Dụng card rời Laptop

Đa số các dòng Laptop đời mới hiện nay đều được tích hợp cả Card màn hình Onboard và Card màn hình rời. Khi bạn sử dụng các phần mềm nhẹ hoặc đơn giản chỉ là lướt web, soạn thảo văn bản … không thôi thì máy tính sẽ sử dụng Card Onboard để tiết kiệm điện năng.

Còn ngược lại, máy tính của bạn sẽ tự động sử dụng Card rời khi bạn chạy các ứng dụng, phần mềm hoặc chương trình nặng để nhằm mục đích nâng cao hiệu suất làm việc của máy tính.

Và lẽ đương nhiên, trước khi bán ra thì trường thì nhà sản xuất đã thiết lập sẵn cho các bạn hết rồi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể là do máy tính của bạn bị lỗi hoặc cũng có thể là do bạn cài đặt thiếu driver … dẫn đến lỗi hệ thống không thể tự động chuyển sang Card màn hình rời khi bạn chạy các phần mềm hay ứng dụng nặng.

Vậy trong trường hợp này bạn phải xử lý như thế nào ? nếu bạn đang đặt ra câu hỏi bên trên và bạn đang bế tắc thì mời bạn theo dõi bài hướng dẫn sau đây nhé.

Đọc thêm:

#1. Kiểm tra xem máy tính đã có đầy đủ driver của Card màn hình hay chưa?

Okey ! Để xem máy tính của bạn đã cài đặt đầy đủ driver cho Card màn hình chưa thì bạn làm như sau:

Thực hiện:

Nhấn chuột phải vào Computer (This PC) => chọn Manage => chọn tiếp Device Manager => sau đó ở cột bên phải bạn hãy tìm đến phần Display adapter như hình bên dưới.

Dụng card rời Laptop

Nếu có 2 dòng như hình bên trên thì có nghĩa là máy tính của bạn đã được cài đặt driver đầy đủ rồi đó. Còn nếu chưa có thì sao ? Rất đơn giản thôi, bạn hãy vào bài viết này để cài đặt driver Card màn hình nhé.

#2. Thiết lập để tự động sử dụng Card rời khi chạy phần mềm bất kỳ

Có nghĩa là ngoài chế độ tự động chuyển sang sử dụng Card rời khi sử dụng các phần mềm nặng do nhà sản xuất thiết lập sẵn cho bạn ra, thì bạn có thể tự thiết lập theo ý của bạn.

Thực hiện:

Nhấn chuột phải vào màn hình Desktop => chọn Configure Switchable Graphics như hình bên dưới. Nếu như ở menu chuột phải không có thì bạn có thể tìm kiếm thông qua thanh Search có trên Windows.

Note: Đây là phần Config của Card rời AMD, các hãng card rời khác bạn làm hoàn toàn tương tự nhé.

Dụng card rời Laptop

Cửa sổ cấu hình hiện ra, tại phần Graphics Settings có các lựa chọn như:

  • High performance
  • Power saving.
  • Based on power source.

=> Chọn High performance đối với các ứng dụng/phần mềm mà bạn muốn nó sử dụng Card rời => sau đó nhấn Apply để áp dụng thay đổi.

Dụng card rời Laptop

Tương tự đối với Card màn hình NVIDIA

Dụng card rời Laptop

Bạn có thể vào phần quản lý của nó thông qua Menu chuột phải.

Dụng card rời Laptop

Đây là phần giao diện cấu hình của Card NVIDIA. Tại đây bạn có thể chọn Auto-select để máy tính tự động chuyển sang Card rời khi sử dụng các ứng dụng nặng.

Hoặc là bạn có thể chuyển qua tab Program Settings nếu như bạn muốn thiết lập thủ công các ứng dụng/phần mềm sẽ sử dụng Card rời.

Dụng card rời Laptop

#3. Lời kết

Okey, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách thiết lập tự động sử dụng Card màn hình rời khi sử dụng các phần mềm hoặc các chương trình nặng rồi nhé.

Một thủ thuật nhỏ nhưng mình nghĩ là rất hữu ích trong nhiều trường hợp 😀 Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Bộ vi xử lý đồ họa GPU (Graphic ProcessingUnit) là thành phần rất quan trọng nằm bên trong card màn hình quyết định đến sức mạnh đồ họa.

Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình của máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể sử dụng được máy tính. Mọi máy tính xách tay đều phải có bo mạch đồ họa.

