Đường đi đà lạt bằng xe máy

Cập nhật vào 12/01

Mình là một cô gái có sở thích đi phượt mà thường mọi người vẫn nghĩ là chỉ có con trai mới mê. Mình rất thích Đà Lạt và ý định đi phượt Đà Lạt bằng xe máy đã được mình lên kế hoạch từ rất lâu rồi. Nhưng Đà Lạt là một cung đường khá khó và mình cũng đã được nghe nhiều vụ tai nạn khi đi phượt trên cung đường này. Vì thế, khi quyết định đi phượt Đà Lạt với nhóm bạn thì an toàn chính là điều mà mình hướng tới đầu tiên.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Phượt Đà Lạt bằng xe máy

Để đảm bảo chuyến đi được an toàn, hạn chế xảy ra những điều không hay, mình đã phải chuẩn bị rất kỹ càng. Mình cũng xin lưu ý với các bạn, bài viết này dành cho những ai chưa từng có kinh nghiệm đi phượt cung đường Sài Gòn – Đà Lạt nhưng đã từng là phượt thủ ít nhất 1 lần.

Nội dung chính chúng tôi sẽ trình bày

  • 1. Cung đường đi Đà Lạt từ Sài Gòn
    • Các vấn đề bạn cần lưu ý khi đi đường
  • 2. Phượt Đà lạt mùa nào đẹp nhất?
  • 3. Đi xe máy lên Đà Lạt có nguy hiểm không?
    • Lưu ý khi đi đèo
  • 4. Đi phượt Đà Lạt cần chuẩn bị những gì?
  • 5. Những lưu ý khi đi phượt Đà Lạt bằng xe máy
  • 6. Tổng kết: Đường lên Đà Lạt có gì đẹp?

1. Cung đường đi Đà Lạt từ Sài Gòn

Bọn mình bắt đầu xuất phát ở Sài Gòn từ 4 giờ sáng chạy thẳng quốc lộ 1K để ra tới Biên Hòa tới quốc lộ 1A. Từ cung đường này chạy thẳng một mạch tới ngã 3 Dầu Dây. Sau đó, bọn mình dừng lại nghỉ ngơi và ăn sáng tại một quán ăn nhỏ ở đây.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Cung đường Sài Gòn – Ngã 3 Dầu Giây

Bạn hãy chú ý đoạn đường từ Biên Hòa đến Ngã 3 Dầu Dây, Đồng Nai thường xuyên có cảnh sát giao thông làm việc, rất hay bắn tốc độ.

Sau khi nghỉ ngơi ăn sáng xong, từ ngã ba Dầu Dây quẹo sang trái là tới quốc lộ 20. Đi thẳng theo quốc lộ 20 là các bạn sẽ đi qua 2 con đèo là: Đèo Bảo Lộc và đèo Prenn.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Cung đường qua đèo Bảo Lộc và đèo Prenn

Các bạn nên hạn chế dừng lại ở trên đường để chụp ảnh mà nên đến các trạm dừng, bởi đường đèo uốn lượn, nhiều đoạn cua gấp, khuất tầm nhìn sẽ khiến cho các phương tiện phía sau khó quan sát phía trước và vì thế có thể gây tai nạn.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Đèo Bảo Lộc có khá nhiều đoạn cua gấp

Đi qua được hai con đèo này là bạn đã đặt chân được tới Đà Lạt. Thành phố này không hề có cột đèn giao thông mà chỉ có nhiều vòng xuyến. Để ý kĩ mình mới thấy 1 điều khá thú vị là: người dân ở đây luôn nhường đường cho người khác chứ không hề tranh giành đường để đi như ở các thành phố khác.

Các vấn đề bạn cần lưu ý khi đi đường

Tốc độ: Hãy giữ và tuân thủ theo nguyên tắc 3 giây đối với các phương tiện khác dù bạn đang ở bất cứ tốc độ nào. Bởi khi xe trước đột ngột có dừng lại thì bạn vẫn có đủ 3 giây cho mình để dừng xe của mình.

Cần thu hút sự chú ý bằng cách mở đèn xe hoặc mặc áo phản quang vào bất kể là ngày hay đêm. Bạn cần phải tạo cho mình sự nổi bật nhất trên mọi đường chạy để tránh xe khác không thấy mà va phải mình.

Vào những khúc cua: Hãy đừng nhìn vào gần trước mũi xe vì nó sẽ khiến bạn bị chóng mặt. (Đi chậm để quan sát và tránh các phương tiện cua ngược chiều của bạn).

Xuống đèo, lên đèo: (Cái này thì các bạn đi quen đèo rồi thì sẽ biết, còn những bạn nào vẫn còn chưa rõ thì mình sẽ chia sẻ 1 chút.) Nguyên tắc là lên số nào xuống số đó chứ không nên tắt máy để xe tự đổ đèo, sẽ rất nguy hiểm.

