn.

Các cựu nhà giáo Nghệ An từng đi B trong buổi gặp mặt tháng 4/2021. Ảnh tác giả cung cấp

Năm nay, tháng 4 năm 2021, anh em cựu nhà giáo - chiến sỹ đi B trước năm 1975 được hội tụ tại nhà khách của ngành Giáo dục ở Cửa Lò, mấy anh em chúng tôi lại nhắc lại chuyện tình của người con trai Nghệ An và cô bác sỹ xứ Đoài. Tiếc rằng chỉ còn một số ít người còn đủ sức khỏe để về gặp mặt, còn phần lớn các nhà giáo Nghệ An đi B dài đã hy sinh, qua đời, hoặc đã già yếu.

Những năm tháng thanh xuân của chúng tôi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận giáo dục đã đi qua gần nửa thế kỷ, nhưng những kỷ niệm đẹp về tháng 4 năm 1975 vẫn còn mãi trong ký ức.

Tháng 4/2021

Video liên quan

Chủ đề