Ngày nay, các hãng sản xuất card đồ họa gần như thống nhất về cách đặt tên chung theo quy chuẩn được đưa ra. Tên sẽ được đặt theo quy tắc:

Hãng sản xuất - series sản phẩm - dòng sản phẩm - thế hệ / phiên bản sản phẩm (thế hệ càng cao là sản phẩm càng mới, sản phẩm có hiệu xuất cao hơn và tiết kiệm được năng lượng).

Ví dụ như: "NVIDIA GeForce GT 840M" thì trong đó:

  • NVIDIA : Hãng sản xuất.
  • GeForce: Series sản phẩm.
  • GT: Dòng sản phẩm, đối với các sản phẩm có đuôi GTX là mạnh nhất của Series GeForce.
  • 8 : Thế hệ / phiên bản sản phẩm.
  • 4X : Sức mạnh của sản phẩm, nếu số càng về sau càng lớn, GPU càng mạnh.
  • M: là viết tắt của Mobile dòng dành cho Laptop, các thiết bị có khả năng di động. GPU M được thiết kế lại từ các GPU dành cho máy tính để bàn, có diện tích nhỏ hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn và vẫn đảm bảo được hiệu suất cho GPU.
  • NVIDIA: Phát triển bộ xử lý đồ họa (GPU) và công nghệ chipset cho các máy trạm, máy tính cá nhân và các thiết bị di động lâu năm, được nhiều game thủ biết đến với chipset GeForce, Quadro, và công nghệ SLI.
  • AMD: Năm 2006, ATI và AMD sát nhập với nhau. ATI technologies Inc là một nhà thiết kế lớn và chuyên sản xuất chipset chuyên dùng cho bo mạch chủ, đồ hoạ và TV. Có thể nói ATI đang là đối thủ đáng gờm đối với NVIDIA về việc sản xuất chipset cho card đồ hoạ mạnh chuyên dụng cho chơi game, được nhiều game thủ biết đến với chipset Radeon và công nghệ CrossFire X.

"Tên Số" càng lớn không phải lúc nào cũng có nghĩa là sản phẩm đó càng mạnh. Ví dụ điển hình bên dưới đây:

So sánh NVIDIA GeForce GT 740M NVIDIA GeForce GT 650M:

  • GT740M là dòng sản phẩm thế hệ thứ 7, sản xuất trên công nghệ mới hơn tiết kiệm điện năng hơn, cụ thể là chỉ tốn 33 Watts so với 45 Watts trên GT 650M, đồng thời đi kèm 2Gb RAM nên rộng rãi hơn về bộ nhớ hơn 1Gb RAM của GT 650M.
  • GT 650M là dòng sản phẩm thế hệ thứ 6, tuy thua thiệt về RAM nhưng bù lại lại có tốc độ xử lý cao hơn từ đó cho phép GPU có khả năng dựng hình cao hơn so với GT 740M.

So sánh GeForce GT 800M SeriesGT 900M Series (là những dòng sản phẩm mới nhất của NVIDIA dành cho Laptop):

GeForce GT 800M Series GT 900M 
Sử dụng cấu trúc mới Maxwell (Trừ GT) cho khả năng xử lý đồ họa vượt trội, nhanh hơn 40% so với thế hệ cũ GeForce GT 700 seriesso với cấu trúc Kepler trước đó.

NVIDIA GeForce 940M là card đồ họa tương thích DirectX 11 và được dựa trên kiến trúc Maxwell của Nvidia (chip GM108) và công nghệ 28 nm.

NVIDIA đã chia Series này thành 2 dòng sản phẩm rõ rệt.

  • GT 820M – GT 830M- GT 840 M: là dòng sản phẩm phục vụ các tác vụ trung bình, có hiệu năng khá, hỗ trợ những tính năng cơ bản, hiệu suất ổn định.
  • GTX 850M – GTX 860M – GTX 870M- GTX 880M: Là những con quái vật GPU trên Laptop với hiệu năng cao, mạnh mẽ, có khả năng hoạt động mạnh cùng với bộ nhớ RAM lớn mang lại sự trình diễn tuyệt vời cho laptop.
Đối với gia đình 900 series gồm có: Geforce920M, Geforce 930M, Geforce 940M, Geforce GTX 950M, Geforce GTX 960M, GeforceGTX 965M, Geforce GTX 970M, Geforce GTX 980M.