Xe lớn đi sau, bóp còi inh ỏi muốn nhường đường: Không nên quá cuống, tuyệt đối không nhường đường nếu như bạn thấy có khả năng gây nguy hiểm cho chính bản thân của mình. Còn không, hãy giảm tốc độ và đi sát vào lề bên phải để nhường đường.

2. Phượt Đà lạt mùa nào đẹp nhất?

Bọn mình đến Đà Lạt vào đầu tháng 3, thời điểm này đang là mùa khô nên đường đi khá thuận tiện, không gặp mưa. Nếu bạn đi vào mùa mưa thì nên cẩn thận khi đi đường, vì mưa nhiều đường sẽ trơn.

Đà Lạt lúc này đang là mùa của hoa mai anh đào tuyệt đẹp.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Đà Lạt tháng 3 là mùa rực rỡ của hoa anh đào

3. Đi xe máy lên Đà Lạt có nguy hiểm không?

Thật ra, chuyến đi phượt lên Đà Lạt của bọn mình không gặp phải sự cố nào. Nhưng, trước khi đi, mình cũng khá sợ hãi bởi sự gập ghềnh, nguy hiểm của cung đường này, đặc biệt là đoạn đèo Bảo Lộc cũng như được nghe kể về những vụ tai nạn thực tế đã xảy ra trên ở đây.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Phượt Đà Lạt bằng xe máy là 1 trải nghiệm thú vị

Vì thế, khi đi trên suốt dọc đường đi bọn mình luôn tuân thủ luật giao thông, các nguyên tắc an toàn khi đi phượt, bởi cũng toàn người có kinh nghiệm và ý thức tốt cả.

  • Trên đoạn quốc lộ 1A nhất là qua Đồng Nai, xe tải, xe container chạy khá đông, nên các bạn phải hết sức cẩn thận khi đi trên đường.
  • Còn cung đường đèo cũng khá nguy hiểm bởi có nhiều đoạn cua gấp. Bạn sẽ đi qua 2 con đèo trước khi lên tới Đà Lạt đó là Đèo Bảo Lộc và đèo Prenn.

Đèo Bảo Lộc: Con đèo này dài khoảng 10km, và theo mình tìm hiểu được thì có tới 108 khúc cua, độ dốc cao. Là một trong những con đèo xứng danh huyền thoại ở Việt Nam.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Đèo Bảo Lộc nhìn từ trên vệ tinh
Đường đi đà lạt bằng xe máy
Biển báo đèo Bảo Lộc – Lâm Đồng

Đèo này còn có tên gọi là đèo B’Lao hay thần bí hơn là đèo Ba Cô. Các bạn lên wiki tìm hiểu xem nó có gì nguy hiểm nhé, mình đặt link ở đây để các bạn dễ kiếm: Đèo Bảo Lộc.

Đèo Prenn: Có chiều dài 11 km, nằm ở Phường 3 cách trung tâm Đà Lạt khoảng 11 đến 12 km.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Đèo Prenn nhìn từ trên vệ tinh
Đường đi đà lạt bằng xe máy
Biển báo đèo Prenn vào cửa ngõ Đà Lạt

Lưu ý khi đi đèo

  • Thứ nhất: Phải thật tỉnh táo, tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ giao thông.
  • Thứ hai: Đi hàng một, không vượt, không tách đoàn, có 2 xế cứng một người đi đầu dẫn đoàn và người đi sau cùng để chốt đoàn.
  • Thứ ba: Không nên vượt đèo khi trời mưa lớn, cẩn thận với những vụn đá ở ven đường.

4. Đi phượt Đà Lạt cần chuẩn bị những gì?

Mình và các bạn đều là những người đã từng đi phượt ít nhất 1 lần nên mình nghĩ những vật dụng cơ bản nhất cho chuyến đi phượt như: bảo dưỡng xe, chuẩn bị các đồ dùng sao cho gọn, tránh cồng kềnh khi chằng đằng sau, rồi chuẩn bị các vật dụng sửa xe,.. chắc các bạn có biết rồi.

Với những bạn nào đã đi mà chưa hoặc ít gặp những sự cố khi đi đường thì mình khuyên các bạn nên tìm hiểu qua 1 chút về xe máy, sửa xe máy đề phòng trường hợp hỏng xe giữa đường vắng mà không có chỗ sửa.