Các tính năng cơ bản như: Optimus, PhysX, CUDA, FXAA, Direct Computer cho phép người dùng chơi các game cao cấp với trải nghiệm trung bình. 

Hãng bổ sung nhiều tính năng mới như: .

  • Kĩ thuật khử răng cưa đa pixel.
  • Hệ thống dựng tia sáng mới, hỗ trợ tốt hơn cho hình ảnh thực tế ảo.
  • Tương thích HDMI 2.0. 
  • Cho phép xuất hình ảnh độ phân giải 4K ở tốc độ 60fps.
800 Series GTX thuộc phân khúc cấp cao đòi hỏi khả năng xử lý cực mạnh trên Laptop.  

 Phần mềm kiểm tra sức mạnh đồ họa 3D Mark Vantage đã chỉ ra:

  • GTX 880M đạt sấp sỉ 35000 điểm cao gần gấp đôi người anh em GTX 850M
  • GTX 850M cũng không làm bạn thất vọng, nó có thể kéo tốt các game kinh điển hiện nay mà không gặp phải các trở ngại. 
  • Geforce 940M cung cấp lên tới 384 đơn vị đổ bóng cũng như 2 GBbộ nhớ DDR3 (64 bit, 2000 MHz). Xung nhịp Geforce 840M được đánh giá thấp hơn Geforce 940M 1 chút.
  • GTX 950M cung cấp 640 đơn vị đổ bóng ở tốc độ 914 MHz (+ Boost) cũng như bộ nhớ GDDR5 nhanh(128 bit, 5000 MHz hiệu quả, 80 GB / s). So với thế hệ trước đây GTX 850m , GTX950M tốc độ cao hơn một chút. 
Hiện nay các sản phẩm laptop Asus, dell,HP, Lenovo, Acer... chủ yếu dùng card đồ họa 800 Series GT

Các sản phẩm Asus K401, K501,GL552JX-XO093D,GL552JX-DM144H và nhiều sản phẩm mới khác hiện đang được ứng dụng card đồ họa 900 series.

AMD tích cực ra các sản phẩm cao cấp có hiệu năng cao nhưng không vì thế mà họ quên các khách hàng có nhu ở mức trung và thấp của mình. Vào đầu 2014 AMD đã giới thiệu hàng loạt GPU giá rẻ, hiệu năng tốt như:

Dành cho người cho nhu cầu thấp: 

  • AMD Radeon R5 M230: Có bộ xử lý thấp hơn đi kèm với bộ nhớ 1Gb cho hiệu năng vừa đủ cho các công việc văn phòng nhẹ nhàng, lướt web, Photoshop... và chơi một số dòng game cơ bản, xem phim Full HD mượt mà.
  • AMD Radeon R5M240: Nâng cấp bộ nhớ RAM từ 1 – 2Gb, điều này sẽ giúp Laptop của bạn "dễ thở" hơn trong các việc có tác vụ hoặc game nặng. R5 M240 là đối thủ ngang tầm với NVIDIA GeForce820M.

Dành cho người có nhu cầu ở tầm trung trong các dòng Laptop - AMD Radeon HD R7 M265

  • Một GPU tầm trung có thể sánh ngang với NVIDIA GeForce 840M và cùng bộ nhớ RAM 2GB giúp bạn có thể chiến một số game đỉnh hiện tại ở mức MEDIUM mượt mà.
  • Đây cũng là một sự lựa chọn khá tốt cho ai muốn lựa chọn cho mình một chiếc Laptop đủ chiến nhưng giá thành phải chăng.

Cả Nvidia lẫn AMD/ATI đều có những thất bại, thành công và đặc biệt là sở hữu những thế mạnh cho riêng mình. 

  • Nvidia: sở hữu thế mạnh về nền tảng kỹ thuật và công nghệ (3D, PhysicX, CUDA).
  • AMD/ATI: Thế mạnh đó chính là giá thành. Tuy nhiên giá cả phải chăng nhưng hiệu quả vẫn cao. Ở mỗi phân cấp thị trường, AMD/ATI đều có sản phẩm với sức mạnh ngang ngửa đối thủ Nvidia.  Đó là còn chưa kể đến một số công nghệ độc quyền có giá trị như: ATI Stream, ATI Eyefinity.

Xem thêm một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây, Điện máy XANH đã giới thiệu đến các bạn một số loại Card đồ họa rời trên laptop cùng những ưu và nhược điểm của chúng. Hy vọng bạn có thêm nhiều sự lựa chọn.