Đây là những thứ mà bọn mình đã chuẩn bị để đi Đà Lạt

  • Trước chuyến đi khoảng 2 ngày bọn mình phải đồng loạt đi bảo dưỡng xe, thay dầu thay xăm mới, một số còn phải thay cả lốp.
  • Trang bị cho xe: mang theo bộ sửa xe, bộ vá xe, bơm, 1 vài chai Coca 1,5 lít để đựng xăng dự phòng.
  • Giấy tờ xe (đăng ký, bằng lái, bảo hiểm còn hạn), gương chiếu hậu là chắc chắn không được thiếu.
  • Đồ bảo hộ: Mũ bảo hiểm toàn 3/4 có kính, giáp chân tay, găng tay, áo khoác, khan phượt, khẩu trang, kính râm, nước uống dọc đường.
  • Đồ dùng cá nhân, giấy tờ tùy thân

5. Những lưu ý khi đi phượt Đà Lạt bằng xe máy

Yếu tố an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong mọi chuyến đi, tùy vào sức khỏe mà nên chọn cho mình thời gian dừng lại và chạy xe cho phù hợp.

Với những chuyến phượt xa mà leo đường đồi núi bạn bên lựa chọn đi xe số hoặc xe côn tay chứ không nên chọn đi xe ga. Bởi, nó có khả năng leo đồi núi khá tốt, nhỏ gọn dễ điều khiển, dễ sửa chữa, bánh xe thường to hơn nên khi đi qua những khúc cua hoặc gặp trời mưa sẽ an toàn hơn.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Đi phượt Sài Gòn – Đà Lạt bạn nên đi xe số hoặc xe côn để an toàn

Chọn cho mình những loại mũ bảo hiểm có kính càng kín càng tốt khoảng ¾ đầu để đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Đi phượt là một chơi cuộc mạo hiểm nên đừng dùng những loại mũ chỉ mang tính “đội cho có” như hàng ngày của bạn.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Chọn mũ bảo hiểm có kinh khi đi phượt

Cần trang bị cho mình khoảng 6 – 7 túi nilon mỏng màu vàng và băng dính để che đèn xe khi bạn gặp sương mù.

Trong những đoạn nhiều sương mù bạn không nên bật đèn pha của xe vì nó gây chói mắt cho xe đối diện đồng thời cũng làm thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù.

6. Tổng kết: Đường lên Đà Lạt có gì đẹp?

Ai từng là phượt thủ thì chắc chắn sẽ hiểu cảm giác được vượt đèo, đổ đèo, ngắm cảnh núi non hùng vĩ là đã thấy phê lắm rồi, nhất là con đèo mệnh danh là Huyền thoại – đèo Bảo Lộc.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Cung đường đèo Bảo Lộc tuyệt đẹp

Đi ở đoạn đường quốc lộ 1 thì toàn xe cộ, mình thấy thì nó cũng chẳng có gì đẹp mấy.

Bắt đầu đến chân đèo Bảo Lộc mới nhận thấy sự thay đổi của khí hậu, mát mẻ ngay.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Khung cảnh thay đổi ngay khi bước vào chân đèo Bảo Lộc

Trên đèo có 3 trạm bạn có thể dừng chân và tham quan, ngắm cảnh như là: Miếu Ba Cô, trạm Đức Mẹ Maria và trạm tượng đài Bảo Lộc B’lao.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
3 trạm nghỉ trên đèo Bảo Lộc

Đến cửa ngõ Đà Lạt, bạn sẽ đi qua đèo Prenn. Dưới chân đèo Prenn là khu du lịch Thác Prenn, đi tiếp là sẽ qua khu du lịch thác Datanla, nhà ga cáp treo Đà Lạt.

Đường đi đà lạt bằng xe máy
Thác Datanla trên đèo Prenn
Đường đi đà lạt bằng xe máy
Thác Prenn dưới chân đèo Prenn

Mấy địa điểm này toàn thu phí nên các bạn cân nhắc, nếu có nhiều thời gian thì hãy vào nhé.

Mình thấy, mọi người lên Đà Lạt thường đi chơi, check-in chủ yếu ở những địa điểm quen thuộc như: Quảng trường Lâm Viên, trường Cao đẳng Sư Phạm, nhà thờ Con Gà, thung lũng Tình Yêu… Nhưng mình thì không thích mấy chỗ đó, mình thích những chỗ chơi đúng chất dành cho dân phượt hơn.

Một số địa điểm mình đã đi và cũng đã tìm hiểu được rất phù hợp cho dân phượt mình sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết: Phượt Đà Lạt đi chơi những đâu?

Đi phượt là cuộc khám phá gian khổ nhưng cũng rất thú vị. Nhưng, hãy chú ý tới sự an toàn của bạn thân bạn chứ đừng vì một chút vui, đua đòi mà đánh đổi bằng cả tính mạng mình nhé!

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của bản thân mình để có được chuyến đi phượt Đà Lạt từ Sài Gòn an toàn nhất. Chúc các bạn có 1 chuyến đi ý nghĩa và nhiều trải nghiệm thú vị.

Góc chia sẻ: Một số thông tin về bệnh ung thư vòm họng hữu ích mà bạn có thể tham khảo nếu đang quan tâm:

  • Ung thư vòm họng có triệu chứng gì
  • Bị ung thư vòm họng sống được bao lâu
  • Ung thư vòm họng có chữa được không